What's new

Nhật ký hướng dẫn viên du lịch tại Côn Đảo

Bác Tin chụp hình với ai đẹp thế?

Từ lúc đi Bạc Liêu về là thấy Bác Tin ít có hành trình tại Côn Đảo đó nha, không thấy post lên gì cả vậy?
 
Last edited by a moderator:
Re: Nhật ký hướng dẫn viên du lịch

Xin lỗi các bạn nha!
Tại mùa này ở Côn Đảo thời tiết có gió nhiều, nên mình không có mở các tour tuyến hay hành trình gì được nên nhật ký của mình xin được lắng đọng một thời gian.
thanks!
 
Giới thiệu khái quát Côn Đảo

Chào các bạn!
Lâu rồi mình ít post bài quá, do công việc nhiều cùng với Côn Đảo trong thời gian này đang trong mùa gió chướng nên thời tiết không ổn định nên mình chưa có hành trình mới.
Qua nhu cầu hỏi thông tin của các bạn, nay mình xin cung cấp một số thông tin khái quát về Côn Đảo cho các bạn tham khảo nha:

ĐỊA LÝ – HÌNH THỂ - NHÂN VĂN
CÔN ĐẢO

4.jpg

I. Vị trí, diện tích.
Côn Đảo là một quần đảo tiền tiêu nằm ở Đông Nam của Tổ Quốc ta. Tổng diện tích là 76km2. Tọa độ địa lý: từ 106036’ đến 106045’ kinh độ Đông và từ 8034’ đến 8049’ vĩ độ Bắc, cách Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 180km); cách TPHCM 239km. Nơi từ Côn Đảo đi đất liền gần nhất là cửa Sông Hậu với với 47 hải lý (khoảng 83km).
Hình dạng của Côn Đảo tương tự như một con Trân nước hay là một con Gấu khổng lồ, lưng quay về phía đất liền, chân hướng ra biển Đông, bụng là vùng mặt tiền của trung tâm Côn Đảo (Vịnh Đông Nam), hai chân trước là mũi Cỏ Ống và mũi Lò Vôi, hai chân sau là mũi Cá Mập và Hòn Bà (Côn Lôn nhỏ).
Côn Đảo bao gồm một hệ thống với 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Côn Lôn Lớn (còn có tên gọi hòn Phú Hải) là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, diện tích 51,52km2, chiếm gần 2/3 tổng diện tích cả quần đảo, có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất 9km, chỗ hẹp nhất 1km (tính theo đường chim bay). Hòn Đảo lớn nhất này cũng là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả quần đảo. Với vị thế địa lý như trên, nên Côn Đảo từ lâu đã là nơi mang ý nghĩa chiến lược về an ninh Quốc phòng và chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta.
images


II. Tên gọi của quần đảo:
Sử sách nước ta xưa gọi hòn đảo lớn nhất đảo Côn Lôn, cả quần đảo cũng được gọi chung bằng địa danh ấy: quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo). Về nghĩa Hán văn, Côn Lôn dùng chỉ biên địa xa xôi hẻo lánh.
Thời Mỹ_Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên gọi của quần đảo là Hải Đảo Côn Sơn. Đến ngày 22/10/1956, Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn (một tỉnh trên hòn đảo không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy cai trị tù).
Sau Hiệp định Pais (1973), ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế trong âm mưu ém giấu tù chính trị không traoo trả nên một lần nữa đổi tên gọi của quần đảo. Tháng 11/1974, ngụy quyền đổi tên cơ sở hành chính ở khu trung tâm Côn Sơn thành Thị xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định. Cái tên Phú Hải đó đã tồn tại đến tận ngày Côn Đảo giải phóng (1/5/1975).
Tuy trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng đối với các thế hệ tù nhân và nhân dân cả nước, trước sau như một, quần đảo này chỉ gọi quen thuộc là Côn Đảo.

III. Địa chất núi đồi:
Địa chất: Quần đảo Côn Lôn nguyên thủy do sự phun trào của núi lữa tạo thành một dãy núi mà hầu hết là cường thạch (granit). Đất ở đây phần lớn là nham thạch biến thể.
Khu trung tâm (từ mé biển đến chân núi) có nhiều dòng cát trìu nằm song song theo bờ biển, trên có mọc nhiều cây tạp, chồi nhỏ. Giữa những dòng cát có nhiều khoảng đất thấp, trên mặt là đất cát pha mùn (humus), lớp dưới là đất sét, sâu nữa là đá xanh. Kế tiếp sau những dòng cát là đất dốc thoải lên chân núi, phần lớn là đất cát nhỏ rất nhuyển, pha chút ít chất mùn trông như đất đỏ vùng Xuân Lộc (Bà Rịa). Lớp đất mặt không sâu, lớp dưới là đất sét trộn đá sỏi và nhiều chỗ đá nhô lên tới mặt đất.
Trái với khu trung tâm, tại khu Cỏ Ống dòng cát lại nằm theo chiều trục thẳng đứng đối với bờ biển, cát nhiều hơn, có chút ít mùn. Tính chất đất giống như khu trung tâm nhưng nhờ ở đây là một thung lũng có hình lòng chảo nên giữ được chất mùn, đất tôt hơn.
Đặc điểm đất đai: Theo tài liệu quy hoạch nông nghiệp thì Côn Đảo có 10 loại đất, chủ yếu là cát trắng, cát vàng, Feralit và đất trên đá mắcma.
Đặc điểm địa chất: Côn Đảo được hình thành trên đá mawscma axit và bazơ trung tính. Cấu trúc địa chất: trầm tích vùng vịnh
Sông ngòi: Côn Đảo không có sông rạch, chỉ có suối nhỏ trên núi chảy ra biển. Ngoài ra còn có một số hồ, lớn nhất là hồ Quang Trung (20ha).
Bờ biển: Bãi cát lài ra xa bờ khoảng 800m mỗi khi nước ròng sát dưới số 0. Hòn đảo lớn có 24 bãi biển lớn nhỏ. Bờ biển có những bãi cát rộng ở các nơi: phía mặt tiền trung tâm Côn Đảo; Đầm Trầu; Bãi Vông ở Cỏ Ống và Ông Đụng. Còn lại phần lớn là khúc khuỷu với đá gập ghềnh.
Mực nước: Mực nước biển tại Côn Đảo dựa vào mực nước tại Vũng Tàu tính theo phương pháp hệ số tương quan. Côn Đảo đã tính được kết quả (theo hệ số 0 thủy chuẩn) HP = 1% = 3,54m.
Là vùng bán nhật triều, biên độ triều 4m30; chiều dài bờ biển 200km; độ mặn nước biển 30%0.
Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu ở Côn Đảo để dùng trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động kinh tế. Ước tính có thể khai thác được 18,4 triệu m3 nước ngọt trong lòng thung lũng Côn Đảo trong một năm.
Nước mặn: Hiện nay Côn Đảo có hồ An Hải và hồ Quang Trung với tổng lượng nước khoảng 480.000m3, có thể khai thác khoảng 1.000m3/ngày.

IV. Khí hậu:
Côn Đảo nằm trong khu vực Châu Á gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Trong một năm có hai trào gió mùa:
- Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9.
- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 (về mùa này có nhiều cơn gió giật mạnh, tới cấp 6, cấp 7 và giật trên cấp 7. Do vậy, mùa này còn được gọi là mùa gió chướng).
Khí hậu có hai mùa phân biệt:
- Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng 4 đến thượng tuần thangs12, mưa cao điểm vào các tháng 8,9. Về mùa này, khí hậu khá ẩm ướt, lượng mưa trung bình là 2.200mm/năm.
- Mùa nắng: Từ trung tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 4, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Tháng 2 là tháng mát mẻ nhất, nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 220C, còn tháng năm là tháng oi bức nhất, nhiệt độ có lúc lên tới 340C.

V. Động thực vật:
Côn Đảo có hệ thống động thực vật rất phong phú, đặc trưng cho nhiều vùng khác nhau. Động vật cũng như thực vật đều có loài sống trên cạn và những loài sống dưới nước, đặc biệt có những lâm sản quý như gỗ Găng, Quăng,… hải sản quý thì có DuGong, Vích, Đồi Mồi, Yến sào, Trai ngọc…
Do tính phong phú, đa dạng và có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng bảo dưỡng, nên tháng 03/1984, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định xây dựng ở Côn Đảo một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 6.043ha đất rừng. Sau này, khu bảo tồn thiên nhiên chuyển thành Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
images


VI. Nhân văn:
Ngày 28/4/1944, trong khi xây dựng con đường xuyên đảo Côn Lôn, các tù nhân hành dịch đã phát hiện dưới độ sâu 1m có 6 dụng cụ bằng đá gồm 3 lưỡi rìu, 1 cái đục và 2 lưỡi cuốc. Những dụng cụ này được viên Chúa ngục Tisseyre gửi về Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse ở Sài Gòn, mang ký hiệu từ số 3656 đến 3662. Ngoài ra còn nhiều phát hiện khác trong đó có những đồng tiền vàng in hình Hoàng đế Charles V của Tây Ban Nha (1521), những đồ sành sứ và đồ trang sức bằng vàng, bạc trong các ngôi mộ cổ và các lu, hũ chôn giấu (ngày 25/11/1896. Trong vòng thành trại I, phạm nhân Đặng Văn Tám đang đào một cống thoát nước đã bắt gặp ư cái lu to, một cái đựng đồng tiền, một cái đựng đò nữ trang bằng vàng. Người ta đoán rằng, đây là một phần tài sản của Vua Gia long và tùy tùng chôn giấu. Năm 1930, một phạm nhân làm khổ sai ở Bến Đầm đã bắt gặp một cái hũ đựng một dây đai bằng vàng. Vào khoảng 1930 – 1940, người ta đào được ở An Hải một cái lu đựng chén đĩa sứ cùng những đồ văn phòng tứ bảo, ấn triện).
images

Những phát hiện đó cho thấy, trên những hòn đảo này từ những thế kỷ trước đã có những cộng đồng người Việt định canh định cư. Dấu tích những làng xưa nhất còn để lại ở vùng An Hải, An Hội, Cỏ Ống trên đảo lớn Côn Lôn hay xóm Bà Thiết ở hòn Cau. Khi người Pháp xây dựng nhà tù, có thêm một số gia đình viên chức và đông đảo nhất vẫn là người tù. Trước ngày giải phóng, trên đảo có lúc lên tới 12.000 người, trong đó tù nhân có khoảng 9.000 người. Có thể nói, ở Côn Đảo ngày trước chỉ có hai hạng người: người tù và người cai trị tù.
 
Đó là những đam mê!

ap_20100927051808961.jpg


Đã có những khoảng thời gian trải nghiêm. Ban đầu luôn có những cái "khó khăn" về nhân lực, về nghiệp vụ và đặc biệt là độ "tin tưởng" của khách hàng. CLB hướng dẫn viên du lịch Côn Đảo của mình cũng đã cố vượt qua mọi thử thách, nhằm vào ý tưởng và những đam mê nghề nghiệp và sứ mạng của một hướng dẫn viên địa phương.

Có thể nói, Tin và những người bạn đã và đang hết mình sống mái với cái đam mê mà mình đã lựa chọn, mang lại chương trình tham quan tại Côn Đảo đến mọi du khách thật nhiều thú vị và hưởng được giá trị tinh thần một cách chân thành và vui vẻ hơn.

Rất mong đó là sự trải nghiệm tốt và được sự quý mến của khách hàng và chúng tôi luôn cố gắng thể hiện là "một người bạn đồng hành của bạn!"
 
Các điểm cần biết tại Côn Đảo

Chào các bạn, có một số bạn đang phân vân là đến Côn Đảo thì làm gì, ở đâu, chơi gì,... nói chung là có gì không?
Vâng thì cũng như các giới thiệu trên các bài viết trước Tin đã giới thiệu về các resort, các điểm tham quan nào là lịch sử, thiên nhiên hoang dã tại Côn Đảo để cho chúng ta có những hành trình trải nghiệm thú vị.
Nay mình xin giới thiệu thêm về những địa điểm mà các bạn đến Côn Đảo cần biết, những nơi có thể giải trí và ăn uống:

IMG_0411.JPG

Trạm xăng duy nhất tại Côn Đảo nằm trên đường Ngô Gia Tự

IMG_0402.JPG

Bưu điện huyện Côn Đảo trên đường Nguyễn Huệ

IMG_0406.JPG

Ngân hàng duy nhất tại Côn Đảo (Viettinbank) trên đường Lê Duẩn

IMG_0430.JPG

Có 02 quán cà phê lý tưởng
- Côn Sơn quán trên đường Tôn Đức Thắng (nằm sát đường biển) ngắm cảnh tuyệt vời
- Sức sống mới trên đường Huỳnh Thúc Kháng, cảnh vật vườn thơ mộng


IMG_0396.JPG

03 điểm Karaoke:
- Biển Đảo trên đường Nguyễn Đức Thuận
- Gió Côn Sơn trên đường Tôn Đức Thắng (thuộc khu vực của Sài Gòn Côn Đảo Resort)
- Ớt pro trên đường Huỳnh Thúc Kháng


IMG_0398.JPG

Trung tâm y tế Quân - Dân y huyện Côn Đảo (địa điểm y tế tại trung tâm Côn Đảo)
trên đường Lê Hồng Phong

Một số nhà hàng - quán ăn tại Côn Đảo:

- Nhà hàng Dugong thuộc Côn Đảo resort

- Nhà hàng Seatravel

- Nhà hàng Poulo Condor thuộc khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo

- Nhà hàng ATC thuộc nhà nghỉ ATC

- Nhà hàng Phương Hạnh

- Nhà hàng Lan Hương

- Quán Sơn Phước Lộc

- Quán Tri Kỷ

- Quán Côn Sơn

- Quán Thanh Huyền

- Quán Thu Ba

- Quán Yến Vân

- Quán Gia Đình, khu N7

- Quán N7, khu N7

Mong những thông tin này bạn sẽ cần khi đến Côn Đảo!
 
Thông tin cập nhật Côn Đảo

Thông tin mới đến với các bạn:
Gần Tết hay những ngày Lễ lớn tại Côn Đảo thì khắc nghiệt nỗi ở chỗ là vé máy bay lại tăng nhanh nên khó cho những bạn nào muốn ra Côn Đảo.
Nhưng đến tháng 02 này (Qua Tết), thì lịch bay của AirMekong và Vasco đã ổn định lại cùng với giá vé đã xuống với mức giá từ 400k - 550k (chưa VAT) nên bạn nào có dự định đi Côn Đảo thì tận dụng lúc này nhé!
Đặc biệt đến với Côn Đảo mùa này thì thời tiết rất đẹp, thuận tiện cho mọi tour tuyến tham quan tại Côn Đảo.
Mong thông tin này phần nào hỗ trợ thông tin tư vấn du lịch Côn Đảo đến các bạn!
 
Chuyến di hành của Mr.Tin

hihi, đây là hành trình của Tin, đi cùng bạn đến một số điểm di tích và nóc nhà Côn Đảo (đỉnh gada):

ap_20110121104727332.jpg

trước mộ Cụ Lê Hồng Phong

ap_20110121104728412.jpg

Trước mộ Cụ Nguyễn An Ninh

ap_20110121104719471.jpg

Đi núi Thánh Giá

ap_20110121104712865.jpg

Chinh phục đỉnh cao

ap_20110121104719532.jpg

Đó là Tin

Đây là hành trinh của Tin, cũng như giới thiệu thêm với các bạn về những địa điểm tại Côn Đảo!
 
Re: Chuyến di hành của Mr.Tin

Chào Tín,

Tháng 6 vừa rồi gia đình Thảo ra Côn Đảo đã đi tour với Tín nè, hông biết còn nhớ hok (má Thảo cũng người Bạc Liêu á). Không ngờ lại gặp lại trên diễn đàn này nhỉ?

Đi tour với Tín rất yên tâm, chúc vui với công việc hiện tại nhé. Có dịp ra Côn Đảo sẽ lại liên hệ Tín đi vi vu tiếp nha. (Lần vừa rồi chưa kịp ra hòn, lặn biển và đi núi) :">
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,419
Bài viết
1,146,939
Members
193,478
Latest member
googleads00
Back
Top