What's new

[Chia sẻ] Một thoáng miền Trung !

Chuyến đi miền Trung vừa rồi cũng để lại trong tôi khá nhiều cảm xúc. Hơn nữa tôi thấy một số điểm đến ở miền Trung cũng hay mà ít người nói tới. Có thế những điểm này không đẹp, nhưng tôi nghĩ nó cũng góp phần tạo nên một dáng vóc của vùng đất, con người miền Trung, nên cứ mạo muội đưa lên. (Dạo này mất điện ghê quá nên xin phép viết bài dần (trùng với những giờ không mất điện).:D
Những ảnh tôi chụp chỉ có mục đích làm tư liệu, để cho những ai chưa đến có thể hình dung phần nào khung cảnh ở đó, không có mục đích làm nghệ thuật nên ảnh ọt sẽ không đẹp, mong các bác đừng nghĩ là cảnh sắc ở miền Trung không đẹp nhé.

Sáng sớm, chúng tôi đến điểm đầu tiên trong hành trình là Phong Nha -Kẻ Bàng (Quảng Bình quê ta ơi...) Cậu lái xe khỏe như trâu, chạy một mạch từ tối hôm trước cho đến 7 giờ sáng ngày 9/6 thì thấy cảnh này

anhso-42_SANY0958_01.jpg


Nhìn từ đường vào, đọc cái chữ cho chắc, lỡ cậu lái xe buồn ngủ đến nhầm chỗ thì sao

anhso-05_phong_nha2_01.jpg
 
Last edited:
Cũng may trận mưa không kéo dài, sau khi ăn tối và hát hò cùng ông chủ quán lãng tử, chúng tôi tới trước khu vực Đại nội để xem chương trình "Hành trình mở cõi" đang được tổ chức tại đây. Ấn tượng là khá hoành tráng, 3 tầng dưới chân cột cờ là hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng được huy động, đông nghịt người đứng xem ở phía dưới, không khí rất náo nhiệt. Các bác có thể cảm nhận chút không khí của buổi lễ qua đoạn video dưới đây.



[video=youtube;FPKUyU-uMnM]http://www.youtube.com/watch?v=FPKUyU-uMnM[/video]

Đứng đó giữa hàng chục ngàn người chứng kiến mới cảm nhận hết được độ hoành tráng của nó, lúc đó chúng tôi thấy mình rất may mắn khi được chứng kiến không khí náo nhiệt này. Từ sáng khi vào thăm Đại nội, thấy họ đã tập luyện cho buổi tối, lúc đó nắng chang chang mà hàng trăm người vẫn đứng phơi ra, khâm phục thật.

Tôi thích nhất giọng Huế ngọt lịm của người dẫn chương trình lúc buổi lễ kết thúc

[video=youtube;3Gal-8vanwE]http://www.youtube.com/watch?v=3Gal-8vanwE[/video]
 
Last edited:
Sau buổi lễ, tôi đã lọ mọ tìm đến quán chè Hẻm ở đường Hùng Vương, quán mà một bạn ở Huế đã giới thiệu trên phuot.com. Vào đến nơi thấy quán đông nghịt, chắc là toàn người dân ở đây đến ăn. Phải khó khăn lắm tôi mới tìm được một chỗ ngồi, quán xếp ghế tràn ra cả hiên, cả sân nhà hàng xóm nữa thì phải, tôi tự tìm cho mình một chỗ ngồi bên sân đối diện, dưới gốc hoa gì đó rất thơm và gọi ly chè thập cẩm trên bảng giá là 4000 đồng.
Món chè thập cẩm không giống ngoài bắc, cũng khá ngon nhưng có vẻ ít "thành phần" hơn so với chè ngoài bắc. Chắc là vì ngoài Bắc giá tiền cao hơn nên người ta cho nhiều thứ hơn để tạo thành món thập cẩm hay có thể gọi là hổ lốn.
Chúng tôi còn thưởng thức một đặc sản văn hóa Huế nữa, đó là xích lô Huế. Tôi có ấn tượng rất sâu đậm với những người đạp xích lô ở thành phố Huế: họ có vẻ bề ngoài rất khắc khổ, lam lũ. Cũng nói thách nhưng sẵn sàng tự giảm giá đến bất ngờ khi thấy khách có vẻ không mặn mà lắm. Nhưng tôi cảm nhận được sự lương thiện của họ, cố gắng kiếm thêm chút đỉnh bằng chính sức lao động, bằng những giọt mồ hôi của mình. Họ cũng chèo kéo, nì nèo khách nhưng với cách thân thiện chứ không có kiểu khó chịu như ở một số tỉnh thành khác.
Nếu phải nói ngắn gọn về những người đạp xích lô ở Huế mà tôi đã gặp ở nhiều chỗ trong thành phố thì có thể nói: họ lương thiện, cần mẫn và có văn hóa ! Tôi biết, nhiều trong số họ không phải người chính gốc ở thành phố, họ ở những vùng lân cận đến để kiếm sống. Nhưng chắc chắn, để có thể tồn tại và kiếm sống được ở đây, họ phải hòa nhập với phong cách, bản sắc...của người dân Huế. Và tôi cho rằng, xích lô là một đặc sản văn hóa của Huế.(c)
Sớm hôm sau, tôi đã thưởng thức món Cơm Hến - quán vỉa hè với giá 5000 đồng/bát. Rất cay. Ăn xong toát mồ hôi. Cay quá nên cũng không biết nó ngon đến mức nào :D

anhso-12_SANY1206_01.jpg


Hến trong món này nhỏ li ti, không giống tưởng tượng của tôi ban đầu. Không biết họ làm thế nào để có loại hến bé tí thế này nhỉ ?
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ! Ảnh về những điểm du lịch nổi tiếng thì người ta chụp nhiều quá và đẹp quá rồi, mình chỉ cố gắng tìm những góc nhìn khác và cuộc sống đời thường quanh đó. Máy ảnh không tốt lắm nhưng chắc cũng đủ để những người chưa đến cảm nhận được phần nào.

Sáng hôm đó chúng tôi tới chợ Đông Ba. Cái chợ quen thuộc được nhắc tới trong những câu ca, giai điệu nói về Huế. Có lẽ ngày xưa chợ Đông Ba là chợ lớn, nhưng bây giờ có vẻ đã lép vế trước những trung tâm mua sắm, siêu thị lớn. Các bà, các chị kinh doanh trong chợ nói thách rất cao. Nếu không biết mua sẽ hớ khá nặng.:(
Đặc biệt, các bác không nên ăn sáng trong chợ này vì giá rất chát so với giá trị thật của món ăn và so với giá những quán vỉa hè buổi sáng.
Tôi đã nếm một vài món bánh, mỗi thứ chỉ 1 chiếc ở quán vỉa hè, vào đây lại nếm đúng những thứ đó để xem chúng có điểm chung và riêng nào không. Cuối cùng đã phát hiện ra: điểm chung là tên loại bánh, ngon, kích cỡ vừa miệng. Điểm khác biệt lớn nhất là giá cả. Vẫn những thứ đó nhưng ở dãy hàng ăn sáng trong chợ có giá gấp đôi.:D
Đối với chị em thì vào chợ sẽ có lợi nhiều hơn cánh nam giới. Nếu muốn may áo dài ở Huế, chị em nên vào chợ Đông Ba tìm mua vải, rồi đem ra hiệu nào đó để may thì sẽ rẻ được rất nhiều. Áo dài may ở Huế đẹp, nhanh và tiền công cũng rẻ hơn ngoài Bắc nhiều. Bạn tôi may và được lấy trong vòng từ 10 - 24 tiếng tùy số lượng đặt may, mặc rất đẹp.(c)
Bạn tôi không đặt may ở hiệu may Chi (được cho là nổi tiếng ở Huế), mà đặt ở hiệu Minh Tân trên đường Nguyễn Sinh Cung. Hiệu trông khiêm tốn nhưng nhìn người thợ may đo áo đã thấy được sự điêu luyện trong nghề của ông. Ông dùng thước dây để đo, với vài động tác thả, hất, vắt...chiếc thước trên tay ướm theo dáng người đặt áo, ông đã đọc được số đo để người phụ nữ ghi lại, trong khi đó cái thước của ông chưa hề động đến người khách. (c)
Hôm sau bạn tôi lấy áo. Tôi nhìn thấy đẹp và vừa vặn hơn tất cả những chiếc đã may ở ngoài Bắc. Tiền công lại rất rẻ: 150 000 đồng nếu cần lấy nhanh. Còn thường thì khoảng 120 000 đồng. Lại một lí do nữa để tôi thấy thích Huế hơn !
Chiều hôm đó, sau khi lấy xong áo dài của bạn tôi. Chúng tôi tạm biệt Huế - nơi để lại ấn tượng rất đẹp ! Có một cô bạn đồng nghiệp đã nói với tôi: " nếu ai chưa đến Huế thì nên đến một lần, còn ai đi một lần rồi thì thôi cũng được, vì Huế chỉ có di tích, mà di tích lịch sử thì nó vẫn thế !".
Nhưng tôi không nghĩ thế.

Huế không chỉ có di tích lịch sử!
Không phải chỉ có các món ăn ở Huế mới là đặc sản, đó chỉ là đặc sản vật chất. Huế còn có đặc sản văn hóa, đặc sản phi vật thể. Ai mới chỉ ăn vài món, thăm vài di tích...mà đã cho là biết về Huế - như thế là nông cạn.
Tôi đến Huế, thăm di tích chỉ là một phần rất nhỏ. Cái chính là cảm nhận được văn hóa , phong cách sống của người dân Huế. Được tận mắt thấy người dân ở đây buôn bán, lao động, hưởng thụ...như thế nào.
Tôi muốn quay lại nhiều lần nữa vì tôi thích nơi này!
 
Last edited:
Chúng tôi đến Hội An vào buổi chiều. Hội An khác xa so với sự mường tượng của tôi. Do cách giới thiệu về Hội An lâu nay trên báo chí nên tôi cứ nghĩ: đến Hội An chỉ để xem mấy ngôi nhà cổ, mà nhà cổ thì quê tôi thiếu gì, có khi còn xịn hơn. Nhưng tôi cũng cứ đi cho biết.
Đến nơi mới thấy mình ngu quá (hoặc cách giới thiệu của báo chí lâu nay về Hội An.....quá), tôi hiểu vậy thì chắc nhiều du khách cũng sẽ hiểu vậy và người ta sẽ không muốn bỏ một đống tiền ra chỉ để xem mấy ngôi nhà cũ kĩ. :(
Vé xem không đắt, 35 000 - 40 000/vé . Thế mà có người nói 200k khiến tôi cũng thấy xót ruột, quê tôi xem nhà cũ không mất tiền. :D
Vào khu phố cổ sẽ đi qua một khu chợ như thế này

anhso-26_cho_Hoi_an.jpg


Chúng tôi rẽ vào Hội quán Phúc Kiến của người Hoa trước - một trong những hội quán quy mô nhất ở Hội An. Nơi đây thờ Tiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho những thương nhân trên biển), thờ 12 bà mụ, và là nơi hội họp của những người đồng hương Phúc Kiến (Hoa kiều).

anhso-39_hoi_quan.jpg


Ngồi ở đây để nghe giới thiệu về di tích này:

anhso-48_hoi_quan2.jpg


Vào sâu hơn, thấy rất nhiều hương vòng. Số hương vòng này do các gia đình mua và đặt tại đây để cầu sự an bình cho gia đình của mình. Tôi thấy hướng dẫn viên nói: mỗi vòng hương này có thể cháy liên tục trong hơn một tháng. Trên mỗi vòng hương, người ta treo lá sớ ghi tên tuổi thành viên gia đình mình. Giá mỗi vòng hương này là 200 000 đồng.

anhso-54_hoi_quan3.jpg
 
Rời Hội quán Phúc Kiến, chúng tôi bắt đầu nhòm ngó những dãy phố. Đường phố rất tấp nập. Thấy bảo họ chỉ cho đi bộ mà sao tôi thấy cả xe máy, xe đạp, xích lô nhỉ ? Hay đến tối mới cấm các loại xe ?
Phố đông khách tham quan, Tây - Ta đủ cả.

anhso-23_pho_co4.jpg


Đèn lồng. Đèn lồng có ở khắp nơi. Một số nhà có giàn hoa trước hiên rất mát mẻ.

anhso-13_pho_co3.jpg


Nếu trời nắng nóng mà đi thăm phố cổ thì sẽ rất vất vả vì đường phố không có bóng cây, nếu muốn tránh nắng thì chỉ có chui vào cửa hàng nào đó. Ở đây nhiều cửa hàng trông rất chuyên nghiệp. Cửa hàng thì trong nhà dáng cổ, nhưng hàng hóa họ bán cũng đa dạng, nhiều hàng xịn và đương nhiên giá tiền cũng xịn nữa. Cửa hàng này bán toàn đồ hiện đại

anhso-14_pho_co.jpg


Bên này thì bán những món trông có vẻ cổ hơn:

anhso-06_pho_co2.jpg


Đội thuế cũng bon chen trong một ngôi nhà cổ (chắc đội thuế này cũng sống ở đây từ nhiều đời nay)

anhso-30_doi_thue.jpg
 
Một điểm hay của Hội An là trong khu phố cổ, trong những ngôi nhà cổ , chủ nhân vẫn sinh hoạt bình thường tại ngôi nhà của mình, nên du khách đến vẫn được xem kiến trúc của ngôi nhà, vẫn được chứng kiến cuộc sống hàng ngày của chủ nhân, được xem cách người ta sử dụng không gian của kiến trúc cổ đó như thế nào. Vì thế, tăng thêm sức sống, sức thuyết phục cho du khách. Trong khu phố, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, những cơ sở này vẫn hoạt động hàng ngày và cho du khách vào thăm.

anhso-37_xuongsx.jpg


Ở tầng một, thường là nơi trưng bày sản phẩm của họ. Một trong số sản phẩm được bán nhiều là những chiếc đèn lồng

anhso-33_den_long.jpg


Nơi sản xuất nằm trên tầng hai. Hai cô gái đang ngồi thêu tranh, ở góc là những chiếc khung để làm ra những chiếc đèn lồng được bán ở tầng 1:

anhso-32_2.jpg


Những sản phẩm được thêu thủ công nên có giá rất đắt. Khách Tây rất thích những sản phẩm được làm bằng tay, bởi nó chỉ có một không hai, mỗi sản phẩm sẽ mang một đặc điểm duy nhất không thể lặp lại giống hệt ở sản phẩm kia.

anhso-45_3.jpg


Tranh mẫu sẽ được đặt bên cạnh, người thợ sẽ luồn từng mũi kim để làm nên hình khối, chọn màu chỉ để tạo nên màu sắc cho tranh:

anhso-49_4.jpg


Một sản phẩm tranh thêu đang hình thành:

anhso-47_tranh_theu.jpg
 
Chiều tối chúng tôi quay về thăm mấy ngôi chùa Ngũ Hành Sơn. Tối quá, chụp ảnh cũng chẳng đẹp nên tôi không đưa lên đây.
Đến 8 giờ tối, quay về Đà Nẵng ăn tối và thăm thành phố được mệnh danh là thủ phủ của miền Trung. Tôi cảm nhận được sự sầm uất, trẻ trung của thành phố này. Cũng là thành phố Cảng, nhưng có vẻ náo nhiệt và trẻ trung hơn Hải Phòng. Chúng tôi dạo dọc sông, tìm một quán nước, giá cả cũng rất rẻ so với một nơi như thế.
Tôi cố đợi xem bằng được được cầu sông Hàn lúc nó quay dọc theo sông, đây là điểm đặc biệt ở thành phố này.
Cầu sông Hàn buổi tối thật đẹp

anhso-181303_song_Han.jpg


Dọc đầu cầu, rất nhiều hàng nước, du khách có thể ngồi đây hóng gió và ngắm cảnh. Rất nhiều thợ chụp ảnh lấy ngay ở điểm này.
Đây là lúc một phần của cầu đã quay dọc sông, vuông góc với hai đầu cầu. Phần nó quay chính là phần có dây văng chéo gắn đèn ở giữa cây cầu. Trời tối quá, chụp ảnh chỉ thấy được lờ mờ.

anhso-181732_song_Han2.jpg


Lúc cầu quay vuông góc với hai đầu cầu là 1 giờ kém 15 phút.
 
Chúng tôi quay về thành cổ Quảng Trị vào một buổi trưa đầy nắng của miền Trung. Đây là điểm mà những thế hệ 7x và đầu 8x được nghe đến nhiều. qua sách báo, phim ảnh và cả giai điệu bi tráng của ca khúc "Cỏ non thành cổ" ( Tân Huyền).
"Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ
Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đung đưa

Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ
Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ, khi chồng con không trở về
..."
Tôi cũng đã mong được đến nơi này, nơi mà chỉ 81 ngày đêm thôi, hàng vạn đồng bào tôi đã nằm xuống.
Người ta nói, về quy mô, Thành cổ Quảng trị ngang với nghĩa trang Trường Sơn, cũng có hàng vạn người yên nghỉ dưới lòng đất. Chỉ khác là, nghĩa trang Trường Sơn có mộ chí riêng cho từng người, dù có thể có những liệt sĩ chưa biết tên.
Còn ở đây, Thành cổ Quảng Trị cũng đón nhận hàng vạn người dưới lòng đất, dưới lớp cỏ xanh kia, nhưng họ không có mộ bởi thịt xương họ đã hòa vào đất. Ở đây, chỉ có một đài tưởng niệm chung.

Thành cổ nhìn từ điểm xuống xe bắt đầu vào:

anhso-174728_thanh_co1.jpg


Qua cổng vào:

anhso-174734_thanh_co2.jpg


Cỏ xanh non tơ quanh bảo tàng thành cổ:

anhso-174822_thanh_co9.jpg


Bài thơ này chúng tôi được nghe người hướng dẫn đọc lên, trong khung cảnh ấy, nhiều người không cầm nổi nước mắt.
"Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào "


Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị:

anhso-174815_thanh_co8.jpg
 
Last edited:
Chỉ với 16 ha mà hơn 10 000 người hi sinh ở đây ! Có lẽ, với mật độ như thế, Thành cổ được coi là nơi linh thiêng trong tâm linh. Những năm tháng ác liệt nhất, ở đó có những người mới chỉ 14 tuổi:

anhso-174740_thanh_co3.jpg


Có những phụ nữ:

anhso-174746_thanh_co4.jpg


Với những vật dụng như thế này :

anhso-19524_thanh_co01.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,492
Bài viết
1,153,215
Members
190,105
Latest member
aerocitygirls
Back
Top