What's new

[Chia sẻ] Những mảnh ghép nước Nga.

Vậy là em đã rời nước Nga sau từng đấy năm lang thang, hành trang mang về chỉ là những bức ảnh, những người bạn và kỷ niệm. Có lẽ em cũng khó quay lại trong tương lai gần, vì thế em lập chủ đề này, phần để chia sẻ lại những nơi mà em đến, phần để có thể bất kỳ ai yêu nước Nga vào chia sẻ cảm nhận và phần nữa để tư vấn cho ai có nhu cầu về cách đi lại, ăn uống và chơi bời ở bất kỳ thành phố du lịch nào của Nga (vì em đã đi khá kỹ từ Tây tới sát Viễn Đông, từ Bắc tới Nam, từ Altai tới Kavkaz, từ Baikal cho đến Crimea), mặt khác cũng là để viết tiếp về Siberia do topic cũ bị hỏng photobucket mất hết ảnh (viết kiểu topic cũ mất thời gian quá mà em cũng bận không thể duy trì được).

Topic này em cũng dùng account facebook chính để upload ảnh và ban đầu sẽ dùng luôn các post facebook cũ cho đỡ tốn sức (vì thế sẽ có nhiều pót xưng hô khá củ chuối, các bác thông cảm) rồi đi vào chi tiết sau. Xin phép được bắt đầu với bán đảo Crimea, sau đó lần lượt sẽ là vùng Kavkaz, Kuban, hai thành phố lớn Moskva và Saint Petersburg, các thành phố dọc theo sông Volga, Bắc Ural, Nam Ural, Tây Siberia, Altai và Đông Siberia.

Các thành phố/ thị trấn sẽ được review trước, sau đó sẽ vào các điểm thăm quan cụ thể.

Post ảnh để kiểm tra khả năng hiển thị :D

23621731_10210945829661819_6354541222211361431_n.jpg



Danh sách các thành phố, thị trấn, làng mạc và điểm thăm quan, cập nhật dần theo bài viết:

PHẦN CRIMEA
1. Feodosya
2. Sudak
3. Koktebel
4. Alushta
5. Yalta
6. Alupka
7. Sevastopol
8. Balaklava
9. Simferopol

PHẦN KAVKAZ
10. Khatuey
11. Argun
12. Gudermes
13. Grozny
14. Goytư
15. Urus-Martan
16. Khankala
17. Dzhalka

ĐỒNG BẰNG MIỀN NAM
18. Krasnodar
19. Rostov-na-Donu
20. Volgograd
 
Last edited:
@adamantan: Mình nghe nhiều bạn phượt Nga từng đến đây đều nói người dân Gruzia/ Kavkaz cực kỳ hiếu khách và các bạn ấy sau khi đi nhiều nước về đều đánh giá cao nhất cả về cảnh vật cũng như con người xứ này. Mong được đọc tiếp những cảm nhận riêng của bạn và mình cũng mong ước có dịp đc đến. :D
 
@adamantan: Mình nghe nhiều bạn phượt Nga từng đến đây đều nói người dân Gruzia/ Kavkaz cực kỳ hiếu khách và các bạn ấy sau khi đi nhiều nước về đều đánh giá cao nhất cả về cảnh vật cũng như con người xứ này. Mong được đọc tiếp những cảm nhận riêng của bạn và mình cũng mong ước có dịp đc đến. :D

Vâng, nhìn chung là hiếu khách nhưng cũng khá khôn vặt và lừa đảo nhanh như chảo chớp ạ :))
Còn mấy bà già mà em tiếp xúc trên chuyến tầu từ Grozny về Mát thì em cũng sợ vãi linh hồn :-S
 
Xin phép bạn Adamantan bàn đôi lời ở đây tiếp theo những ý kiến hôm trước. Nước Nga ngày nay, và cả Liên Xô ngày trước có quá nhiều sự phức tạp và bí hiểm của họ mà chúng ta - là những người ngoài - dù có yêu hay ghét họ đến đâu đi nữa, cũng nên tránh không bàn đến thì tốt ở những diễn đàn công cộng và không chuyên về chính trị, quân sự hay lịch sử như diễn đàn phượt này. Ví dụ có bạn ở trên nói rằng "nước Nga Sa Hoàng - Liên Xô - LBCHXHCNXV Nga vốn liên tục là chủ nhân của Crưm từ 2-3 thế kỷ nay và việc nó trở về dưới sự quản lý của LB Nga dù bằng cách nào cũng là điều hợp lẽ". Điều đó khó có thể đồng ý được, nếu không nói là rất sai. Vậy chúng ta sẽ quan niệm như thế nào về chủ quyền của 4 hòn đảo của quần đảo Kuril (bao gồm Iturup, Kunashir, Shikotan, Habomai) trước đây thuộc Nhật và bị Liên Xô chiếm đóng từ 1944 và tuyên bố chủ quyền (trong khi Nhật vẫn liên tục tuyên bố chủ quyền về 4 hòn đảo này). Sau khi Liên Xô tuyên bố chủ quyền, họ đã di chuyển gần 20 nghìn dân Nhật ở đây về vùng Trung Á...

Chuyện về các vùng đất tranh chấp, thậm chí chiến tranh như Crimea, Checnya,Transnistria (của Moldova?), Kuril là chủ đề phức tạp và gây tranh luận ở ngay trong người Nga, còn đối với những người ngoài cuộc nó càng gây tranh luận.

Vì thế tôi mong bác chủ Adamnatan là người độc đáo đã thân chinh du lịch những vùng đất như thế này, sẽ có những tư liệu quý cho chúng ta, những người quan tâm đến nước Nga, dù có quan điểm khác nhau, đều thấy bổ ích. Cám ơn nhiều bác Adamnatan.

Ở trên tôi đã chót đưa ra ý kiến gây tranh luận, xin mọi người hãy bỏ qua nếu không thích nó. Tôi cũng nói rõ đó là ý kiến mang tính tình cảm của tôi khi tôi đọc các tư liệu về Crimea hay tương tự tôi cứ liên tưởng đến Hoàng Sa của mình và tôi thấy nó rất giống nhau (mọi sự so sánh đều khập khiễng) và sự khập khiễng ở đây tôi nghĩ là bỏ qua được về mặt tình cảm. Tôi tuyệt đối không nói lý lẽ ở đây. Tôi thiển nghĩ, chúng ta là người ngoài, trước những sự vật phức tạp như Crimea, Checnia, Kuril, Transnitria..., trên diễn đàn phượt như thế này, không nên bàn về lý lẽ của sự vật.

Hôm trước có bạn có topic viết về Bắc Triều Tiên, bạn ấy có những hình ảnh rất đẹp, rất quý về BTT, nhưng cách bạn ấy viết đã đưa quá nhiều ý kiến mang tính phán xét, nhận định về BTT... và tôi cũng tham gia đôi lời cùng mọi người để tranh luận.... Cuối cùng không hiểu tại sao bạn ấy bỏ dở topic. Rất đáng tiếc.

Hy vọng Topic của bạn Adamnatan đáng kính sẽ được tiếp tục cho đến cuối cùng.
 
Hôm trước có bạn có topic viết về Bắc Triều Tiên, bạn ấy có những hình ảnh rất đẹp, rất quý về BTT, nhưng cách bạn ấy viết đã đưa quá nhiều ý kiến mang tính phán xét, nhận định về BTT... và tôi cũng tham gia đôi lời cùng mọi người để tranh luận.... Cuối cùng không hiểu tại sao bạn ấy bỏ dở topic. Rất đáng tiếc.

Hy vọng Topic của bạn Adamnatan đáng kính sẽ được tiếp tục cho đến cuối cùng.

Bác yên tâm là xương sống của những bài viết ở chủ đề này là em đã viết rồi. Giờ chỉ copy lại nên ít nhất sẽ duy trì được hết chủ đề với phần chính gồm đánh giá về khoảng hơn 70 thành phố và 30 thị trấn/ làng mạc. Còn viết chi tiết về từng điểm tham quan thì em sẽ cố hết khả năng vì số lượng là rất nhiều.

11. Argun

Argun là một thành phố nhỏ của cộng hòa Chechnya. Thành phố này rộng 63 km vuông có khoảng 36.000 dân, nằm ở bờ sông Argun và cách thủ đô Grozny của Chechnya khoảng 10 km về phía Đông Bắc.
Thành phố này được thành lập bằng việc mở rộng ngôi làng Usghahard với dân cư sinh sống từ thế kỷ 18.
Trong 2 cuộc chiến Chechen, cùng với Grozny, Argun là thành phố thứ 2 bị băm nát gần như hoàn toàn. Cách không xa Argun là con đập Ulus-Kert với cao điểm 776 là nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa quân Nga và phiến quân Chechen đã đi vào phim "Cổng bão".
Từ sau năm 2010, Argun được hiện đại hóa và đổ tiền đầu tư rất nhiều, các ngôi townhouse hiện đại và cao ốc lần lượt mọc lên, thay đổi toàn bộ khuôn mặt của thành phố.

Ăn chơi gì ở Argun:
- Trong thành phố thì nói thẳng là không có chỗ chơi, vì luật Sharia áp dụng ở đây cực kỳ hà khắc nên không có bar sàn cafe nhảy nhót gì ban tối cả.
- Ban ngày thì mùa hè rất nắng nóng nên lang thang chụp ảnh cũng khó.
- Có thể thăm nhà thờ Hồi giáo Argun kiến trúc rất đẹp và chụp ảnh một số tượng đài.
- Nếu mua tour thì có thể ra thăm khu vực điểm cao 776 trong phim Cổng bão nơi 90 lính dù Nga cầm chân 2000 quân Chechnya ở cách thành phố tầm 30 km theo đường 306, cực nổi tiếng, và chụp ảnh cũng đẹp :D

Ảnh chụp phần phía Đông thành phố Argun từ tầng 19 khách sạn Argun (cùng tên), là khách sạn lớn nhất thành phố. Em ở Double room cực đẹp, mà giá có 500 rúp (200K)/ đêm kèm ăn sáng :D

20934936_10210318455537858_7545578849574802069_o.jpg
 
Tóm lại tôi xin dừng về cái đề tài Hoàng Sa ở đây nếu ko cứ theo cái đà cố đấm ăn xôi ví von ấu trĩ của ai đó thì topic của bạn adamantan sẽ ko dừng ở HS nữa mà sẽ tiếp tục "phát triển" đến tận Kurilskye Ostrova với mâu thuẫn Nga Nhật, rồi ko khéo lại dây dưa đến cả Alaska rồi tạt về Chăm pa, Phù Nam, Bồn Man với cả Khơ Me King đờm nữa thì bỏ bu =))
Xin lỗi chủ thớt và mời bạn tiếp tục ạ :D
 
Vâng, nhìn chung là hiếu khách nhưng cũng khá khôn vặt và lừa đảo nhanh như chảo chớp ạ :))
Còn mấy bà già mà em tiếp xúc trên chuyến tầu từ Grozny về Mát thì em cũng sợ vãi linh hồn :-S

1 câu chuyện thực tế có cả mặt tốt và mặt xấu thì mới thú vị :D
Nhiều khi cùng 1 điểm đến nhưng mỗi lần lại có 1 cái nhìn khác nhau, nhiều khi đối lập, tùy thuộc vào bối cảnh mỗi chuyến đi và những người ta gặp trong lần đó.
 
12. Gudermes

Cảm giác qua Chechnya đối với một ngừoi thích xem phim Nga từ trước, nhất là phim chiến tranh khi đi đến đâu cũng là: Ô kìa, mình thấy cái này trên phim rồi, cái kia cũng trên phim rồi, quen quá đi.
Hơi buồn là Gudermes em chỉ xuống ga tầu khi tầu dừng 30 phút mua cái kem với chụp ít ảnh xe tăng, pháo xung quanh nên cũng không biết viết gì nhiều :D
Gudermes nằm cách Grozny 36 km, là một đầu mối đường sắt quan trọng trên con đường trung chuyển dầu mỏ giữa Baku (Azerbaijan) và thành phố Rostov-na-Donu của Nga. Bản thân Gudermes cũng có mỏ dầu và dân sống khá thoải mái nhờ nguồn thu nhập từ dầu mỏ.
Thị trấn thành lập năm 1941 và có khoảng 30.000 dân, ngoài đặc sản dầu mỏ thì dân còn trồng thêm ngô và phơi cá khô nữa.

Ảnh:
Trẻ em tại thị trấn Gudermes, Chechnya chạy ra đường ray vẫy tay chào khi đoàn tầu đi qua.

20258221_10210104518109556_6512696940057643407_n.jpg
 
13. Grozny

Trước khi Liên Xô tan rã, Grozny là một thành phố khá an toàn và dễ tiếp cận với rất nhiều người Việt xuống "làm ăn", tuy nhiên sau hai cuộc chiến Chechnya, mọi thứ không còn đơn giản như vậy.
Grozny là thử đô của nước Cộng hòa Chechnya, trung tâm Hồi giáo lớn thứ hai nước Nga và lớn nhất vùng Kavkaz. Tuy chỉ là trung tâm Hồi giáo thứ hai, nhưng không hiền hòa như người Tatar, người Chech khá máu lửa và đây là nơi cung cấp lực lượng jihad thuộc hàng top thế giới.
Thành phố Grozny (tiếng Nga có nghĩa là "Đáng sợ") có khoảng 280.000 dân, thành lập năm 1818 với vai trò là một trong những binh trạm xa xôi nhất về phương Nam của nước Nga, bên bờ sông Sunzha. Sau khi tìm ra mỏ dầu quanh đây, vai trò quân sự của thành phố này yếu dần khi dân cư đổ về đây biến nơi đây thành một trung tâm khá nhộn nhịp.
Sau cách mạng tháng 10, Grozny cũng trở thành bãi chiến trường khốc liệt giữa Hồng quân Liên Xô và quân Cossack Terek ly khai. Để quản được những người Nga Cossack tại đây, chính quyền Xô Viết đã di dân Chechen từ những vùng núi xung quanh về thành phố này và thành lập lên Cộng hòa Soviet Cao nguyên rồi sau đó là Khu tự trị Chechen-Ingush. Năm 1944, sau 1 cuộc nổi loạn chống chính quyền Xô Viết, toàn bộ dân tộc Chechen ở đây đã bị đầy đi Siberia, với kết quả 1/3 dân số chết trên đường đi và toàn bộ công lao của những đơn vị Chechen trong Thế chiến II cũng bị xóa bỏ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính quyền Nga đã mất kiểm soát với vùng đất này và 1 thủ lĩnh ly khai là Jokhar Dudayev đã chiếm Grozny, dựng chính quyền riêng. Nỗ lực dùng proxy war, vũ trang cho các nhóm đối lập Chechen để lật đổ Dudayev của chính quyền Nga đã thất bại, dẫn tới sự tham gia của quân đội Nga trong hai cuộc chiến Chechen lần 1 (1994-1996) và lần 2 ( 1999-2000) dẫn đến việc phá hủy 98% thành phố Grozny cùng 1 số thành phố lân cận như Argun, Gudermes.
Dù tham gia chống Nga điên cuồng trong cuộc chiến Chechen lần 1, tuy nhiên đến lần 2, thân binh nhà Kadyrov, dưới sự lãnh đạo của hai cha con Akhmed Kadyrov và Ramzan Kadyrov đã hỗ trợ tích cực cho chính quyền Nga và kết thúc được cuộc chiến đẫm máu tại đây. Kết thúc cuộc chiến, Akhmed trở thành tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Chechen thuộc Nga và sau đó là Ramzan, khi Akhmed bị ám sát năm 2004.
Hiện tại, sau kế hoạch đầu tư 60 tỷ rúp (khoảng 2 tỷ USD/ thời điểm sau 2000) vào Cộng hòa Chechnya trong 10 năm, cả nước Chechnya và Grozny nói riêng đã thay da đổi thịt hoàn toàn. Nhờ việc giải phóng mặt bằng triệt để bằng bom và đạn pháo trong 2 cuộc chiến, thành phố đã được xây dựng lại rất nhanh chóng và quy củ, trở thành thành phố đẹp nhất vùng Kavkaz.
Tất nhiên, việc 1 số thành phần ly khai Chechen chạy vào núi và tiếp tục kháng chiến, nhưng với chính sách sắt máu của Ramzan Kadyrov, Grozny giờ có thể nói là khá thanh bình, dù văn hóa súng đạn vẫn y chang vùng Texas , Hoa Kỳ với xe bọc thép, pháo tự hành chạy trên phố không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên cũng nhờ thế mà tỷ lệ tội phạm và xô xát là khá hiếm hoi. Grozny cũng là thành phố duy nhất của nước Nga có đường phố mang tên tổng thống Putin.
Đường xá thoáng đãng, phương tiện giao thông công cộng hiện đại, cảnh sát thân thiện (sẵn sàng chặn xe dân đang lưu thông trên đường để cho bạn đi nhờ nếu như bạn nhờ họ giúp) , đồ ăn ngon... Nói chung, Grozny là một điểm đáng đến để thăm quan dù việc đến đây cũng khá là vất vả vì tầu hỏa từ Mát chỉ có 1 chuyến/ tuần còn đi bằng ô tô qua Bắc Osetia + Daghestan thì khá là mạo hiểm.

Ăn chơi gì ở Grozny:
- Check in công viên trung tâm và đại lộ Putin, con đường duy nhất trên thế giới mang tên tổng thống Putin. Trên đường này có bảo tàng văn hóa Chechnya, mấy quán ăn khá ngon, nhà hát quốc gia, etc...
- Thăm thánh đường Hồi giáo Trái tim Chechnya, lớn nhất nước Nga, (hình như) cũng lớn nhất châu Âu luôn.
- Thưởng thức món ăn truyền thống Chechnya - Zhizig Gulash ở nhà hàng Dai Kheri (cụ thể món này em sẽ viết riêng một post sau)
- Thăm tòa nhà đổ nơi giao chiến khốc liệt giữa quân Nga và lính ly khai Chechnya trong phim Luyện ngục (Chistilische) (đây là di sản thời chiến tranh Chechnya duy nhất được giữ lại)
- Thăm công viên & đài phun nước trị giá 1 tỷ đô la ở trung tâm thành phố.
- Thăm nhà thờ Thiên chúa giáo duy nhất ở Chechnya (mới bị khủng bố hôm trước chết 2 cảnh sát với 1 dân thường :( )
- Thăm khu tổ hợp khách sạn Grozny City cao 40 tầng, hiện là tòa nhà cao nhất Grozny. Trên nóc có bar và nhà hàng, cũng là nơi duy nhất có bar luôn thì phải (cái này em không chắc vì chưa lang thang đủ nhiều.
- Thăm bảo tàng Akhmet Kadyrov.

Ảnh chụp từ tầng thượng khách sạn Grozny City, phía tay phải là nhà thờ Trái tim Chechnya ạ. Phía này không đẹp bằng đằng sau lưng có dinh tổng thống nhưng anh Ramzan Kadyrov anh ấy cấm chụp ảnh phía đó nên đành chịu :(

21316510_10210440412066695_4295587116717210083_o.jpg
 
Nước Nga quá rộng lớn, khó lòng có thể đi hết được nên hình ảnh những nơi bạn đi qua được bạn post lên đây thật quý. Bạn cho mình hỏi, đây là bạn đi một lèo các TP hay là đi thành nhiều đợt vậy? Phương tiện để di chuyển giữa các vùng có dễ không, chi phí ks, sinh hoạt những nơi bạn đi qua có đắt đỏ lắm không và an ninh đi có thỏa mái không bạn?
 
Nước Nga quá rộng lớn, khó lòng có thể đi hết được nên hình ảnh những nơi bạn đi qua được bạn post lên đây thật quý. Bạn cho mình hỏi, đây là bạn đi một lèo các TP hay là đi thành nhiều đợt vậy? Phương tiện để di chuyển giữa các vùng có dễ không, chi phí ks, sinh hoạt những nơi bạn đi qua có đắt đỏ lắm không và an ninh đi có thỏa mái không bạn?

- Mình đi 5 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tháng. Phương tiện đi lại thì có thể là máy bay, tầu hỏa, ô tô, vẫy xe đi nhờ, thậm chí nhiều lúc là xe đạp.
- Chi phí khách sạn lúc sang ở resort 10.000 rúp ($170)/ đêm cũng có, ở hostel 290 rúp ($5/ đêm) cũng có, mà nằm giữa ruộng lúa mì ngủ qua đêm cũng có.
- Ăn đồ ăn bình dân cũng có, đặc sản cũng có, đi vào mấy vùng sâu xa ăn nhờ cũng có.
- An ninh thì ngoài 1 lần suýt bị cướp có vũ khí & bắt cóc ra thì nói chung là ổn, mình có vũ khí và biết sử dụng vũ khí :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,453
Bài viết
1,152,967
Members
190,094
Latest member
chikoru
Back
Top