What's new

Nakhon Phanom (Thái Lan) - Về nơi tôi đã sinh ra...

Nâm 2013 này tôi đã đi nước Lào & Thái Lan 2 lần rồi, cũng định làm việc kiếm thêm tiền để sang năm 2014 mới đi tiếp được. Đã thành thông lệ, hàng năm tôi vẫn phải qua Nakhon Phannom (Thái Lan) 1 lần để viếng mộ ông cụ thân sinh ra tôi đang yên nghỉ tại đây, tiện thể qua Mukdahan thăm gia đình cháu gái tên Loan (con bà chị họ) đã nhập quốc tịch Thái đang sinh sống tại đây. Đột xuất, nghe tin bà chị họ tôi ở Mukdahan (mẹ cháu Loan) đã hơn 80 tuổi, ốm nặng, tôi vội vàng sang Thái, mặc dù kế hoạch của tôi là sang năm mới đi...
Thakhek, Savannakhet (Lào) & Nakhon Phanom, Mukdahan (Thái Lan) - những địa danh này tuy đường xá xa xôi, nhưng đối với gia đình chúng tôi, chúng hết sức thân thuộc, vì từ năm 1940 - 1964 của thế kỷ 20 gia đình chúng tôi đã từng sinh sống tại những nơi này...(Nakhon Phanom là nơi tôi đã cất tiếng khóc chào đời)... Và tôi cũng coi những địa danh này là quê hương thứ 2 của mình vậy...
- Thời gian đi: 10 ngày, từ 18/9 đến 27/9/2013. (Không bận việc nhà ở Hà nội, Việt Nam thì tôi đã ở chơi thêm nước Lào, Thái)
- Số người đi: 1 người (...là tôi)
- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe đạp, đi bộ...
- Chặng đường đã đi qua: Hà nội (Việt nam) - Vinh (Nghệ An, Việt Nam) - Cửa khẩu Cha lo (Quảng bình, Việt Nam) - Cửa khẩu Naphao (Khammuane, Lào) - Thakhek (Khammuane, Lào) - Cầu Hữu nghị 3 - Huyện Mường (Nakhon Phanom, Thái Lan) - Huyện Mường (Mukdahan, Thái Lan) - Cầu Hữu nghị 2 - Savan (Savannakhet, Lào) - Hà nội (Việt nam)
10290629474_677038b4ca_o.jpg

Vị trí của Thakhek, Savannakhet (Lào) & Nakhon Phanom, Mukdahan (Thái Lan) trên bản đồ nước Lào
 
Last edited:
IMG_2249.JPG

Khu vực bán vé từ Thakhek đi các tỉnh của Lào & về Việt Nam

+ Xem thêm thông tin các tuyến xe từ Thakhek đi các tỉnh của Lào & về Việt Nam (cập nhật tháng 3/2013):
- Ô tô từ Thakhek đi các nơi ở Việt Nam
- Ô tô từ Thakhek đi các nơi ở Lào

Đi tìm phòng trọ ở bến xe Thakhek:
- Phong trọ của chủ người Việt: 50 nghìn kip/đêm, phòng chỉ có quạt máy, không tivi, phòng tắm & toilet dùng chung với các phòng khác...Không được rồi
- Phòng trọ của chủ người Lào: 70 nghìn kip/đêm, phòng có điều hòa, tivi, phòng tắm & toilet khép kín, riêng biệt... Tôi chọn loại phòng này
IMG_1729.JPG

Lối vào phòng trọ tôi ở. Khi đã có người thuê phòng, đèn màu xanh phía trên cửa ra vào sẽ sáng lên. Các cửa phòng đều xây lệch nhau, điều này tạo sự kín đáo, riêng tư cho khách ở trọ

Sau khi tắm rửa qua loa, tôi ra thuê 1 chiếc tuk-tuk ở bến xe để đi xã Xiêng Vang, huyện Noong Bok là nơi có Khu Lưu niệm Bác Hồ. Đầu tiên cậu lái xe tuk-tuk hét giá 1000 bạt Thái, mặc cả mãi cậu ta mới đồng ý 800 bạt. Tôi nói sao cậu ta không ra giá bằng tiền Lào, cậu ta nói giá tiền Lào thì nghe lớn quá, nói tiền bạt khách hàng đỡ sợ hơn!...Cậu ta nói sao tôi không rủ nhiều người cùng đi sẽ rẻ hơn... Tôi nghĩ từ đây xuống Xiêng Vang 35 Km, quay về 35 Km nữa, tổng cộng 70 Km, lại còn chờ tôi vào tham quan khu di tích tối thiểu phải nửa tiếng đồng hồ nên giá cả có thể chấp nhận được...
Tôi lên xe tuk-tuk đi Xiêng Vang trong khi thời tiết không thuận lợi, trời lúc mưa, lúc tạnh, rồi lai mưa...
IMG_1691.JPG

Cậu lái xe mua xăng ở 1 cây xăng bên đương, phía trước mặt là 1 Siêu thị mini. Cậu ta than thở: Xăng dầu bên Lào & bên Cam đắt quá, chỉ có ở Việt Nam là vẫn rẻ thôi
 
Last edited:
IMG_1692.JPG

Biển chỉ dẫn vào Khu lưu niệm Bác Hồ

Nằm bên tả ngạn dòng sông Mekong êm đềm, Khu lưu niệm Bác Hồ được xây dựng trên khuôn viên diện tích khoảng 2 ha, đây là ước vọng bấy lâu của cán bộ và nhân dân các bộ tộc Lào. Toàn bộ đất xây dựng khu lưu niệm do 13 gia đình kiều bào Việt Nam sinh sống tại làng Xiêng Vang hiến tặng. Để bà con người Lào gốc Việt cũng như nhân dân các bộ tộc Lào bày tỏ sự biết ơn công lao của Bác Hồ đã từng đặt chân lên đất Lào tại làng Xiêng Vang tuyên truyền, giác ngộ nhân dân về tinh thần yêu nước, xây dựng phong trào cách mạng, có ý nghĩa vun đắp cho quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc Lào – Việt Nam thủy chung, trong sáng. Đây là công trình được khởi công xây dựng từ tháng 4/2010 và hoàn thành tháng 12/2012. Công trình gồm nhà lưu niệm, ao cá, khuôn viên trồng cây xanh… đây là điểm sinh hoạt văn hóa, tham quan du lịch của tỉnh Khăm Muộn.
IMG_1693.JPG


Năm 1929, Bác Hồ từ Nakhon Phanom (Thái Lan) vượt sông Mekong sang khu người Việt ở Xiêng Vang, trong vai “Thầy thuốc” để che mắt mật thám Pháp. Khi Bác đến đây thì mở lớp dạy chữ Nho cho học sinh, nhằm che mắt địch để hoạt động cách mạng. Dân Việt ở làng Xiêng Vang được Bác Hồ tuyên truyền, nên giác ngộ cách mạng sớm hơn các nơi khác. Khi thực dân Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương (sau năm 1945), chúng đàn áp những người theo cách mạng rất dã man. Xiêng Vang hồi đó như ấp chiến lược, nhiều cán bộ cách mạng bị bắt, đầy biệt xứ, bị giết hại gần 50 người vì hoạt động chống Pháp. Bây giờ ở Xiêng Vang có khoảng 60 gia đình là người gốc Việt sống chung với người Lào hòa thuận, đoàn kết. Những phong tục tập quán như thờ cúng, lễ Tết, ma chay, cưới xin vẫn được bà con người Việt giữ gìn đúng với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
IMG_1694.JPG

Cổng vào Khu luu niệm
 
Last edited:
Đối diện với làng Xiêng Vang bên kia dòng sông Mekong là các làng thuộc tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan, hiện cũng có nhiều bà con Việt kiều sinh sống và bà con 2 bên cũng thường xuyên qua lại thăm thân và trao đổi hàng hóa cho nhau. Trước đây người dân hai bên bờ sông Mekong đều qua đò, qua thuyền để đến với nhau, nhưng bây giờ đã có cầu Hữu nghị Thái - Lào 3 nên rất thuận tiện cho nhân dân 2 bên đi lại giao thương phát triển kinh tế. Hiểu rõ được truyền thống cách mạng vẻ vang mà Bác Hồ gây dựng, cộng đồng người Việt tại làng Xiêng Vang trong mọi hoàn cảnh đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, sống hoà nhập và luôn hướng về cội nguồn, hướng ứng tích cực các phong trào do trong nước phát động, góp phần xây dựng tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Đồng thời cũng là cơ hội để người Việt Nam sang du lịch, giao thương, thăm làng Xiêng Vang và thăm Khu lưu niệm Bác Hồ bên đất nước bạn Lào.
IMG_1706.JPG


IMG_1697.JPG

Nhà tuơng niệm, nơi đây có đặt bàn thờ & tượng Bác Hồ, là nơi mọi người dâng hương tưởng nhớ Bac...

IMG_1696.JPG

Nhà trưng bày các hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Last edited:
IMG_1698.JPG

Khi vào khu nhà này, bạn chú ý phải để giày dép dưới chân cầu thang

Trong Khu lưu niệm này, có 1 cô gái Lào nói tiếng Việt rất tốt. Tôi hỏi cô học tiếng Việt ở đâu, cô nói do bà con người Việt xung quanh đây dạy cho. Tôi & cô gái đang mải nói chuyện thì có 1 đoàn cựu chiến binh bộ đội đặc công từ Việt Nam sang cũng đến tham quan Khu lưu niệm, cùng đi cũng có các bạn quân đội Lào. Cô gái vội vàng xin phép tôi để xuống đón khách...
IMG_1699.JPG

Cây cầu nhỏ xinh bắc qua Ao cá Bác Hồ, rất tiếc vì trời mưa nên cá không nổi lên trên mặt nước nhiều. Phía xa xa là sông Mekong, bên kia sông là vùng đất của tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan)

Đoàn cựu chiến binh Việt Nam vào thắp hưởng tưởng niệm Bác Hồ. Các ông ấy nhờ tôi & cô gái người Lào chụp ảnh hộ. Tôi & cô gái người Lào tự nhiên trở thành những thợ ảnh nghiệp dư, mỗi người cầm trên tay mấy cái máy ảnh của các ông, chụp ảnh liên tục...
IMG_1705.JPG
 
Last edited:
IMG_1701.JPG

Đoàn cựu chiến binh làm lễ dâng huơng trước bàn thờ Bác Hồ

IMG_1700.JPG

Tượng Bác Hồ & Quốc kỳ Cờ đỏ sao vàng được đặt trang trọng trên bàn thờ...

IMG_1702.JPG

Hòm tiền ủng hộ, giúp đỡ ở phía bên phải bức ảnh. Mọi người có thể ủng hộ bằng tiền Lào, tiền Thái, tiền Việt, hoặc tiền các nước khác đều được
 
Last edited:
IMG_1703.JPG

Chụp ảnh lưu niệm với 1 sĩ quan quân đội Lào. (Nhờ cô gái Lào chụp hộ). Cậu ta nói cậu ta chỉ là lính thôi, mấy ông đang được chụp ảnh mới là chỉ huy (mặc dù quân hàm của cậu ta đã là thượng úy, "quan 3" rồi). Khi biết tôi là quân tình nguyện Việt nam sang Lào từ năm 1972 - 1975, cậu ta cười vui: Lúc đó cháu không biết bác, mãi sau năm 1980 mẹ cháu mới đẻ cháu ra!...Cậu ta không biết tiếng Việt, hai bác cháu vừa nói vừa ra hiệu bằng cử chỉ chân tay, rất vui!...

Sau khi thăm Khu lưu niệm Bác Hồ tại Xiêng Vang, tôi quay trở lại bến xe Thakhek. Cậu tuk-tuk hỏi tôi muôn đi chơi ở đâu nữa thì cậu ta sẽ chở đi, tôi từ chối vì muốn về nhà trọ nghỉ ngơi, tắm rửa & ăn cơm tối.
IMG_1718.JPG

Bến xe Thakhek lúc chiều tối...

Tôi ăn cơm tại 1 quán ăn của người Việt ở bến xe. Quán ăn rộng rãi, 1 nửa kê bàn ghế bán hàng ăn, 1 nửa bán hàng quần áo, tạp phẩm. Tôi hỏi bà chủ: đây là nhà của bà hay là nhà đi thuê?. Bà ta trả lời: Tất cả những hàng quán trong bến xe này đều là nhà của nhà nước Lào, chỉ cho thuê chứ không bán. Chính phủ Lào chưa có chính sách bán nhà cho người Việt cũng như người các nước khác, nhất là nhà trên đất công như ở bến xe Thakhek này...
Cơm xuất ở đây bán 15 nghìn kíp/xuất. Tôi gọi xuất 20 nghìn để có thêm thức ăn & gọi thêm 1 chai bia Lào to 10 nghìn, tổng cộng 30 nghin kip.
Bũa ăn có: Cơm trắng, măng xào thịt lơn, thịt lợn kho, cá kho, trứng tráng, canh cải cúc nấu thịt...& bia Lào
IMG_1713.JPG
 
Last edited:
IMG_1716.JPG

Bên cạnh khu vực bán hàng ăn là khu vực bán quần áo...

Bến xe Thakhek đèn điện sáng choang, nhộn nhịp đến 3h - 4h sáng. Đây là bến xe miền trung nước Lào, các chuyến xe chạy đêm từ Luangprabang, Vientiane... đi các tỉnh Nam Lào như Savannakhet, Champasak, Attapeu đều đi qua bến xe này. Đặc biêt, bến xe còn sôi động hơn khi có sự tham gia của các tuyến xe chạy về Việt Nam như đi Thanh hóa, Vinh, Hà tĩnh, Quảng bình, Huế, Đà nẵng...
Tôi thấy nhiều xe ô tô găn biển đăng ký Lào, treo biển rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam, có xe giường nằm, xe du lịch đời mới, thậm chí có cả xe 15 chỗ ngồi...Đa số các xe chạy về Viêt Nam đều khởi hành lúc 4h-5h sáng hoặc 9h-10h...Các lái xe người Việt thấy những hành khách giống người Việt đi vào bến xe Thakhek là xông ra mời chào đon đả... Tôi bắt gặp cậu lái xe buổi sáng đã chở tôi từ Vinh sang Thakhek, cậu ta hớn hở khoe đã mời chào được khoảng hơn 30 khách đi xe về Vinh, chả bù cho lượt đi sáng nay xe cậu ta chỉ có 10 người khách... Cậu ta nói, mấy anh em thay nhau ngủ luân phiên, người thức thì ra mời chào khách đi xe... Thấy tôi vui vẻ, cậu ta kể: Xe cháu chỉ đi Vinh nhưng có ai đi các tỉnh thành khác cháu đều nhận rồi giới thiệu họ đến các xe khác, sau đó nhà xe kia sẽ cảm ơn & biếu vài đồng uống nước!... Tôi cũng thấy cảm phục cho sự làm ăn năng động này của các lái xe người Việt hay những người Việt khác tại bến xe Thakhek cũng như ở thị xã Thakhek này...
Tôi ra ngoài cổng bến xe định đi vào thị xã Thakhek chơi, nhưng trời tối quá, không có đèn đường, chỉ có ánh sáng của 1 vài quán ăn, quán cafe, nhà nghỉ hắt ra đường... Có 1 cô gái đứng ở khu vực tranh tối tranh sáng ngoài đường cạnh bến xe, tôi chợt nghĩ: Hay cô ta là "Gái"!... Sau 1 lúc lưỡng lự, tôi tiến lại gần cô ta chào hỏi, mời cô ta 1 điếu thuốc lá, bản thân tôi cũng châm lửa cho mình 1 điếu...Cô ta cảm ơn, tay cầm điếu thuốc & hút chậm rãi, rất điệu đà... Cô gái còn rất trẻ, trang điểm khuôn mặt nhẹ nhàng, ăn mặc quần áo gợi cảm 1 cách vừa đủ!... Sau vài câu nói chuyện, tôi chào cô ta & đi vào cổng bến xe, trong lòng nghĩ không biết cô gái này người nước nào: Lào, Thái, Cam, Việt,,, hay là người châu Á nào khác!... Vào bến xe tôi nói chuyện này với mấy cậu lái xe tuk-tuk, các cậu cười phá lên & nói: "Các cô ấy là "gái" đấy, sao bác không thử đi, 1000 bat Thái, khách san cô ấy lo... Nếu bác thích thì...". Cậu ta còn đưa cho tôi 1 tờ giấy giới thiệu 1 loại thuốc dùng cho đàn ông & nói nếu tôi cần thì sẽ mua hộ!...Tôi vội vàng cảm ơn & xin phép về đi ngủ...
IMG_2284.JPG

Tờ giấy của cậu lái xe tuk-tuk: Phải chăng là 1 loại thuốc "bổ thận tráng dương" dạng Viagra do người Lào bào chế? ...Cô gái Lào cười rất tươi, cử chỉ thân mật bên cạnh 1 ông già râu tóc đã bạc phơ...

IMG_1721.JPG

Một nhà nghỉ bên ngoài bến xe Thakhek
 
Last edited:
IMG_1724.JPG

Một quán "nhậu" của người Việt ở bên ngoài bến xe Thakhek, bên trong quán này còn có bàn bi-a cho các "tay cơ" nghiệp dư vui chơi giải trí. Các món ăn này chắc chỉ hợp với người Việt, người Lào không quen ăn tiết canh, thịt chó...

+ Ngày 3 (20/9/2013): Sáng: Dạo chơi thị xã Thakhek (Lào) - Trưa: Xuất cảnh sang Nakhon Phanom (Thái Lan)
Sau khi ăn sáng, tôi đi bộ vào thị xã Thakhek dạo chơi. Thakhek, người Việt Nam hay phát âm là Thà Khẹt, là một thị xã bên tả ngạn sông Mekong, tỉnh lỵ của tỉnh Khammuan của Lào, và là nơi đặt các trụ sở chính quyền tỉnh Khammuan. Đối diện với Thakhek qua sông Mekong là Nakhon Phanom của Thái Lan
Đất rộng nên nhà ở trong các con phố của Thakhek chỉ xây cao đến 4 tầng & mang đậm phong cách kiến trúc Lào, kiến trúc Pháp...
IMG_1734.JPG


IMG_1757.JPG
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top