qkhoaa3
Phượt thủ
Công viên Hắc Long Đàm
Ở vị trí trung tâm của công viên Hắc Long Đàm là lầu Đắc Nguyệt (Đắc Nguyệt Lâu) và cầu Toả Thuý (Toả Thuý Kiều):
Đắc Nguyệt Lâu được xây dựng vào vào năm thứ năm đời Cảnh Thái nhà Minh (năm 1454). Ngôi lầu có hai tầng: tầng dưới là Hắc Long Cung, tầng trên là Long Tuyền. Tuy nhiên, Đắc Nguyệt Lâu đã bị hoả hoạn thiêu rụi vào khoảng năm 1950, sau đó được phục dựng như hiện nay.
Các bạn có thể thấy nước ở đây trong như thế nào
Hãy tưởng tượng: vào một đêm rằm, đứng trên Đắc Nguyệt Lâu này mà ngắm trăng soi đáy nước, làm vài ly..thì chắc ai cũng có thể xuất khẩu thành thơ..
Ngoài ra trong công viên còn có lầu Ngũ Phụng, đình Vạn Thọ, đền Long Thần, Viện nghiên cứu và Bảo tàng Văn hóa Đông Ba...rất tiếc là thời gian tham quan có 1h30 như đã hẹn, nên tôi chưa kịp ghé qua.
Tiếc nhất là chưa xin được chữ tượng hình Đông Ba về. Người Naxi (Nạp Tây) ở Lệ Giang được coi là một trong những dân tộc hiếm hoi trên thế giới đến bây giờ vẫn còn dùng chữ tượng hình. Đây là chữ thuộc loại cổ nhất, tìm thấy trên hóa thạch nhiều nghìn năm trước, thuộc nền văn hóa Đông Ba xa xưa. Người thông thạo chữ tượng hình ở Lệ Giang nay chỉ còn khoảng hơn 20 người.
Ở vị trí trung tâm của công viên Hắc Long Đàm là lầu Đắc Nguyệt (Đắc Nguyệt Lâu) và cầu Toả Thuý (Toả Thuý Kiều):

Đắc Nguyệt Lâu được xây dựng vào vào năm thứ năm đời Cảnh Thái nhà Minh (năm 1454). Ngôi lầu có hai tầng: tầng dưới là Hắc Long Cung, tầng trên là Long Tuyền. Tuy nhiên, Đắc Nguyệt Lâu đã bị hoả hoạn thiêu rụi vào khoảng năm 1950, sau đó được phục dựng như hiện nay.

Các bạn có thể thấy nước ở đây trong như thế nào


Hãy tưởng tượng: vào một đêm rằm, đứng trên Đắc Nguyệt Lâu này mà ngắm trăng soi đáy nước, làm vài ly..thì chắc ai cũng có thể xuất khẩu thành thơ..
Ngoài ra trong công viên còn có lầu Ngũ Phụng, đình Vạn Thọ, đền Long Thần, Viện nghiên cứu và Bảo tàng Văn hóa Đông Ba...rất tiếc là thời gian tham quan có 1h30 như đã hẹn, nên tôi chưa kịp ghé qua.
Tiếc nhất là chưa xin được chữ tượng hình Đông Ba về. Người Naxi (Nạp Tây) ở Lệ Giang được coi là một trong những dân tộc hiếm hoi trên thế giới đến bây giờ vẫn còn dùng chữ tượng hình. Đây là chữ thuộc loại cổ nhất, tìm thấy trên hóa thạch nhiều nghìn năm trước, thuộc nền văn hóa Đông Ba xa xưa. Người thông thạo chữ tượng hình ở Lệ Giang nay chỉ còn khoảng hơn 20 người.