Đọc bài này có nên tin không nhỉ? Nhưng mà Phượt toàn ông Canon , Lãnh tụ hàng đầu thì cũng mới bán Nikon để sang dùng Canon.
Bác Nikon nào lên tiếng cái. Hay là đi mời giáo chủ Nikon Apham về góp ý cái nhỉ
Các nhiếp ảnh gia có điều kiện lần lượt kéo nhau chuyển từ thân máy và ống kính Nikon - thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam trước đây, để chuyển sang máy ảnh số Canon với bộ cảm biến CMOS.
Hiện nay, các nhiếp ảnh gia từ thợ chụp dịch vụ, phóng viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh đều lựa chọn và sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp Canon. Theo nhiều nhiếp ảnh gia dạn dày kinh nghiệm thì máy ảnh phim chất lượng phụ thuộc vào ống kính, còn máy số chất lượng hình ảnh phụ thuộc chủ yếu vào thân máy, bộ cảm biến, độ phân giải.
Với công nghệ số, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị. Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.
*Để có bộ ảnh đính hôn đẹp
*Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
*Ảnh số chuyên và không chuyên
*Bí quyết chụp và xử lý ảnh số
Trước đây dân chuyên nghiệp thường mê Nikon. Ảnh được chụp từ ống kính Nikon có độ sắc nét cao, màu sắc rực rỡ, tươi tắn, chiều sâu của ảnh cũng đạt được sự rõ rệt hơn những tấm hình được chụp từ camera hiệu khác. Tuy nhiên, khi công nghệ số ra đời thì ống kính mặc dù cũng rất quan trọng trong việc góp phần vào thành công của bức ảnh nhưng không còn nắm phần quan trọng nhất nữa. Với nhiều chức năng tiện lợi, hiện đại Nikon và Canon - hai tên tuổi lớn của ngành công nghiệp camera Nhật Bản - được nhiều người ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
Nikon dùng bộ cảm biến chip CCD, Canon sử dụng CMOS. Nhược điểm của CCD là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng.
Theo nhiều tay săn ảnh thì CMOS của Canon hơn CCD của Nikon về độ phân giải, độ mịn và độ nhạy sáng, khả năng tích hợp lớn (nhiều chức năng trên 1 con chip). Chip CMOS cũng giúp cho camera số chuyên nghiệp thuyết phục được phần nào người cầm máy còn đang đắn đo về chất lượng ảnh giữa phim và kỹ thuật số. Ngoài ra độ bền của CMOS cũng hơn hẳn CCD.
Anh Tiến Tùng, một thợ ảnh ở Thụy Khuê, Hà Nội và rất nhiều phó nháy khác sau một thời gian thăm dò, nghiên cứu, quyết định bán toàn bộ đồ nghề Nikon cả kỹ thuật số lẫn máy phim để đổi sang Canon. Giá mà ảnh số của Nikon đẹp hơn thì tôi chỉ phải thay body, giảm chi phí được rất nhiều tiền. Đáng tiếc là phải thay đổi toàn bộ, anh Tùng giảng giải.
Còn anh Nguyễn Hoàng ở Trung Hòa - Nhân Chính, thợ chụp dịch vụ bán tất cả 2 thân D70 và bộ đèn, ống kính của Nikon để đổi lấy Canon 350D phục vụ đám cưới, hội nghị. Anh Hoàng cho biết nếu như khả năng tài chính dồi dào hơn anh sẽ tậu con 1D thay vì chiếc máy bán chuyên nghiệp kia. Giải thích cho sự lựa chọn này anh Hoàng cho biết ảnh số được chụp từ các dòng máy Nikon ảnh không mọng, không nổi khối, bị màu đất, xỉn hơn và đặc biệt là các file ảnh chụp bị đuối khi dùng photoshop tăng sáng lên dễ vỡ hạt hơn so với Canon.
Anh Hùng, một người buôn bán máy ảnh ở Hà Nội khẳng định dân chuyên nghiệp đang có xu hướng dùng Canon nhiều. "Dân nhà nghề thích chụp bằng Canon lắm nhưng có nhiều người đang dùng Nikon và để chuyển đổi sang hãng khác phải thay đổi từ ống kính, đèn flash nên đây cũng là một sự việc lớn khiến các bác phải đắn đo", anh Hùng phân tích. Anh cũng cho biết, các hiệu của Canon từ bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp xịn được giới prồ dùng nhiều như 10D, 20D, 350D, 5D, 1D, 1D MarkII
Phóng viên ảnh Minh Tuấn của báo Thể thao mua về một chiếc Nikon D2x khá tốt nhưng cũng chỉ dùng được vài ngày lại bỏ xó và chuyển sang Canon 1D. Anh cho biết nhìn hình Canon vẫn khoái hơn, hơn nữa nhiều chức năng tiện lợi hơn mặc dù Nikon cũng đáng để đam mê.
Lang thang và dòm ngó trên các sân vận động bóng đá tại Hà Nội và một số nơi khác, để ý các phóng viên ảnh tác nghiệp thì thấy đến 80% các tay máy sử dụng Canon cho công việc của mình.
Mới đây do nhiều lý do khác nhau Nikon cũng đã sử dụng chip CMOS cho một số serie máy mới. CMOS tiêu thụ ít điện năng hơn CCD. Ngoài ra, CMOS có cách đọc ảnh trên chip hai lần, mỗi lần chỉ trong vòng khoảng 10/1.000 giây. Lần một đọc toàn bộ các giá trị bắt sáng của chip, lần 2 chỉ đọc các giá trị của các mạch bổ trợ tại mỗi chip (giá trị gây nhiễu, hạt). Lấy giá trị lần 1 trừ đi giá trị lần 2 sẽ được bức ảnh chất lượng cao, loại bỏ gần như hoàn toàn độ nhiễu. Để không bị mất phần thông tin ánh sáng rơi vào vị trí của mạch, người ta đã thêm vào bên trên của mạch một lớp chắn sáng, một vi thấu kính sẽ được phủ lên toàn bộ bề mặt của hạt bắt sáng và của mạch, lái ánh sáng tại mọi vị trí của điểm ảnh rơi vào vị trí của hạt bắt sáng.
Thực tế là cho đến nay, các hãng máy ảnh lớn trên thế giới như Kodak, Sony, Olympus cũng bắt đầu nghiên cứu sản xuất chip CMOS độ phân giải cao.
Canon đột phá và dẫn đầu công nghệ số bằng 1Ds Mark II. Đây là chiếc máy tốt nhất của Canon cho đến thời điểm này mà để tìm được chúng để mó thử tay vào cũng khó mặc dù thị trường Việt Nam bán nhiều. Độ phân giải của 1Ds Mark II đạt tới 16,7 Megapixel, lý tưởng cho những tấm hình phóng lớn. Tốc độ màn trập lên tới 1/8000s, giúp cho người chụp ảnh thoải mái với mọi điều kiện ánh sáng. Trong khi loại tốt nhất của dòng chuyên nghiệp Nikon với độ phân giải mới chỉ dừng lại ở con số 12,8 Megapixel là D2Xs.
Hoàng Hà
Bác Nikon nào lên tiếng cái. Hay là đi mời giáo chủ Nikon Apham về góp ý cái nhỉ
Các nhiếp ảnh gia có điều kiện lần lượt kéo nhau chuyển từ thân máy và ống kính Nikon - thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam trước đây, để chuyển sang máy ảnh số Canon với bộ cảm biến CMOS.
Hiện nay, các nhiếp ảnh gia từ thợ chụp dịch vụ, phóng viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh đều lựa chọn và sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp Canon. Theo nhiều nhiếp ảnh gia dạn dày kinh nghiệm thì máy ảnh phim chất lượng phụ thuộc vào ống kính, còn máy số chất lượng hình ảnh phụ thuộc chủ yếu vào thân máy, bộ cảm biến, độ phân giải.
Với công nghệ số, ánh sáng qua ống kính sẽ được lưu lại lại bề mặt chip thông qua các điểm ảnh. Thông tin về số lượng ánh sáng lưu lại của mỗi điểm sẽ được chuyển lần lượt theo từng hàng ra ngoài bộ phận đọc giá trị. Sau đó các giá trị này sẽ đi qua bộ khuyếch đại tín hiệu, rồi đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (A/D converter), rồi tới bộ xử lý để tái hiện lại hình ảnh đã chụp được.
*Để có bộ ảnh đính hôn đẹp
*Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
*Ảnh số chuyên và không chuyên
*Bí quyết chụp và xử lý ảnh số
Trước đây dân chuyên nghiệp thường mê Nikon. Ảnh được chụp từ ống kính Nikon có độ sắc nét cao, màu sắc rực rỡ, tươi tắn, chiều sâu của ảnh cũng đạt được sự rõ rệt hơn những tấm hình được chụp từ camera hiệu khác. Tuy nhiên, khi công nghệ số ra đời thì ống kính mặc dù cũng rất quan trọng trong việc góp phần vào thành công của bức ảnh nhưng không còn nắm phần quan trọng nhất nữa. Với nhiều chức năng tiện lợi, hiện đại Nikon và Canon - hai tên tuổi lớn của ngành công nghiệp camera Nhật Bản - được nhiều người ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
Nikon dùng bộ cảm biến chip CCD, Canon sử dụng CMOS. Nhược điểm của CCD là tốc độ xử lý hoàn thiện một bức ảnh khá chậm, ảnh ở một số vùng hoặc dễ bị thừa sáng.
Theo nhiều tay săn ảnh thì CMOS của Canon hơn CCD của Nikon về độ phân giải, độ mịn và độ nhạy sáng, khả năng tích hợp lớn (nhiều chức năng trên 1 con chip). Chip CMOS cũng giúp cho camera số chuyên nghiệp thuyết phục được phần nào người cầm máy còn đang đắn đo về chất lượng ảnh giữa phim và kỹ thuật số. Ngoài ra độ bền của CMOS cũng hơn hẳn CCD.
Anh Tiến Tùng, một thợ ảnh ở Thụy Khuê, Hà Nội và rất nhiều phó nháy khác sau một thời gian thăm dò, nghiên cứu, quyết định bán toàn bộ đồ nghề Nikon cả kỹ thuật số lẫn máy phim để đổi sang Canon. Giá mà ảnh số của Nikon đẹp hơn thì tôi chỉ phải thay body, giảm chi phí được rất nhiều tiền. Đáng tiếc là phải thay đổi toàn bộ, anh Tùng giảng giải.
Còn anh Nguyễn Hoàng ở Trung Hòa - Nhân Chính, thợ chụp dịch vụ bán tất cả 2 thân D70 và bộ đèn, ống kính của Nikon để đổi lấy Canon 350D phục vụ đám cưới, hội nghị. Anh Hoàng cho biết nếu như khả năng tài chính dồi dào hơn anh sẽ tậu con 1D thay vì chiếc máy bán chuyên nghiệp kia. Giải thích cho sự lựa chọn này anh Hoàng cho biết ảnh số được chụp từ các dòng máy Nikon ảnh không mọng, không nổi khối, bị màu đất, xỉn hơn và đặc biệt là các file ảnh chụp bị đuối khi dùng photoshop tăng sáng lên dễ vỡ hạt hơn so với Canon.
Anh Hùng, một người buôn bán máy ảnh ở Hà Nội khẳng định dân chuyên nghiệp đang có xu hướng dùng Canon nhiều. "Dân nhà nghề thích chụp bằng Canon lắm nhưng có nhiều người đang dùng Nikon và để chuyển đổi sang hãng khác phải thay đổi từ ống kính, đèn flash nên đây cũng là một sự việc lớn khiến các bác phải đắn đo", anh Hùng phân tích. Anh cũng cho biết, các hiệu của Canon từ bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp xịn được giới prồ dùng nhiều như 10D, 20D, 350D, 5D, 1D, 1D MarkII
Phóng viên ảnh Minh Tuấn của báo Thể thao mua về một chiếc Nikon D2x khá tốt nhưng cũng chỉ dùng được vài ngày lại bỏ xó và chuyển sang Canon 1D. Anh cho biết nhìn hình Canon vẫn khoái hơn, hơn nữa nhiều chức năng tiện lợi hơn mặc dù Nikon cũng đáng để đam mê.
Lang thang và dòm ngó trên các sân vận động bóng đá tại Hà Nội và một số nơi khác, để ý các phóng viên ảnh tác nghiệp thì thấy đến 80% các tay máy sử dụng Canon cho công việc của mình.
Mới đây do nhiều lý do khác nhau Nikon cũng đã sử dụng chip CMOS cho một số serie máy mới. CMOS tiêu thụ ít điện năng hơn CCD. Ngoài ra, CMOS có cách đọc ảnh trên chip hai lần, mỗi lần chỉ trong vòng khoảng 10/1.000 giây. Lần một đọc toàn bộ các giá trị bắt sáng của chip, lần 2 chỉ đọc các giá trị của các mạch bổ trợ tại mỗi chip (giá trị gây nhiễu, hạt). Lấy giá trị lần 1 trừ đi giá trị lần 2 sẽ được bức ảnh chất lượng cao, loại bỏ gần như hoàn toàn độ nhiễu. Để không bị mất phần thông tin ánh sáng rơi vào vị trí của mạch, người ta đã thêm vào bên trên của mạch một lớp chắn sáng, một vi thấu kính sẽ được phủ lên toàn bộ bề mặt của hạt bắt sáng và của mạch, lái ánh sáng tại mọi vị trí của điểm ảnh rơi vào vị trí của hạt bắt sáng.
Thực tế là cho đến nay, các hãng máy ảnh lớn trên thế giới như Kodak, Sony, Olympus cũng bắt đầu nghiên cứu sản xuất chip CMOS độ phân giải cao.
Canon đột phá và dẫn đầu công nghệ số bằng 1Ds Mark II. Đây là chiếc máy tốt nhất của Canon cho đến thời điểm này mà để tìm được chúng để mó thử tay vào cũng khó mặc dù thị trường Việt Nam bán nhiều. Độ phân giải của 1Ds Mark II đạt tới 16,7 Megapixel, lý tưởng cho những tấm hình phóng lớn. Tốc độ màn trập lên tới 1/8000s, giúp cho người chụp ảnh thoải mái với mọi điều kiện ánh sáng. Trong khi loại tốt nhất của dòng chuyên nghiệp Nikon với độ phân giải mới chỉ dừng lại ở con số 12,8 Megapixel là D2Xs.
Hoàng Hà