What's new

[Chia sẻ] Những mảnh vỡ Óc Eo

#9 - Những mảnh vỡ Óc Eo

Những mảnh vỡ Óc Eo​


Thread này để dành ghi lại hình ảnh "Những mảnh vỡ Óc Eo" còn lại trên đất nước Việt Nam mà tôi có dịp chiêm bái. Những mảnh vỡ của vương quốc Phù Nam - quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á (thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7)

Bắt đầu hành trình của tôi là hai "mảnh vỡ hậu Óc Eo" ở tỉnh Tây Ninh: đền tháp Bình Thạnh và đền tháp Chót Mạt. Hai ngôi đền này có niên đại thế kỷ 8 và 9 thuộc thời kỳ hậu Óc Eo(Chân Lạp). Đau xót nhất là hai ngôi đền đều đã bị "thảm họa trùng tu" các di tích cổ. Nếu bạn đã từng nhìn thấy ngôi tháp Chămpa Hòa Lai ngay trên quốc lộ I được "trùng tu" mới toanh. Có lẽ bạn sẽ hiểu phần nào sự đau xót của tôi.

Đọc thêm về "Óc Eo" trong bài của tác giả Nguyễn Thị Hậu, bài của Nguyễn Quang Ngọc bài của Phạm Xuân Khuyến


Clip: Óc Eo nền văn hoá cổ xưa

[video=youtube;gHKVLX3xfcc]http://www.youtube.com/watch?v=gHKVLX3xfcc[/video]


281428_255792664450479_1561672_n.jpg



(beer)​

Bài đã đăng trên Phượt:

1. Hoàng hôn trên cung đèo cổ tích
2. Sự cô đơn của lãng tử
3. Bình minh thần linh
4. Cáp treo Fanxipăng - Được và mất gì???
5. Những dòng sông của chúng ta...
6. Lính thời bình: Những ngày tháng dịch xê
7. Tàu anh qua núi: Hải Vân một dải sơn hà
8. Đại lộ tháng tư anh giữ lại cho anh...
 
Last edited:
Mảnh vỡ Óc Eo - Chót Mạt cổ tháp


Ngôi đền tại xã Tân Phong, huyện Tân Biên, Tây Ninh. Đường tới di tích nếu đi từ TX Tây Ninh theo quốc lộ 22B qua huyện Châu Thành là sang địa phận huyện Tân Biên lần lượt qua các xã Trà Vong, Mò Công là đến xã Tân Phong có di tích. Biển chỉ vào di tích nằm ngay cạnh quốc lộ 22B. Nếu tính chiều đi về cửa khẩu Xa Mát thì biển nằm bên phải đường.

Bản đồ hành chính và di tích Tây Ninh

img1080639524.jpg


283502_255801824449563_6354239_n.jpg


Biển chỉ vào tháp Chót Mạt nằm ngay quốc lộ 22B. Từ đó vào di tích còn gần 2 cây số

223807_255801854449560_4582475_n.jpg


Đường vào là đường đất nhầy nhụa vì mới mưa

254720_255801894449556_700184_n.jpg


Tháp nằm giữa cánh đồng lúa đương xanh​
 
Last edited:
Khu tháp đã được nhà nghiên cứu người Pháp là H. Parmentier, đại diện cho Trường Viễn Đông Bác Cổ đến đây nghiên cứu vào năm 1909, có niên đại thế kỷ 8 thuộc Hậu Óc Eo. Nhìn bên ngoài tháp có hình dạng khá giống với những tháp Chăm cùng thời như tháp Po Sa Inư tại Phan Thiết và cách khắc chìm trên gạch khá giống tháp Chăm. Tuy nhiên ngoài đặc điểm không có tháp ở các tầng mái, các cột ở cửa giả theo mô típ Ăng Ko còn một điểm khác biệt nữa cũng là đặc điểm chung của các khu đền tháp Chân Lạp đó là dấu vết của một bàu nước cổ tượng trưng cho “Biển Sữa” theo quan niệm vũ trụ luận của đạo Bà La Môn.
Khác với Champa " Biển Sữa là các kiến tạo tự nhiên và khu đền tháp gắn với tự nhiên.
Khu tháp không có chóp(phía trên nóc là một tấm bê tông), không bia di tích, không vật thờ, người lạ đi vào không ai kiểm soát mặc dù có nhà bảo vệ. Các công trình phục vụ tham quan được dùng để làm nơi chứa đồ hoặc phục vụ nông nghiệp. Con đường vào khu di tích chưa được giải nhựa. Đau xót hơn là cách trùng tu "làm mới di tích"...

281690_255801941116218_3123287_n.jpg


216755_255801964449549_1804344_n.jpg


216750_255801991116213_4625765_n.jpg


262448_255802037782875_1451899_n.jpg


206212_255802064449539_2738456_n.jpg

Nhiều người cho rằng đây là tháp Champa vì hình dạng khá giống đền tháp Po Sah Inư ở Phan Thiết Bình Thuận. Nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy điểm khác biệt.
Mặc dù có cùng niên đại và hình dạng, tuy nhiên tháp Chót Mạt sử dụng vật liệu đá trên thanh đà và cột cửa(trong hình là hiện vật đã được phục chế từ nguyên mẫu). Với tháp Chăm hiện tượng này chỉ có ở những ngồi đền có niên đại muộn hơn.
Thêm nữa hai cột cửa được điêu khắc vòng nhẫn đây cũng là đặc trưng cột cửa Chân Lạp. Ở tháp Phú Hài hai cột cửa ở cửa giả cũng điêu khắc vòng nhẫn nhưng làm bằng gạch. Một nét giáo thoa văn hóa giữa Chân Lạp và Khmer.
 
Last edited:
283201_255802674449478_5748194_n.jpg


Cửa tháp nhìn từ trong ra, có thể thấy gạch xây giật cấp thu dần lên đỉnh. Khung cửa bằng đá có hai lỗ để gắn cánh cửa

206114_255802864449459_4987865_n.jpg


223750_255802731116139_2575122_n.jpg


285391_255802767782802_7593336_n.jpg


250391_255802801116132_1053112_n.jpg


Bạn đồng hành (beer)

 
Hình ảnh phế tháp đổ nát bên cạnh đã được lợp mái che

215131_255803137782765_7600493_n.jpg


253279_255803211116091_6193349_n.jpg


185234_255803237782755_2763400_n.jpg


Bên trong lòng tháp

267238_255803347782744_3346517_n.jpg


282054_255803377782741_5312943_n.jpg


283867_255803421116070_7054829_n.jpg


Tường tháp khá dày, có thể thấy mặt tường trong và ngoài tháp bằng gạch còn giữa tường tháp có vật liệu độn?

284549_255803451116067_156270_n.jpg


Lòng tháp nhìn từ cửa chính đông​
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,095
Bài viết
1,171,906
Members
191,672
Latest member
nghiadieusleepwear
Back
Top