What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Sucre - white city

Những biển hiệu gỗ thể hiện phong cách của chủ nhân

29182874011_50dfd5945b_z.jpg


28638433044_64d14d6fd5_z.jpg


Với những ban công đặc trưng

29261474495_21808d27e2_c.jpg
 
Sucre - central square

Rồi cũng đến quảng trường trung tâm, là trái tim của thành phố. Mỗi tội xung quanh nhiều xe ô tô đậu quá, không buồn chụp.

Con phố này là một cạnh của quảng trường, quảng trường ở bên phải.

29227206126_99b36ca740_c.jpg


Chính giữa quảng trường là tượng của Antonio José de Sucre, tổng thống đầu tiên của Bolivia, và cũng là người được dùng tên đặt cho thành phố này.

28638429284_72b0501a5a_z.jpg


Con cháu của người Inca xưa, với giấc mơ cưỡi sư tử một ngày mai

28638431154_1c72d88f9c_c.jpg
 
Sucre - central square

Tòa nhà bề thế nhất bên cạnh quảng trường là tòa nhà Chính phủ Bolivia, khi nơi đây còn là thủ đô của đất nứoc. Tòa nhà được dựng từ hơn một trăm năm trước, trông còn khá mới.

Ngày nay tòa nhà chỉ còn là tòa nhà Công quyền của vùng Chuquisaca, mà Sucre là thủ phủ. Công trình được xây dựng khi nền cộng hòa được thiết lập, nên còn gọi là kiến trúc cộng hòa, để phân biệt với kiến trúc thuộc địa trước đó.

29261467305_f7ce03cff6_c.jpg


Ngay bên cạnh tòa nhà công quyền, là công trình cổ quan trọng: Nhà thờ chính tòa Sucre (cũng là nhà thờ Tổng tòa của cả vùng). Tòa nhà này đựng từ những năm 1552, rồi tu sửa chỉnh trang mãi đến 1712 mới được coi là hoàn thiện. So với các nhà thờ vĩ đại ở châu Âu thì nó cũng khá bình thường. Nhưng chắc với dân số không đông đúc lắm thời đó, đây là công trình vĩ đại lắm rồi.

Cổng vào nhà thờ

29227205436_0a114f89dd_z.jpg


Bên trong nhà thờ

28973165560_155d775409_z.jpg


Bàn thờ khá đơn giản và trang nhã, như hầu hết các nhà thờ ở Nam Mỹ mà chúng tôi gặp (trừ nhà thờ cổ nhất ở Rio)

29153325082_2238bc3845_z.jpg
 
Sucre - The House of Freedom

Tòa nhà quan trọng nhất cạnh quảng trường, cũng là địa điểm quan trọng nhất của lịch sử Bolivia cũng như Mỹ Latin là Tòa nhà Tự do - Casa de la Libertad - House of Liberty.

Được xây từ năm 1621, đây vốn là trường dòng của các tu sĩ dòng Tên (Jesuit), đứng gần nhà thờ chính tòa. Sau đó tòa nhà trở thành trường học dưới sự quản lý của nhà thờ.

Tại đây, năm 1825, trong một cuộc gặp các đại diện của các vùng đất Mỹ Latin, Simón Bolívar đã đưa ra bản Tuyên ngôn độc lập cho vùng đất mà sau này mang tên ông - Bolivia.

Tất nhiên câu chuyện Tự do và Độc lập không đơn giản vậy, những người da trắng đòi độc lập từ mẫu quốc Tây Ban Nha phải trải qua nhiều năm tranh đấu với các lực lượng hoàng gia từ Argentina, cũng như ngay trong nội bộ với nhau. Dù sao bản tuyên ngôn độc lập được coi là dấu mốc của sự ra đời cho quốc gia Bolivia ngày nay. Do đó tòa nhà trở thành di sản quan trọng nhất của quốc gia, và Sucre vẫn được coi là thủ đô Lập pháp.

Trong tòa nhà này giữ nhiều di vật của một thời giành độc lập: Bản sao của Tuyên ngôn độc lập, bản gốc của lá cờ Argentina đầu tiên, một phần lá cờ chung của các nước thuộc địa đòi độc lập, các vũ khí cổ, và rất nhiều các bức tranh vẽ về các vị lãnh đạo, các tướng lĩnh, anh hùng,..., cũng như di vật Kito giáo của một thời tu viện.

28973170570_2c42238790_c.jpg
 
Sucre - The House of Freedom

Chúng tôi đã mua vé để nghe giới thiệu về tòa nhà này. Và buổi chiều chậm rãi trôi qua với lịch sử của Bolivia, lịch sử các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Căn phòng chính, vốn là nơi họp hội đồng nhà trường, trở thành nơi đọc Tuyên ngôn độc lập cho Bolivia. Bức tranh chính giữa là của Simón Boliviár. Xung quanh là những người anh hùng trong cuộc chiến giành độc lập. Đặc biệt có hai người bản địa cũng được vẽ tranh ở đây. Thực chất họ là những người ủng hộ giành độc lập cho một chính quyền mới của người da trắng, bớt khổ hơn, nhưng vẫn không có vị trí chính trị nào cho họ.

28638427774_a777f53fdb_c.jpg


Bản tuyên ngôn độc lập

29280841455_9a416022e1_z.jpg


Một nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập

29280840735_045ebc35c4_z.jpg


Thanh kiếm lệnh, cũng không nhớ của ai nữa

29153323792_04bf20b58a_z.jpg
 
Sucre

Lúc đi chúng tôi có đi ngang qua một cái chợ. Theo dự định thì lúc về sẽ vào chợ mua đồ ăn, mang về nấu ăn tối.

Thế nhưng khi rời khỏi quảng trường là 5 giờ chiều, chẳng còn ai muốn lê chân đi nữa. Từ tối hôm qua đã vất vả ở sân bay, rồi cả ngày đi lại nên ai cũng mệt mỏi. Và thế là chui hết vào taxi đi về nhà nghỉ. Không một câu nhắn nhủ, chẳng buồn ỏ ê, ai nấy tự chui vào giường mình mà đánh một giấc say như chết.

Như tôi thì ngủ liền đến sáng hôm sau, gần như 12 tiếng liền không biết gì. Còn các bạn nữ thì nửa đêm có lục tục dậy đun nước nấu mì ăn.

Cái nhà nghỉ này tầng ba chỉ có mình hội này ở, phòng nam 3 người phòng nữ 5 người, bên ngoài là sảnh ăn và nấu, có bếp và bình đun nước sôi, chả có ai nên tha hồ tung hoành, thích làm gì thì làm.

Sáng hôm sau ai cũng mặt mũi dài ngoằng ra do ngủ nhiều. Bữa sáng đã được chuẩn bị ở tầng một, có cả hoa quả nữa, dù không nhiều nhưng cũng thật là thịnh soạn với đám du khách.
 
Sucre - La Recoleta

Sau bữa sáng ăn hai lần (lần 1 với mì gói nấu trên tầng ba và lần 2 do chủ nhà chuẩn bị), cả lũ lại lục tục gọi taxi đi đến La Recoleta, nơi được coi là ngắm thành phố đẹp nhất.

Đây là một đỉnh đồi phía Nam của thành phố, có một tu viện cổ dựng từ năm 1601, nay là bảo tàng. Tuy nhiên ngày mà chúng tôi đến chỉ mở cửa buổi chiều.

Trên đỉnh đồi là một sân rộng, cạnh đó có một trường học. Khi chúng tôi đến đúng vào đầu giờ học, học sinh từ các nơi chạy đến, vội vã trước khi đóng cổng trường. Sau đó còn gặp mấy cậu học sinh đi muộn rồi bùng học luôn, lang thang ở ngoài.

Vội vã cho kịp giờ

29227201726_1286f53e62_c.jpg


29153317662_6e81627bb4_c.jpg


Sân rộng nhìn xuống thành phố

29153317402_46794db5cc_c.jpg


29227194866_a68625fb4b_c.jpg
 
Sucre - La Recoleta

Từ đỉnh đồi, con đường đổ xuống khu phố bên dưới

28638426634_2c6a6ca502_z.jpg


Phía trước là đám học sinh đi học muộn nên bùng học luôn

28638426454_8e4c5c7e01_c.jpg


Đi dạo bộ ở khu này rất thích, bình yên nhẹ nhàng, vắng người nên rất yên tĩnh. Có xe ô tô chạy qua, nhưng không nhiều, chỉ thoáng cái rồi đi. Nhớ đến khu phố cổ Hà Nội những năm xưa.


29182876951_8cd80b0dd2_c.jpg


29182877421_46fa41003d_c.jpg
 
Sucre - La Recoleta

Trên đỉnh đồi là một tu viện cổ, giờ trở thành bảo tàng. Nhưng lúc đó bảo tàng không mở cửa.

Chính giữa quảng trường là đài phun nước nhỏ, giống như giữa House of Liberty.

29153322332_de72db5b58_c.jpg


Rời khỏi đỉnh đồi, chúng tôi lang thang xuống dưới

28640384963_22485e519c_c.jpg


Buổi trưa 12h chuyến xe đi Uyuni sẽ khởi hành, ngay gần nhà nghỉ. Thời gian còn lại chưa biết đi đâu.

Cuối cùng đích đến đã có: Parque Cretacico
 
Parque Cretacico

Parque Cretacico là công viên cách trung tâm khoảng 6 - 7 km, được biết đến là nơi phát lộ dấu chân khủng long nhiều nhất thế giới.

Vào năm 1994, công ty khai thác đá làm xi măng ở khu vực này khi phá đá vô tình làm phát lộ một bề mặt đá có nhiều dấu vết lạ. Các nhà khoa học vào cuộc, và khi làm sạch toàn bộ bề mặt vỉa đá, họ kinh ngạc phát hiện ra đó là hơn 5000 vết chân của rất nhiều khủng long, được in vào đây từ 68 triệu năm trước.

68 triệu năm trước, nơi đây là một vùng đất bằng với nền đất sét mềm, có lẽ gần một nguồn nước. Do đó nhiều khủng long đã đi qua đây, để lại vết chân trên mặt đất sét. Rồi mặt đất sét nhanh chóng khô lại, hóa thạch sau hàng triệu năm, lưu lại các vết chân đó. Biến động địa chất nâng bề mặt nằm ngang trở lên dốc chéo, thành vỉa đá thẳng, để hàng chục triệu năm sau con người phát hiện ra.

Vỉa đá này 68 triệu năm trước là mặt đất sét nằm ngang, ghi lại dấu chân của 8 loài khủng long, gồm nhiều con to nhỏ đi ngang qua.

29153321612_a18bce4a21_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,413
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top