What's new

[Chia sẻ] Những mảnh vỡ Óc Eo

#9 - Những mảnh vỡ Óc Eo

Những mảnh vỡ Óc Eo​


Thread này để dành ghi lại hình ảnh "Những mảnh vỡ Óc Eo" còn lại trên đất nước Việt Nam mà tôi có dịp chiêm bái. Những mảnh vỡ của vương quốc Phù Nam - quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á (thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7)

Bắt đầu hành trình của tôi là hai "mảnh vỡ hậu Óc Eo" ở tỉnh Tây Ninh: đền tháp Bình Thạnh và đền tháp Chót Mạt. Hai ngôi đền này có niên đại thế kỷ 8 và 9 thuộc thời kỳ hậu Óc Eo(Chân Lạp). Đau xót nhất là hai ngôi đền đều đã bị "thảm họa trùng tu" các di tích cổ. Nếu bạn đã từng nhìn thấy ngôi tháp Chămpa Hòa Lai ngay trên quốc lộ I được "trùng tu" mới toanh. Có lẽ bạn sẽ hiểu phần nào sự đau xót của tôi.

Đọc thêm về "Óc Eo" trong bài của tác giả Nguyễn Thị Hậu, bài của Nguyễn Quang Ngọc bài của Phạm Xuân Khuyến


Clip: Óc Eo nền văn hoá cổ xưa

[video=youtube;gHKVLX3xfcc]http://www.youtube.com/watch?v=gHKVLX3xfcc[/video]


281428_255792664450479_1561672_n.jpg



(beer)​

Bài đã đăng trên Phượt:

1. Hoàng hôn trên cung đèo cổ tích
2. Sự cô đơn của lãng tử
3. Bình minh thần linh
4. Cáp treo Fanxipăng - Được và mất gì???
5. Những dòng sông của chúng ta...
6. Lính thời bình: Những ngày tháng dịch xê
7. Tàu anh qua núi: Hải Vân một dải sơn hà
8. Đại lộ tháng tư anh giữ lại cho anh...
 
Last edited:
Cám ơn bạn về bài viết và hình ảnh!

Mình thấy bên này có vài thông tin về thành Óc Eo bạn nhé.

https://www.phuot.vn/threads/19635-Thông-tin-về-thành-lũy-cổ-ở-Việt-Nam?p=378784#post378784

1-1 Óc Eo

Ở vùng Thoại Sơn – An Giang có một di tích rất nổi tiếng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến là khu di tích văn hóa Óc Eo – dấu vết của vương quốc Phù Nam xưa, vốn là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á cách nay khoảng 2000 năm.

1.jpg


Đến với Óc Eo (An Giang) du khách sẽ có cơ hội tham quan, khám phá một địa điểm du lịch lịch sử của một nền văn minh cổ, khác hẳn với những thắng cảnh thiên nhiên đẹp khác của An Giang như núi Sam, núi Cấm… nhưng cũng không kém phần đặc sắc và thú vị khi khám phá ra một nền văn minh đã vắng bóng từ lâu.

Di chỉ khảo cổ học cũng là nền văn hóa khảo cổ học, có trung tâm là khu vực núi Ba Thê, thuộc địa bàn thị trấn Óc Eo và các xã Vọng Thê, Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Di chỉ được phát hiện và công bố năm 1944 bởi một học giả người Pháp tên là Louis Malleret. Đây là nền văn hóa hình thành và phát triển trong vùng đồng bằng Nam Bộ khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau Công nguyên. Nền văn hóa này đã và đang ẩn chứa những thông tin quý giá về những sáng tạo kỳ diệu của cư dân bản địa thời kỳ Vương quốc Phù Nam.

Hiện tại Óc Eo nằm sâu trong đất liền hơn 20 km nhưng theo các nhà địa chất, vào khoảng đầu Công nguyên, Óc Eo là một cửa biển thông qua vịnh Thái Lan. Khu vực này nằm trên trục đường thương mại hàng hải giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ, một bên là sông Mê Kông và Trung Quốc, do đó Óc Eo trở thành một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi. Đến thế kỷ VI - VII, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Óc Eo mất dần vị thế hấp dẫn, sức thu hút giảm dần vì hàng hóa không phu phú lắm. Sự trỗi dậy của Chân Lạp và thương mại vùng Mê Kông góp phần đẩy Óc Eo bước vào thời kỳ suy sụp.

Quá trình khảo sát

Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp tên là Louis Malleret đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra khu vực quanh chân núi Ba Thê có nhiều khả năng ẩn chứa các di chỉ của một nền văn hóa cổ. Trước đó, năm 1913, người dân địa phương đã phát hiện tại đây một tượng Phật bốn tay có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Ngày 10-02-1944, nhóm chuyên gia khảo cổ do Louis Malleret chủ trì đã tiến hành khai quật khu vực Giồng Cát, Giồng Xoài chạy dài qua 2 huyện Thoại Sơn (An Giang) và Hòn Đất (Kiên Giang), trung tâm là xung quanh chân núi Ba Thê. Họ đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ cùng với nhiều hiện vật như: hạt cườm, mảnh vàng, đồ trang sức được chế tác tinh xảo....Khu vật tìm thấy hiện vật có diện tích khoảng 450 ha. Malleret nhận định đây có lẽ là một trung tâm thương mại lớn của Vương quốc Phù Nam, từng được miêu tả qua các thư tịch cổ Trung Hoa, ông đặt tên cho khu di chỉ là Óc Eo.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 km về phía Bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ là thủ đô của Vương quốc Phù Nam. Từ kênh đào này, có các kênh đào nhánh tách ra xung quanh tạo thành các hình chữ nhật đều đặn. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, thủ công mỹ nghệ, các móng nhà bằng gỗ và bằng gạch....Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tử, rắn mang bành, động vật một sừng và các động vật khác.

Oceo.jpg


Cuộc khai quật đầu tiên của Malleret đã tiến hành với 24 điểm. Cho tới nay, trên sườn núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo đã có trên 50 địa điểm có giá trị khảo cổ học đã được ghi nhận và nghiên cứu. Tính đến năm 1975, bộ sưu tập về văn hóa Óc Eo - Ba Thê đã có 3.969 hiện vật. Trong đó bao gồm: 498 đồ vàng, 137 đồ bạc, 4 chì, 83 thiếc, 149 đồ đồng, 2.749 đồ đá màu (trong đó có 2.522 chuỗi hạt, 79 đồ đá khác, 285 đất nung, 7 đồ gỗ và một số hiện vật không xác định rõ). Theo Louis Malleret, thành thị Óc Eo được thiết kế theo hình chữ nhật có chiều rộng khoảng 1.500 m, chiều dài 3.000 m.

Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt khảo sát, khai quật tại hầu khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ. Họ đã tìm thêm nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo ở các vùng Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven biển Tây Nam, vùng rừng sác Duyên Hải, vùng ven biển Đông, vùng Đông Nam Bộ. Năm 1983, phát hiện thêm di cốt động vật như: lợn, trâu bò, hươu, voi, rùa, chuột, cá các loại. Dấu tích hoạt động của các ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề kim hoàn… quan hệ thương mại, sự thịnh hành của tôn giáo… còn lưu lại qua các vật liệu kiến trúc, đồ trang sức, tượng thờ, và phế tích các ngôi đền, mộ đá hỏa táng tại các di chỉ này.

Trong những năm qua, Bảo tàng An Giang đã phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khảo cổ Hà Nội tiến hành khảo sát và khai quật một số loại hình tại khu vực núi Ba Thê và một số nơi khác trong tỉnh. Liên tiếp trong 3 năm, từ 1998 đến 2000, các nhà khảo cổ khai quật 2 di chỉ ở núi Ba Thê là khu kiến trúc, mộ táng nằm phía Nam chùa Linh Sơn và khu Gò Cây Thị nằm dưới đồng bằng. Kết quả cho thấy, đây là một dạng kiến trúc cung đình mang tính cách tôn giáo, được xây dựng rất xưa và tồn tại đến thế kỷ thứ IX. Đặc biệt, qua đợt khai quật cũng phát hiện mộ chum cải táng bằng gốm thô đường kính 0,67 m, cao 0,4 m, trong chum có vài mảnh nhỏ chất hữu cơ, 5 hạt chuỗi bằng vàng và một mảnh chuỗi vỡ. Tỉnh An Giang đã xây dựng mái che cho 2 di tích này, với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng, nhằm phục vụ khách tham quan và công tác nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tỉnh cũng đã cho xây dựng nhà trưng bày cổ vật Óc Eo trên núi Ba Thê. Từ năm 2004 đến nay, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật trên diện tích trên 400 m2, thu được gần 50.000 hiện vật đa dạng về chủng loại và phong phú về loại hình. Xét về chất liệu, số hiện vật này gồm đồ gốm, đá, kim loại và xương.

Các di chỉ tiêu biểu thuộc văn hóa Óc Eo

- Bình Tả
- Giồng Am
- Giồng Cá Vồ
- Gò Ba Động
- Gò Bảy Liếp
- Gò Bắc Bung
- Gò Bói
- Gò Chòi Tiên
- Gò Chùa
- Gò Công Éc
- Gò Hàng
- Gò Ô Chùa
- Gò Thành
- Gò Tháp
- Gò Xoài
 
Parasat đúng là danh từ người Khmer gọi đền tháp của mình. Ko biết từ sau "ongkong" có nghĩa gì nữa???


Mảnh vỡ Óc Eo thứ hai trên đất Tây Ninh - Parasatongkong (đền tháp Bình Thạnh)​

Parasatongkong là tên Khơme của Bình Thạnh cổ tháp(nghĩa là gì các bạn biết chỉ giùm). Có cùng niên đại với đền tháp Chóp Mạt. Cùng với đền tháp Vĩnh Hưng là ba cổ tháp Óc Eo còn lại trên đất Nam Bộ, Việt Nam.
Dưới thời Pháp thuộc, tháp đã được một lần tu sửa. Vật liệu chính là gạch thẻ và đá phiến. Ngày nay cùng với cổ tháp Chóp Mạt, tháp đã được "trùng tu làm mới" di tích Tháp có chóp tháp, bia di tích và linh vật thờ trong tháp. Linh vật là bộ Linga Yoni 2 thành phần với những phần mới được gá lắp vào.
Khu tháp có tổng cộng 1 tháp nguyên vẹn hai phế tháp đc lợp nhà tôn tương tự với hai tháp tại khu Chóp Mạt.
Do không có bộ phận chuyên môn hướng dẫn, du khách nếu thường tự tìm tới và rất nhiều người cho rằng đây là tháp Chăm với lý do tại Tây Ninh cũng có người Chăm.
Con đường vào tháp mới đổ đất cũng chưa được giải nhựa hết.
Bên cạnh tháp là một ngôi đình của người Việt. Khu tháp được chăm sóc và bảo vệ khá hơn tháp Chóp Mạt, bên cạnh người trông coi thỉnh thoảng vẫn có các em học sinh tại địa phương đến quét dọn

283032_255812957781783_5785112_n.jpg


Cổng vào di tích khóa, mình đi lối mở ở bên

284502_255813031115109_7280917_n.jpg


Ngôi đình của người Việt

185241_255813061115106_5991967_n.jpg


Những ngôi miếu cùng ngôi đình có sau này​
 
Đây là một trong những vùng đất của người Thái mà. Do vua Gia Long đã từng giúp người Thái giành lại vương triều sau khi đuổi người Trịnh Trung Quốc nắm quyền nên có 1 hiệp ước giữa Xiêm và VN về vùng đất này. Giai đoạn này cũng có sự nổi dậy của Miên là Campuchia nên phân chia XIêm, Miên. Lợi dụng cơ hội này mà vùng phía Nam mới được mở rộng đến Phú QUốc. Kênh Vĩnh Tế và nhiều kênh khác được đào với mục đích chính là nhằm tạo hào sâu ngăn người Miên qua lấy đất lại, mặc dù nó cũng dùng để tưới tiêu và thoát lũ. Hiện nay vẫn còn nơi thờ của tổ Xiêm, tức người Thái, ở vùng Hà Tiên, điều này sẽ làm cho nhiều người rất bất ngờ vì đất tổ tiên người Thái Lan lại ở VN. Cho nên nói Nguyễn Huệ thống nhất giang sơn là ko đúng mà chính Gia Long mới là người mở rộng VN như ngày nay. Do mất đất mà ở Miên từng tức giận gây ra thảm sát diệt chủng Pôn Pốt.
Vì vậy mà chính phủ VN lâm thời Trần Trọng Kim từng đề nghị đổi tên nước ta thành Đế quốc Việt Nam vì phần miền Trung là đất Chăm, phần miền Nam là đất Miên, Chăm và Miên cũng từ phần XIêm tách ra, một phần miền Bắc có đất TQ.
 
Last edited:
Đây là một trong những vùng đất của người Thái mà.

Bạn chỉ cho tôi thông tin này từ đâu, bằng chứng lịch sử nào nói miền Nam của người Thái ?

Do vua Gia Long đã từng giúp người Thái giành lại vương triều sau khi đuổi người Trịnh Trung Quốc nắm quyền

Lịch sử minh chứng điều trên ở đâu??

Do mất đất mà ở Miên từng tức giận gây ra thảm sát diệt chủng Pôn Pốt.

Bạn về đọc lại lịch sử đi trước khi viết lung tung.

Chăm và Miên cũng từ phần XIêm tách ra, một phần miền Bắc có đất TQ.

Luận điểm bạn tự đặt ra hay từ nguồn nào?

Xin lỗi vì tôi không muốn nặng lời ở đây, nhưng những điều trên chưa có sách sử nghiêm túc nào dám viết và có minh chứng cả.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,032
Bài viết
1,171,499
Members
191,638
Latest member
inhopcungi
Back
Top