What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Parque Cretacico

Khi chúng tôi đến đó vẫn còn hơi sớm, khu vực chưa mở cửa cho khách đến thăm, nên đành lang thang bên ngoài chụp ảnh.

10h sáng bảo tàng mới mở cửa, trong khi 12h là xe chúng tôi khởi hành ở bến xe, lại còn cần phải ăn trưa nữa chứ. Thế nên chúng tôi chỉ có 1 tiếng đồng hồ từ 10h đến 11h để thăm nơi này, thật quá ngắn cho một địa điểm đặc biệt. Tiếc rằng họ không mở cửa sớm hơn, phí phạm thời gian đến gần 1 giờ chờ ở bên ngoài. Lại không đủ thời gian để đến sát chân vách đá nổi tiếng kia.

Một giờ, chỉ đủ nghe giới thiệu thế này:

28638423954_a876a5ea73_c.jpg


Đi dưới bụng mô hình con khủng long cổ dài ăn lá khổng lồ này

29153321062_0f5a36a893_c.jpg


Ngắm nghía chú T-Rex - khủng long bạo chúa rất đẹp này

28638422754_d634d0c42d_c.jpg
 
Parque Cretacico

Trong bảo tàng còn nhiều nơi nữa, có cả khu vui chơi trẻ em, khu trưng bày hóa thạch các dấu chân, trứng khủng long,... nhưng chúng tôi không có đủ thời gian. Đành ngậm ngùi sớm rời khỏi nơi đây.

Bên ngoài hoa hoét tưng bừng luôn

29153320852_709aa2c5ac_c.jpg


Và bức ảnh chụp đủ cả đoàn, nhờ một anh chàng rất vui tính ở đó chụp hộ

29236361936_6d4e68d64a_c.jpg
 
Sucre

Quay trở lại trung tâm Sucre, chúng tôi chỉ còn 45 phút cho việc dọn đồ và ăn trưa, trước khi lên chuyến xe khách đi Uyuni.

Tính ra, chỉ ở thành phố này có hơn 24 giờ, nhưng kỉ niệm để lại dường như nhiều hơn thế. Khi chúng tôi đến là một buổi sáng nắng và lạnh, bên ngoài thì nắng hanh khô đến nứt da, mà trong bóng râm lại lành lạnh. Chỉ một ngày, mà có cả nắng và mưa, có cả lạnh và nóng.

Tôi nhớ là sau những ngày ở Rio, lúc đến đây, thấy cái sân rộng có nhiều dây phơi, lại có cả bồn giặt xi măng sạch sẽ, tất cả đều hào hứng lôi quần áo ra giặt và chăng đầy dây phơi, để hứng lấy mùi nắng hanh hao nơi đây. Tôi còn phải lấy dây của mình mang theo chăng thêm vài sợi dọc ngang để phơi cho đủ.
Thế rồi mệt mỏi với chặng đi buổi chiều, giấc ngủ sâu làm tất cả chẳng ai để ý nổi là giữa đêm có một cơn mưa to ập đến, và thế là đến sáng thì đám quần áo phơi ngoài trời đã thành đám giẻ sũng nước. Lại kì cụi vắt sạch và phơi lên, hi vọng không mưa nữa. Ban ngày không mưa nữa thật, nhưng nhiều mây, và thế là đám quần áo đó không khô hẳn được, may là không bốc mùi quá khó chịu.

Tôi nhớ đến cái ngân hàng nhỏ nơi tôi (là người giữ tiền góp của cả đoàn - cứ 2-3 ngày là thu một khoản chung) phải chui vào chui ra 2 lần để đổi tiền. Nơi ấy có anh chàng gác cửa to đùng cầm súng đứng canh, mà tôi không tiện chụp ảnh. Việc tính toán tỉ giá sao cho có lợi nhất cũng không dễ dàng.

Rồi cái quán ăn bản địa, nơi người dân hào hứng thấy lũ khách châu Á nói năng líu lo, gọi món này món kia rồi so sánh. À mà góc quán có nước sinh tố hoa quả khá ngon. Ở đây ngày nào chúng tôi cũng tính đến việc uống nước sinh tố cả, nhiều nhất là đu đủ, rồi dứa, ổi, xoài.... đều ngon cả.

Nhớ những đứa trẻ trên đồi trong sáng sớm, nhớ anh chàng vui tính ở bảo tàng, nhớ bà chủ nhà chậm chạp nhưng cẩn thận và tỉ mỉ hỏi han. Nhớ màu ngói đỏ, Sucre của một ngày tháng Hai...
 
Potosi

(21/2/2015) 12h30 chuyến xe khách chở chúng tôi khởi hành từ Sucre, đi về phía Tây Nam đến thị trấn Uyuni.

Đến 3h30, xe dừng nhanh ở thành phố Potosi, nơi đây cao hơn 4000 m so với mực nước biển. Từ đây chúng tôi thường xuyên ở trong khu vực cao trên dãy Andes, 4 đến 5 nghìn mét. Cũng may là di chuyển từ từ lên dần nên cũng quen dần, chứ nếu bay thẳng từ VN sang đây chắc cũng không ít người ngắc ngư.

Potosi từng là thành phố giàu có bậc nhất Nam Mỹ, nhưng chỉ là trong quá khứ. Giờ đây nó vẫn là thành phố di sản thế giới, nhưng đã mất đi rất nhiều sự giàu có ngày xưa

Xưa kia, dưới thời thực dân TBN, nơi đây có mỏ bạc lớn, và thành phố nhanh chóng phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên quý giá đó. Bạc được khai thác rất nhiều với sức lao động của hàng ngàn nô lệ châu Phi, cũng như nhân công bản địa. Khai khác xong bạc được chuyển xuống bờ biển để lên tàu về mẫu quốc.

Đến những năm 1800, nhu cầu về bạc giảm mạnh, kéo theo việc khai thác suy tàn, thành phố cũng không còn giữ được sự huy hoàng của nó. Tuy vậy hiện nay nó vẫn là thủ phủ cả vùng Potosi.

Chúng tôi không đi vào thành phố, xe chỉ dừng ở ngoài rìa, nơi đây các ngôi nhà xây gạch đỏ không trát vữa nổi bật dưới trời xanh ngắt.

28638421964_52b910e55a_c.jpg


29153316882_66e1110808_c.jpg
 
Last edited:
To Uyuni

Rời Potosi, xe chạy về phía Uyuni. Từ đây độ cao luôn trong khoảng 3500 - 4000 mét, tức là cũng tương đương các cung đường ở Tây Tạng.

Chỉ có điều ở đây xanh tốt hơn Tibet, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ hơn nên cây cỏ sinh sôi. Nhìn những đám mây trắng như những chú cừu khắp trời, khiến tôi nhớ đến Mongolia nửa năm trước, thảng hoặc là Tibet của thời xa hơn nữa.

28638421214_050617eaf9_c.jpg


Những triền đồi, xa xa là núi thênh thang

29153315972_daf4c8f942_c.jpg


28640387053_e443ffbf93_c.jpg
 
To Uyuni

Một cô gái Quechua trên xe. Xe chạy không êm, nên chụp bị lệch nét. Rất muốn chụp được những gương mặt Nam Mỹ, mà lại ngại vì họ không thích bị chụp ảnh.

28638415024_3d46da8368_z.jpg


Xe lại qua một thị trấn nữa, với một biểu tượng của người công nhân

28640387013_bde3f7df8c_z.jpg


Thị trấn này trở đi bắt đầu thấy đá khô cứng hơn nhiều. Trên đỉnh đồi kia là một pho tượng Chúa màu trắng.

29227197276_facf933958_c.jpg
 
To Uyuni

Chiều đang kéo đến từ từ, những đám mây trắng bông giờ chuyển sang màu sẫm cuối trời.

Trên mặt đất, màu xanh cây cỏ dần nhường một phần cho màu xám của đá sỏi, của khô cằn, của khắc nghiệt. Hay đúng hơn là giữa đá khô mà cây cỏ vẫn cố vươn lên để sinh sôi. Nhớ đến Hà Giang, những con đường xa uốn lượn giữa cao nguyên đá mà ta qua đã nhiều lần.

Đừng tưởng hoang mạc nghĩa là không có cỏ hoa...

29153319412_cde1c32eaa_c.jpg


28640386813_f49eeb34f7_c.jpg


28638419764_24221d8a7a_c.jpg
 
To Uyuni

Ngày đã hết, và chúng tôi đến Uyuni khi trời đã tối.

Những tia nắng cuối trong ngày đang hấp hối đằng xa

29182872261_05222e5147_c.jpg


28640383233_5a805fe049_c.jpg
 
Uyuni town

8 giờ tối, chúng tôi đến thị trấn Uyuni, ở độ cao 3700m, cửa ngõ để vào đồng muối Uyuni.

Thị trấn nhỏ, đường phố thẳng tắp chia thành ô bàn cờ. Xưa kia đây là nơi giao thương từ vùng núi Andes xuống bờ biển Chile, ngày nay chủ yếu dành cho du lịch. Chúng tôi đến vào mùa chưa phải cao điểm, mà xem ra các hostel rẻ tiền cũng đã kín phòng. Cũng may là đã đặt dorm từ ở nhà, nên cứ tìm đến đúng địa chỉ thôi.

Có một chuyện xảy ra ở đây, từ đó mới thấy người ta cần giúp đỡ nhau như thế nào.

Số là chuyến xe từ Sucre đi Uyuni cũng đã đặt trước từ ở VN, thanh toán và confirm qua mạng trước rồi. Chính vì thế khi đi chúng tôi được phát những chiếc vé nhỏ riêng, không giống như người đi và mua vé tại chỗ. Có một quy tắc là khi xuống xe phải trả lại những cái vé đó cho lái xe, để lái xe thanh toán với chủ nhà xe lấy tiền. Thế nào đó mà một người đã đánh mất cái vé đó. Thế là khi đến Uyuni thì thiếu mất vé xe, và lái xe thì nhất quyết đòi vé, mà họ lại không nói tiếng Anh, nên cả hai rất khó giao tiếp.

Đúng lúc đó có một hành khách, một cô gái Chile đứng ra giúp chúng tôi, chuyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng TBN để nói chuyện với lái xe. Cuối cùng mọi chuyện được giải quyết khi lái xe gọi điện cho nhà xe cũng như những người liên quan, nhờ sự trợ giúp nhiệt tình và hiểu biết của cô gái đó. Khi đã xong hết việc, chúng tôi vô cùng cảm ơn cô gái, thì cô gái mới nói là đã từng làm việc tại Hà Nội. Thế rồi do trời đã tối và rất lạnh, chúng tôi tạm chia tay nhau. Cả đoàn tìm đến hostel đã đặt trước.

Ngang qua cái công viên nhỏ ngoài phố, chúng tôi thấy nhiều người mang túi ngủ ngủ ở đó, trời thì rất lạnh mà họ nằm lăn lóc ở đó. Rồi khá nhiều người lang thang tìm nhà nghỉ, mà chui vào các nơi rồi lại chui ra.

Đến nhà nghỉ đã đặt, thì chúng tôi lại có thừa chỗ. Số là trong đoàn lúc trước có 7 người, đã đặt 7 giường trong dorm, sau có June tham gia sau, đặt sau nhưng vì không còn giường nên buộc phải book hẳn một phòng. Đúng lúc này chúng tôi gặp lại cô gái Chile. Cô ấy cũng vào hostel đó, và khi chúng tôi hỏi thì cô ấy rất buồn nói rằng đã đi tìm khắp nơi, mà không đâu còn giường cả. Những người ngủ ngoài công viên kia hầu hết đều là không kiếm được chỗ ngủ.

Vậy là đến lúc chúng tôi cảm ơn cô gái, bằng cách mời cô ở lại với chúng tôi, trong phòng của June, vì nơi đó đủ chỗ ngủ cho 3 người. Không chí thế, một bạn đã đặt giường cũng xuống cùng phòng đó, nhường lại giường cho một du khách Nhật đi một mình cũng đang tìm phòng, tất nhiên có thanh toán tiền cho chúng tôi đúng giá. Còn cô gái Chile thì chúng tôi rất vui được mời cô nghỉ vì việc đã giúp chúng tôi hồi chiều.

Thế là từ việc đặt thừa một phòng, chúng tôi có cơ hội cảm ơn người bạn tình cờ, cũng như giúp thêm một người nữa trên chặng đường dài.

Sau bữa tối ở nhà hàng gần đó, chúng tôi không dám tắm vì lạnh và độ cao. Chỉ lấy nước nóng lau qua.

Sau 7 tiếng rưỡi trên xe, với những chặng đường ở độ cao gần 4000 mét, chúng tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ rất say, không buồn vẫy tai. Ngày mai sẽ là đồng muối trứ danh chào đón.
 
Day 9. Uyuni town

Buổi sáng ngày thứ 9 của hành trình là buổi sáng trong trẻo nhất từ đầu đến giờ.

Trời lạnh, không khí khô rang, tôi và hai bạn khác dậy sớm để đi tìm nhà tour đã đặt, làm việc cho tour ba ngày đi đồng muối và cực Nam của Bolivia.

Thị trấn Uyuni nho nhỏ với 10 nghìn dân, mấy chục khối cư dân hình vuông chia cắt bởi các con đường vuông góc 90 độ chằn chặn. Xưa kia bên cạnh là nơi giao thương, đây cũng là nơi sửa chữa các phương tiện giao thông, và hình ảnh người công nhân cũng được tôn vinh ngay ở con phố chính.

Buổi sáng thật nhẹ nhàng, và ba đứa chỉ biết lẳng lặng cảm nhận, không muốn làm khuấy động cái không gian êm ả này.

29362704235_b44b6dea0e_c.jpg


Dấu vết của đường sắt ngày xưa

28739259384_73a3c522d4_c.jpg


Nhà tour mà chúng tôi đã đặt. Đúng như tên gọi, một màu đỏ rực.

29362704615_82e29e86a5_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,886
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top