What's new

[Chia sẻ] Một mình lọ mọ Quế Lâm - Dương Sóc - Hưng Bình - Nam Ninh

Status
Not open for further replies.
Trong box Diệu kỳ Châu Á đã có 2 topic về Quế Lâm và Dương Sóc, 1 của bác Chitto, 1 của bác Chaien. PeterPan vừa một mình lọ mọ Quế Lâm - Dương Sóc - Hưng Bình - Nam Ninh trong 1 tuần, nay xin được chia sẻ về những khía cạnh khác, những hình ảnh hơi khác một chút về các địa danh trên.

Lịch trình chi tiết (từ 19/02 tới 25/02)

Ngày 1: đi xe Hoa Thêm từ Hà Nội tới Hữu Nghị Quan (80k VND), qua cửa khẩu bắt taxi vào Bằng Tường (20 Y), mua vé xe khách Bằng Tường - Nam Ninh (80 Y), tới Nam Ninh lại lên xe khách thẳng tiến Quế Lâm (115 Y).

Ngày 2: Mua bản đồ Quế Lâm rồi dạo 1 vòng quanh thành phố bằng đi bộ kết hợp xe lôi, các điểm đến lần lượt là Tượng Sơn (núi con voi), công viên Tây Sơn, Tĩnh Giang Vương Thành, công viên Thất Tinh và Nhật Nguyệt Song Tháp trên hồ Sam. Tất cả đều là dạo qua phía ngoài (trừ công viên Tây Sơn là vào cửa vì được... miễn phí) với mục đích vừa đi vừa ngắm phố phường, vừa nắm được những tuyến phố chính của Quế Lâm.

Ngày 3: Mua vé đi tàu trên sông Li (45 Y) để ngắm Tượng Sơn và các cảnh đẹp khác ở đôi bờ dòng sông trong địa phận Quế Lâm. Buổi chiều, vào công viên Thất Tinh (70 Y) để xem hang động cùng tên và núi Lạc Đà cùng một số cảnh đẹp khác. Buổi tối, trả phòng tại Youth Hostel Xiao Yang Lou rồi ra bến xe để tới Dương Sóc (15 Y). Đến nơi, vớ ngay được một bạn "cò" du lịch khá dễ thương nên kiếm được khách sạn rất ổn với giá chỉ 50Y/ngày.

Ngày 4: Sáng, dạo chơi tại phố Tây. Chiều, lên xe buýt để đi 17km từ Dương Sóc tới Hưng Bình (7 Y) sau đó lên thuyền đi ngắm cảnh sông núi nổi tiếng của vùng này (đã được in lên tờ 20 Y của Trung Quốc). Chiều muộn, về lại Dương Sóc vẫn bằng xe buýt rồi lên xe lôi đi ngắm núi Mặt Trăng. Tối, đi xem show diễn "Impression of Liu san jie" do Trương Nghệ Mưu đạo diễn. Xem "chui" một cách ly kỳ nên chỉ hết 40 Y so với giá vé thấp nhất là 168 Y (các mức vé khác lần lượt là 320 Y và 688 Y).

Ngày 5: Từ Dương Sóc về Quế Lâm bằng xe khách (15 Y), tới Quế Lâm lại bắt tàu về thẳng Nam Ninh (65 Y). Tối, tới Nam Ninh và nhận phòng tại khách sạn Nghênh Tân (đối diện ga), sau đó đi chén tại phố ẩm thực Trung Sơn.

Ngày 6: Làm 1 vòng Nam Ninh với công viên Nam Hồ (free), tượng đài con voi và trèo lên Royal Plaza (tòa nhà 59 tầng, cao nhất Nam Ninh) để ngắm toàn cảnh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (vé vào cửa là 50 Y). Chiều, lọ mọ dạo phố đi bộ mua sắm. Tối, ra bờ sông ngắm pháo hoa.

Ngày 7: Đi tàu Nam Ninh - Bằng Tường (30 Y), taxi Bằng Tường - Hữu Nghị Quan (20 Y), xe khách Hoa Thêm từ Lạng Sơn về Hà Nội (80k VND). Kết thúc chuyến đi một mình lọ mọ.

Tổng chi phí: 1200 Y (không bao gồm phí Visa vì đã có sẵn :D).

Demo 1 tấm ảnh non nước Quế Lâm (đây chính là hình ảnh đã được đưa lên tờ 20 Y của Trung Quốc):

xingping.jpg
 
Last edited:
Chương trình biểu diễn "Ấn tượng chị Ba Lưu" (tiếp)

Khi ấn tượng về màn biểu diễn thứ tư còn chưa hết, người xem lại thêm một lần trầm trồ bởi màn thứ năm mang tên Silvery Impression: Performance Grand Ceremony. Đây là một màn múa tái hiện lại một nghi lễ truyền thống mà theo tương truyền thì có từ thời chị Ba Lưu. Khoảng 200 cô gái người dân tộc Choang cùng nhau tạo thành một cây cầu bắc ngang khúc sông Li.

Đặc biệt hơn, họ mang những bộ trang phục màu sáng bạc có thể tắt bật theo nhịp điệu âm thanh, có lẽ đó là những chuỗi bóng đèn được gắn lên quần áo. Chính nhịp điệu tắt bật của những chiếc bóng đèn đã tạo nên những hiệu ứng hình ảnh và ánh sáng vô cùng thú vị. Sau màn thứ tư được coi là màn diễn mang tinh thần chủ đạo của cả chương trình thì màn thứ năm có thể được coi là màn đinh khiến khán giả có thể nhớ thật lâu, thật lâu...

PeterPan đặc biệt thích màn biểu diễn này vì nó tạo cảm giác mới lạ. Trương Nghệ Mưu quả là bậc thầy trong những kiểu sáng tạo như thế này. Thế nên cũng chẳng có gì là khó hiểu khi địa phương nào ở Trung Quốc cũng cố gắng kéo đạo diễn Trương về để dàn dựng một show diễn ra trò nhằm tạo nên thương hiệu gắn liền với tên tuổi của vùng đất ấy.

liusanjie43.jpg



liusanjie44.jpg



liusanjie45.jpg



liusanjie46.jpg



liusanjie47.jpg



liusanjie48.jpg



liusanjie49.jpg
 
Chương trình biểu diễn "Ấn tượng chị Ba Lưu" (tiếp)

Thêm vài ảnh về màn biểu diễn thứ năm:

liusanjie50.jpg



liusanjie51.jpg



liusanjie52.jpg



liusanjie53.jpg



liusanjie54.jpg



liusanjie55.jpg



liusanjie56.jpg
 
Tối ở phố Tây

Xem xong show "Ấn tượng chị Ba Lưu", PeterPan lại lên chiếc xe lôi của vợ chồng chị A Li để ngược trở lại trung tâm Dương Sóc. Tạm biệt hai vợ chồng bạn "cò" du lịch đã đi cùng suốt 2 ngày tại Dương Sóc, PeterPan rảo bước về phố Tây.

Buổi tối, phố Tây chính là trái tim của Dương Sóc. Những gì sôi động nhất, rực rỡ nhất và náo nhiệt nhất đều có ở đây. Suốt chiều dài cả cây số của con phố Tây (phố ở phía Tây chứ không phải là phố Tây ba lô), người ta tận dụng không sót một góc nhỏ nào để mở các sạp hàng bán đủ mọi thứ đồ lưu niệm, hoa quả, bánh kẹo,...

Những mặt hàng lưu niệm ở phố Tây rất đa dạng và ngay cả một người không hứng thú với mua sắm như PeterPan thì cũng không thể không rút ví ra. PeterPan mua một bộ 4 chiếc lọ thủy tinh có những bức tranh được các nghệ nhân khéo léo vẽ ở mặt trong kèm theo cả chữ viết tên từng người trong gia đình

photay1.jpg

Phố Tây.

photay2.jpg

Những hình thù ngộ nghĩnh và... kỳ dị được khéo léo tạo nên từ những sợi thép.

photay3.jpg

Những bức tranh được vẽ rất đẹp ở mặt trong của những chiếc lọ bé xíu.

photay4.jpg

Một loại chè gì đó, PeterPan có nếm thử nhưng không ấn tượng lắm.

photay5.jpg

Người họa sỹ này vẽ rất đẹp dù ông thiệt thòi hơn phần lớn chúng ta.

photay6.jpg

Đoạn cuối phố Tây là khu ẩm thực đêm.

photay7.jpg

Vẫn là các món nướng, món rán đặc trưng của các bạn Tàu.
 
Tối ở phố Tây (tiếp)

Lọ mọ một mình nên lành nhất là đi lang thang chụp choạch lại cảnh dân tình dạo phố (mà biết đâu mình cũng lọt vào ống kính của ai đó không chừng :-D).

photay8.jpg

Quán cafe "chảnh" nhất tại Dương Sóc.

photay9.jpg

Một quán chuyên bán nước ngô ép, 1 cốc bằng 3 bắp ngô :-D.

photay10.jpg

Em gái Dương Sóc bên khung cửi.

photay11.jpg

Trăng mùng 9 Tết ở Dương Sóc.

photay12.jpg

Đây có phải là tơ tằm không nhỉ?

photay13.jpg

Thật thú vị được thấy lại kiểu vẽ tranh bằng kẹo mà PeterPan đã từng gặp ở Thành Đô.

photay14.jpg

Một loại bánh bột đặc trưng của Trung Quốc, PeterPan cũng đã nhìn thấy tại phố Cẩm Lý ở Thành Đô.
 
Tị yên hồ

Hôm vừa rồi về nhà, PeterPan lấy mấy chiếc lọ thủy tinh nhỏ mua ở Dương Sóc ra ngắm kỹ, thấy thú vị vô cùng. Lại lọ mọ tìm kiếm thông tin về loại hình nghệ thuật độc đáo này của các bạn Tàu, mới biết là có nhiều điều hay ho (cảm ơn Littlefoot đã góp 1 tay trong vụ này nha :)).

Tị yên hồ (bi yan hu) có nghĩa là chiếc lọ nhỏ đựng bột thuốc lá. "Sự tích" của tị yên hồ thì là thế này:

Những chiếc lọ đựng bột thuốc lá được người Trung Quốc sử dụng từ đời nhà Thanh. Ở triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, việc hút thuốc lá là bất hợp pháp nhưng việc sử dụng bột thuốc lá lại được cho phép vì các bạn Tàu quan niệm bột thuốc lá là một phương thuốc để chữa những bệnh thông thường như cảm mạo, đau đầu hay rối loạn tiêu hóa. Ngày đó, bột thuốc lá thường được đựng trong những chiếc lọ thủy tinh nhỏ giống như những loại thuốc khác. Cùng thời đó, người Châu Âu cũng sử dụng và lưu trữ bột thuốc lá theo cách tương tự.

photay20.jpg

Những chiếc tị yên hồ được trưng bày tại Bảo tàng Anh quốc tại London. Những chiếc tị yên hồ này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (gốm sứ, thủy tinh, gỗ...) và cũng có những hình thức trang trí rất đa dạng. Ảnh: Wikipedia.

Từ giữa cho tới cuối thế kỷ 16, thuốc lá đã xuất hiện tại thành Bắc Kinh. Trước thời nhà Thanh, người ta dùng những ống dài để hút thuốc lá. Sau này, việc sử dụng bột thuốc lá và tị yên hồ dần lan rộng ở tầng lớp thượng lưu và vào cuối thế kỷ 17 thì nó trở thành một phần của những nghi lễ xã hội. Vai trò của bột thuốc lá và tị yên hồ không hề thay đổi trong gần như suốt thế kỷ 18. Và như một tất yếu, việc sử dụng bột thuốc là và tị yên hồ đã đi vào đời sống thường ngày của mọi giai tầng trong xã hội Trung Quốc thời đó chứ không chỉ còn bó hẹp trong tầng lớp thượng lưu. Để mở đầu câu chuyện với bạn bè hay người thân, người ta sẽ dùng một nhúm bột thuốc lá như một cách phổ biến nhất. Trong dòng chảy của thời cuộc, tị yên hồ cũng nhanh chóng trở thành một thứ đồ trang sức để thể hiện đẳng cấp. Những người sành điệu nhất là những người sở hữu được những chiếc tị yên hồ quý hiếm và đẹp nhất. Bởi vậy, việc sản xuất tị yên hồ đã đạt được đỉnh cao trong thế kỷ 18.

Từ một vật được dùng để đựng bột thuốc lá, những chiếc tị yên hồ đã trở thành nơi gửi gắm những tác phẩm nghệ thuật độc đáo dưới những bàn tay tài hoa. Không chỉ là sử dụng những chất liệu quý trong quá trình sản xuất hay khắc những hoa văn tinh xảo ở mặt ngoài, người Trung Quốc còn tìm tới một cách thể hiện khác: vẽ những bức tranh ở mặt trong của những chiếc tị yên hồ bằng thủy tinh. Những người thợ khéo léo sẽ dùng một cây bút được thiết kế đặc biệt để vẽ lên mặt trong của tị yên hồ và tất nhiên, họ phải vẽ... ngược.

photay21.jpg

Một chiếc tị yên hồ với tranh vẽ ở mặt trong. Ảnh: Wikipedia.

Những thăng trầm của nhà Thanh gắn liền với sự suy giảm của việc sản xuất tị yên hồ. Thậm chí, những chiếc tị yên hồ gần như đã vắng bóng trong một thời gian dài. Ngày nay, nghệ thuật vẽ tranh tị yên hồ đã được khôi phục và phần lớn để phục vụ nhu cầu của lượng khách du lịch khổng lồ đổ tới Trung Quốc hàng năm.

(Thông tin được dịch và tham khảo từ Wikipedia)

photay15.jpg

Người thợ vẽ tranh tị yên hồ trên phố Tây.

photay16.jpg

Cẩn thận và tỉ mỉ từng nét bút.

photay17.jpg

Các bức tranh và nét chữ luôn được viết ngược để có thể nhìn bình thường từ phía ngoài.

photay18.jpg

Hầu hết những chiếc tị yên hồ ở Dương Sóc đều đã có tranh vẽ sẵn, du khách chỉ cần yêu cầu viết thêm chữ theo ý muốn.

photay19.jpg

Một cửa hàng bán tranh vẽ tị yên hồ.
 
Ngày 5: Dương Sóc - Quế Lâm - Nam Ninh

Ngày thứ 5 của hành trình là một ngày di chuyển liên tục.

Sáng bắt xe từ Dương Sóc về Quế Lâm với giá 15Y/người. Cũng có xe chạy thẳng Dương Sóc - Nam Ninh, tuy nhiên, hàng ngày chỉ có 1 chuyến duy nhất khởi hành lúc 07h20 (thông tin này PeterPan hỏi tại các văn phòng du lịch). Xe Dương Sóc - Quế Lâm thì rất sẵn, liên tục nhiều chuyến trong ngày, bắt khách liên tục trên đường ở bất cứ chỗ nào có thể. Xe chạy khoảng 1 tiếng rưỡi thì về tới Quế Lâm.

Từ Quế Lâm, có 2 cách về Nam Ninh. Cách thứ nhất là đi xe khách với giá 115Y/người, thời gian di chuyển khoảng 4 giờ 20 phút. Cách thứ hai là đi tàu với giá vé 65Y/người và khoảng 5 tiếng di chuyển. Như vậy, với thời gian không chênh quá nhiều, đi tàu là phương án tiết kiệm hơn tới 50Y. Tuy nhiên, trong những dịp lễ tết, nên lưu ý việc đường sắt Trung Quốc sẽ bán cả vé... đứng với giá bằng vé ngồi. PeterPan không biết việc này nên đã mua phải vé đứng và phải biến chiếc vali thành ghế suốt 5 tiếng trên tàu. PeterPan đi đúng dịp cuối kỳ nghỉ Tết âm nên tàu rất đông, chật cứng không còn 1 chỗ trống, kể cả... lối đi và cầu thang.

Rời Dương Sóc lúc 09h00 sáng, PeterPan về tới Nam Ninh lúc 17h00. Một ngày di chuyển thật mệt mỏi...

nanning1.jpg

Cảnh người chen người trên toa tàu tuyến Quế Lâm - Nam Ninh.

nanning2.jpg

Tàu chạy qua ga Liễu Châu (Liuzhou). Hẳn bạn đã nghe câu: "Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu."

nanning3.jpg

Đoàn tàu tuyến Quế Lâm - Nam Ninh gồm các toa tàu 2 tầng chạy trên khổ đường ray 1m435 với tốc độ lên tới 160km/h.

nanning4.jpg

Dòng người nườm nượp đổ về Nam Ninh sau kỳ nghỉ Tết âm.
 
Bác Peterpan có thể cho biết khách sạn bác ở tại Yangshuo có tên là gì không và chi phí ngồi thuyền tại Xingping là bao nhiêu không?
Cám ơn bác nhiều
 
Chào bạn lyducminh,

Tên khách sạn mà PeterPan ở tại Yangshuo là Wuzhou, vị trí cụ thể thì bạn có thể xem lại hình vẽ bản đồ Yangshuo mà PeterPan đã đưa ở trang trước. Chi phí ngồi thuyền thì nhất thời PeterPan không thể nhớ ra vì tính gộp chung vào tiền di chuyển và tham quan trong cả ngày với bạn "cò".

Nếu tìm lại được thông tin chính xác về chi phí ngồi thuyền tại Xingping, PeterPan sẽ cập nhật ngay cho bạn biết.
 
Last edited:
Sau chuyến đi Nam Ninh-Quế Lâm-Dương Sóc đợt 30-4-2012 vừa rồi, em vô cùng, rất nà, cực kỳ... cảm ơn bác PeterPan, bác Chitto và một vài các bác khác đã chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích về những nơi trên.
Đặc biệt hơn một chút, chuyến đi của bọn em (4 bạn nữ) có sự giúp đỡ nhiệt tình về chỗ ăn, ở của 1 người bạn Trung quốc (bạn em) nhà tại Dương Sóc thế nên chi phí đã giảm đi rất nhiều, đồng thời lại có thêm rất nhiều kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm thú vị về con người, cuộc sống, văn hóa ẩm thực ở nơi đây. Em cũng xin trình bày một vài kinh nghiệm để có gì bác nào cũng có chung tư tưởng tự đi chơi NN-QL-DS như mấy đứa bọn em thì cũng đỡ lạ lẫm:)

Chân thành cảm ơn bác PeterPan lần nữa!
 
Nam Ninh, Quế Lâm,Dương Sóc, chúng tôi đã bị quyến rũ từ rất rất lâu rồi…Đợt Tết vừa rồi đã hứa hẹn sẽ đi nhưng vì quá nhiều lý do mà phải hoãn lại, và thật sự may mắn, thời điểm 30-4 lại là khoảng thời gian tuyệt vời khi tới đây, về thời tiết, cảnh vật, môi trường… Tôi sang đây đã hết hẳn chứng đau họng, rát cổ buổi tối:D
Chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi này khá lâu, ít nhất là 1 tháng để đọc, tìm hiểu, lên chi phí, lịch trình…
May mắn hơn cho chúng tôi là người bạn tuyệt vời của tôi tên là Thạch Thi Từ - mà tên được chúng tôi hay tạm dịch: vần thơ viết trên đá :D cũng đã đồng ý về thăm quê nhà tại Dương Sóc và làm hướng dẫn viên miễn phí cho toàn bộ thời gian ở Dương Sóc của chúng tôi (sau chuyến đi thì mới biết là: bạn ấy ko hề có chút thời gian riêng tư nào cho gia đình, vì lúc nào cũng có chúng tôi 4 đứa bám càng)
Ban đầu với niềm tin mãnh liệt rằng đi du lịch Trung Quốc chắc cũng đơn giản. Thứ nhất bởi vì đã có ít nhất 2 cô nàng trong nhóm đã từng đi Thái, đi Sing và đều bảo rằng đi đơn giản lắm, có gì phức tạp đâu. Thứ hai là 2 cô còn lại thì cũng đã từng đi du lịch trong nước khá nhiều, có thể tự lo mọi thứ được. Tuy nhiên, sau chuyến đi 5 ngày 6 đêm này, chúng tôi mới nhận ra 1 điều rằng: Ở trung quốc ko đơn giản như thế. Và vấn đề mà tôi đang muốn nói tới chính là: Người Trung Quốc không thèm học Tiếng Anh, và nếu mà bạn cứ đinh ninh tự tin rằng vốn ngoại ngữ của mình cực kỳ tốt (trừ tiếng Trung ra)thì cũng chả xi nhê gì khi bạn đi du lịch TQ đâu nhé. Hãy cẩn thận!
Tôi sẽ bắt đầu với lịch trình:
Chúng tôi chọn đi chơi ở Dương Sóc trước căn bản vì:
- Theo như bạn Từ của chúng tôi, muốn xem Quế Lâm đẹp như thế nào, chỉ cần đi Dương Sóc thôi là đủ. Chúng tôi đã háo hức như thế đấy
- Thứ 2 là: do đây là kỳ nghỉ , nên Bạn Từ của chúng tôi cũng muốn về thăm bố mẹ đầu tiên.
- Thứ 3: là do ko đứa nào giỏi tiếng Trung cả, chỉ bập bẹ được vài câu, nên trước tiên sẽ phải có người phiên dịch.
- …
Lịch trình dự kiến tóm tắt:
Ngày Giờ Nội dung chính
thứ 5 (26/4/2012) 21h Tập trung tại Ga Gia Lâm
21h40 Lên tàu
thứ 6 (27/4/2012) Nam Ninh-Dương Sóc
9h30 có mặt tại Ga Nam Ninh. Mua vé chiều về
9h30-12h -đi xe bus từ Ga Nam Ninh-bến xe Lãng Đông chuẩn bị đi QL

12h xuất phát đi QL
17h có mặt tại bến xe Quế Lâm
17h-17h30 Tìm hostel tại Quế Lâm, đặt phòng
18h lên xe đi Dương Sóc
19h30 có mặt tại Dương Sóc
19h30-đêm ăn chơi tại DS
Thứ 7 (28/4/2012) Chơi tại Dương Sóc
CN (29/4/2012) Dương Sóc - Quế Lâm
7h-16h Chơi ở Dương Sóc
16h lên xe đi Quế Lâm
17h30 Có mặt tại Quế Lâm
17h30-tối Chơi tại Quế Lâm

thứ 2 (30/04/2012) Chơi tại Quế Lâm cả ngày
Tối ngủ ở Quế Lâm
thứ 3(01/05/2012): Nam Ninh-Hà Nội
7h Lên xe đi Nam Ninh
13h có mặt tại Nam Ninh
13h-16h chơi tại Nam Ninh
17h Có mặt tại Ga Nam Ninh
17h30 lên tàu về HN

Lịch trình của chúng tôi gần như y chang giờ giấc theo kế hoạch đặt ra vì cũng đã tìm hiểu rất rõ về giờ tàu chạy, giờ xe ô tô nên khá chủ động. Quả là có tìm hiểu có khác ^^, tận dụng và tiết kiệm tối đa thời gian luôn)
Lịch trình thực hiện cụ thể hơn như sau:
Hà Nội – Nam Ninh –Quế Lâm - Dương Sóc – Nam Ninh - HN
1. THỜI GIAN: tối thứ 5 (26/4/2012)- tối thứ 3 (1/5/2012)
2. CUNG ĐƯỜNG :
Ngày 1: thứ 5 (26/4/2012) Hà Nội- Nam Ninh:
- 21h có mặt tại ga Gia Lâm (gần cầu Long Biên). Yêu cầu mọi người về nhà ăn tối sớm, thu dọn hành lý gọn gàng, khoảng 8h15 đi taxi từ nhà thì 9h tới ga Gia Lâm là vừa. -> chuẩn ko cần chỉnh theo đúng dự kiến :D
Ngày 2: thứ 6 (27/4/2012) Nam Ninh- Dương Sóc. (đi mất khoảng 5h xe ô tô)
- 9h30 sáng giờ VN tức 10h30 giờ Trung quốc: có mặt ở ga Nam Ninh. Tôi đổi giờ đồng hồ luônJ
- 10h30-11h30: ăn sáng+trưa tại ga. Ăn giống kiểu cơm 123, hoặc ABC bên mình, dễ ăn, ngon mắt.
- 11h40: Bắt xe bus từ ga Nam Ninh tới bến xe Lãng Đông. Thời gian đi mất khoảng 1h trong thành phố nếu bị tắc đường thì có thể mất thời gian lâu hơn. Chúng tôi đi khoảng 45’, xe bus 06 vào thẳng trung tâm TP, vì trưa nên ít người, xe thoáng. Đặc biệt là 4 cô gái, mỗi cô 1 valy to tướng và thoải mái xách lên ko ai nói gì.
- Nếu đi taxi thì là 50 tệ (chỉ có xe taxi 4 chỗ) (đi mất khoảng 40 phút). Xe bus là 1-2 tệ (đi mất khoảng 1h). xe có điều hòa (như xe 06 này) thì vé là 2 tệ.
- 12h45: có mặt tại bến xe Lãng Đông, chuẩn bị lên xe ô tô đi Quế Lâm.
- Bến xe này to dã man, và đông khủng khiếp, chúng tôi vật vã và phải chờ khá lâu mới mua được vé (xếp hàng ngay ngắn nữa). Xe đi Quế Lâm rất nhiều, 15’ có 1 chuyến và rất sạch sẽ.
- 17h30 tới Quế Lâm. mấy tuyến xe này sạch sẽ và văn minh, chỉ dừng lại giữa đường 1 lần và cũng chỉ có 1 điểm duy nhất được dừng lại để đi vs và mua đồ ăn uống.
(Ghi chú: lúc 12h trưa ko có xe trực tiếp từ Nam Ninh-Dương Sóc mà phải đi NN-Quế Lâm, rồi Quế Lâm-DS, hoặc sẽ phải chờ tới 3h chiều có xe trực tiếp từ NN-DS thì lúc tới DS là khoảng 9h tối nên không nên đi)
- 18h30: có mặt tại Quế Lâm, chúng tôi có hơi tắc đường 1 chút, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều.
- 18h30-19h30: bố bạn Từ đi xe con đón chúng tôi tại bến xe QL, chở thẳng về Dương Sóc.
- 19h30: Chúng tôi đã có mặt tại Dương Sóc, gặp mẹ bạn Từ, bạn thân của hai bác, và ngồi vào bàn ăn tại 1 nhà hàng (cũng là người quen) ăn cơm luôn:D.
- Sau khi ăn cơm xong, đi chơi Phố Tây.Tối ngủ
Ngày 3: Thứ 7 (28/4/2012): Đi chơi Dương Sóc
- Sáng: đi Thế ngoại đào viên. Giá vé:110 tệ/người.
- Trưa; ăn cơm tại nhà hàng, chiều đi Động Long, ghé qua chụp ảnh dưới chân núi Mặt Trăng, lúc về rẽ vào thăm Cây đa to.
- Tối: ăn cơm, lại tiếp tục đi chơi Phố Tây ^^ tới 10h. Sau đó đi xem Ấn tượng chị Ba Lưu diễn lúc 10h30. Tới 12h về nhà ngủ
Ngày 4: CN (29/4/2012): Chơi ở Dương Sóc, chiều lên Quế Lâm
- Sáng: đi mua đồ tại chợ (chợ ở đây là nơi có rất nhiều kiot bán mũ, vòng tay, hoa tai, kẹp tóc…. Vì là con gái nên chọn vô vàn đồ mà giá lại cực rẻ^^)
- Đi loanh quanh chơi ở Dương Sóc: Tòa nhà UBND thị trấn khá to đẹp, bên cạnh là nơi ở của 1 ông nhà thơ khá nổi tiếng (chúng tôi ko tìm hiểu trước nên cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa), tuy nhiên khá đẹp.
- 10h45 sáng: lên xe đi thị trấn Hưng Bình.
- Trưa: ăn cơm tại nhà hàng bên cạnh dòng sông Ly
- 13h30: lên xe ô tô đi vòng quanh thị trấn, và đi ra bến đò, xuống đò đi sang bên kia sông xem Cửu Mã Họa Sơn.
- 15h: lên xe ô tô con về Dương Sóc^^ rất may cho chúng tôi trong thời gian ở Dương Sóc, phương tiện đi lại chủ yếu là Corrola Altis :D và xe ô tô nhỏ của gia đình.
- 15h40: có mặt tại Dương Sóc, đi mua sữa lạc (được đóng hộp nhỏ 180ml như sữa vinamilk, vài loại bánh…)
- 16h30: chuẩn bị hành lý, lên xe altis lên Quế Lâm.
- 17h30; có mặt tại Quế Lâm, nhận phòng khách sạn.
- Tối: đi chơi tại Quế Lâm
Ngày 5: thứ 2 (30/04/2012): Chơi tại Quế Lâm
Ngày 6: thứ 3(01/05/2012): Về Nam Ninh, chuẩn bị về HN
- 7h sáng: dậy, chuẩn bị trả phòng.
- 8h: ăn sáng, check out
- 9h: có mặt tại bến xe Quế Lâm
- 9h30: lên xe đi Nam Ninh
- 13h15: có mặt tại bến xe Lãng Đông
- 13h30-14h15: có mặt tại ga Nam Ninh
- 14h15-18h: Chơi loanh quanh ga ^^
- 18h: vào ga, chuẩn bị về HN.
- 18h40: tàu xuất phát về HN, kết thúc chuyến đi thành công rực rỡ :D
To be continued:D
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,482
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top