What's new

[Chia sẻ] Osaka & Kyoto - chuyến đi liều lĩnh

attachment.php

Những ngày đầu thu Sài Gòn mưa lất phất, tôi ngồi đây lại nhớ về cơn mưa phùn ở Osaka, cơn mưa mà khiến tôi phải chạy vội vào khu Shinsaibashi tấp nập…

Trời sinh tôi thuộc chòm sao Nhân Mã đã vốn ham chơi, lại có thêm cái máu “liều” nên khi vô tình mua được vé rẻ 4 chặng bay của Air Asia giá 6 triệu 4 đi Osaka, tôi đã không thể kiềm nén những bước chân du phượt của mình dù biết việc xin được visa khá là khó khăn. Nhờ công ty tôi đang làm việc cũng là một giải pháp hay nhưng chị bạn đồng hành sẽ ra sao? Nếu được visa thì tôi phải đi một mình, còn không được thì xem như chấp nhận mất 3 triệu 8 vé khứ hồi từ KUL qua KIX. Hai chị em tôi cũng đã có một khoảng thời gian băn khoăn giữa đi hay bỏ, “liều ăn nhiều” hay “thua nhiều” đây?

May sao sau khi sục sọi tìm kiếm các thông tin trên diễn dàn, tôi cũng hỏi han được một bạn khác đã từng xin visa qua công ty du lịch. Chị đi cùng lại đang chuẩn bị đám cưới nên mọi việc xem như “trao phân - gửi thận” cho tôi tự quyết, lịch trình cũng tự lo. Trời cũng không phụ lòng tôi, một người bạn học chung thời cấp 3 đang làm việc tại Tokyo biết tôi sắp sửa đi Nhật nên đã tận tình ghé qua Osaka dẫn chúng tôi đi chơi 2 ngày.

Những ngày ngắn ngủi lang thang giữa Osaka và Kyoto, đi ngắm những ngôi chùa cổ cũng như leo lên tòa tháp Tsutenkaku để phóng tầm mắt nhìn một Osaka hiện đại, bất giác trong tôi cảm thấy len lỏi một tình yêu lưu luyến khó tả ở đất nước này.

attachment.php
 
Kyoto Gion

Gion là một trong những khu phố Geisha mang đậm chất truyền thống của Nhật, nơi có những ngôi nhà cổ đặc trưng của Kyoto xưa. Không chỉ là khu Geisha duy nhất còn lại tại Nhật, Gion còn là bộ sưu tập những con phố với những ngôi nhà gỗ cũ kĩ, những quán trà đạo và nhà hàng độc quyền đã trở nên nổi tiếng. Về đêm, dưới những tia sáng mờ ảo của những chiếc đèn lồng. Cả khu phố mang đầy đủ dáng vẻ của một Kyoto xa xưa. Vào tháng bảy hằng năm lễ hội Gion thu hút hàng triệu khách khắp thế giới.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Kyoto Gion

Gion với con đường rộng lát đá gần như được giữ nguyên vẹn. Dù 100 năm qua số lượng Geisha đã giảm đáng kể, nhưng nơi đây vẫn đang đào tạo Geisha và duy trì các trà quán cho khách đến thưởng lãm.

attachment.php

Nói tới văn hoá truyền thống Nhật Bản không thể không nhắc tới Geisha cũng như Bushido (Võ Sĩ Đạo), hai loại hình văn hoá độc đáo chỉ nước Nhật mới có. Geisha là nét văn hoá của đàn bà Nhật, Bushido là nét văn hoá của đàn ông Nhật. Nữ giới xứ sở hoa anh đào có thể tự hào vì họ đã sáng tạo nên nền văn hoá Geisha bất hủ, cho dù ngày nay nước Nhật chỉ còn rất ít người làm nghề Geisha và giới trẻ Nhật hầu như chẳng biết mấy về Geisha hoặc Bushido.

Có lẽ chính văn hoá Bushido đã góp phần đưa tới sự ra đời văn hoá Geisha. Ta biết Võ Sĩ Đạo là một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ – một bộ giới luật bất thành văn mà người võ sĩ (samurai) phải tuân theo: ngay thẳng, quang minh chính đại, cao thượng, nghĩa hiệp... Là tầng lớp quý tộc Nhật, các samurai sống rất có văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí. Từ đó có thể suy ra họ ưa được hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ.

Nói tới Geisha, ta hình dung ngay tới những cô gái trang điểm vô cùng cầu kỳ, mặt thoa phấn trắng, môi tô son đỏ thẫm, tóc búi cao, mặc bộ kimono cực kỳ kiểu cách, đi đứng duyên dáng yểu điệu. Là đại diện cho tầng lớp phụ nữ có văn hoá cao, họ dùng tài nghệ của mình góp vui cho các buổi giải trí của giới mày râu giàu có trong xã hội và qua đó họ được trả thù lao rất hậu.

Nghề nghiệp độc đáo này đòi hỏi họ phải tránh quan hệ tình cảm đối với đàn ông, phần lớn Geisha sống độc thân đến già. Tuy vậy cũng có một số chạy theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng Geisha khi đã lấy chồng thì phải giải nghệ. Ai đã xem phim Hồi ức của Geisha (Memoirs of a Geisha) do Chương Tử Di và Củng Lợi thủ vai nữ chính, chắc còn nhớ cảnh gian khổ tập luyện nghệ thuật (hát, múa, thực hành trà đạo, rót rượu ...) của các Geisha tập sự và những giọt nước mắt tủi nhục của họ khi hành nghề phục vụ cánh đàn ông. Rõ ràng, chỉ các Geisha mới hiểu được nỗi vinh nhục của cái nghiệp mà họ theo đuổi.

Nghề Geisha càng phát triển, ngày càng có nội dung phong phú và giàu chất lãng mạn, do đó nó thu hút các cô gái ưa lãng mạn. Nhiều gia đình có truyền thống văn hoá cao cảm thấy tự hào khi con em mình được gia nhập thế giới Geisha. Người làm nghề này không nhất thiết phải xinh đẹp song phải có tài, có chí. Muốn trở thành một Geisha đạt tiêu chuẩn phải mất rất nhiều công sức học tập và rèn luyện. Thông thường những cô gái có chí làm nghề này ngay từ tuổi lên 10 đã được gia đình gửi vào các quán Geisha để được đào tạo một cách bài bản dưới sự hướng dẫn của các “mẹ”, sau ít nhất 5 năm mới ra tập sự phục vụ khách.

Họ phải học rất nhiều thứ, từ cái lớn như ngâm thơ đọc sách kể chuyện, múa cổ điển, hát các bài ca truyền thống, chơi đàn shamisen, thổi sáo shakuhachi, chơi trống, trà đạo, thư pháp, cắm hoa (ikebana), trò chuyện, trang điểm ... cho tới cái nhỏ như cách đóng mở cửa sao cho duyên dáng, cách đi đứng yểu điệu, cách cúi người khi chào, cách tiếp rượu... Chương trình đào tạo ấy sử dụng các kiến thức tâm lý, xã hội - nhân văn rất phong phú. Qua quá trình đào tạo gian khổ, cuối cùng họ trở thành loại người sang trọng có văn hoá ứng xử cực kỳ lịch sự duyên dáng, khả năng giao tiếp vô cùng tự nhiên và có sức hấp dẫn nam giới. Trước khi được công nhận là Geisha chính thức, họ phải trải qua thời kỳ tập sự khá lâu.

Việc đào tạo Geisha rất tốn kém nên chi phí trả cho sự phục vụ của họ cũng rất đắt, chỉ có giới quan lại, quý tộc, nhà buôn, điền chủ mới đủ tiền đến quán Geisha. Theo giá cả hiện nay, chi phí mời 2 Geisha dự một bữa tiệc 2 khách có giá từ 750 USD trở lên. Khả năng gọi Geisha đến phục vụ tại gia là tiêu chí tượng trưng cho địa vị quyền quý của một người. Nhiều kẻ có tiền tranh nhau chọn cho mình Geisha ưa thích và vung tiền cho họ.

Từ sau thập niên 70 thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây và nền văn hoá mới của nước Nhật, nghề Geisha dần dần suy tàn. Nếu đầu thế kỷ XX nước này có hơn 80 nghìn Geisha thì tới nay chỉ còn vài trăm và chỉ tập trung vào mấy đô thị lớn. Cựu đô Kyoto lưu giữ được truyền thống rõ nét nhất: nơi đây có 2 trong số các khu phố Geisha lâu đời và danh tiếng nhất là Gion và Pontocho. Các khu phố Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka ở Tokyo cũng nổi tiếng.

Chuẩn mực hành vi được gọi là Geisha đạo (đạo như trong Võ sĩ đạo) đã trở thành một thứ khuôn mẫu lối sống và xã giao của phụ nữ Nhật hiện đại. Xét trên ý nghĩa đó, Geisha là vật truyền tải văn hoá truyền thống Nhật Bản; văn hoá Geisha đã bén rễ sâu sắc trong nền văn hoá đất nước này chứ không hề tàn lụi.

Các nguồn tin mới đây cho biết: sau nhiều thập niên suy giảm, nghề Geisha đang bắt đầu được phục hồi. Theo số liệu thống kê, năm 1965, Kyoto có 76 Geisha tập sự (gọi là maiko); tới năm 1978, số lượng maiko sụt xuống còn 28 và những năm tiếp theo chỉ còn từ 50 tới 80. Năm 2008, lần đầu tiên trong 40 năm qua số maiko ở cố đô Kyoto đã lên tới 100 người. Tuy vậy vẫn còn rất lâu nữa nghề này mới trở lại thời hoàng kim như hồi thập niên 20 thế kỷ XX, khi riêng khu phố Gion có tới 800 Geisha. Giới báo chí cho rằng sự gia tăng số lượng maiko là bằng chứng cho thấy người Nhật đang muốn phục hồi văn hóa Geisha truyền thống của họ.

Tượng đài Geisha

attachment.php


Vài hình ảnh khu Gion

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Chúng tôi đi len lỏi vào những con đường nhỏ của khu Gion, và tôi rất thích những vật trang trí đặt trong các tủ kính bên ngoài những quán ăn.

attachment.php


attachment.php
 
Kyoto Gion

Đi len lỏi vào những con đường nhỏ của khu Gion, tôi thấy nước Nhật thật là sạch sẽ, rác được phân loại đàng hoàng và gom vào những bao lớn để nơi góc phố chứ không vương vãi như bên ta. Những quán ăn khu Gion đa phần có cái giá khá "chát", lượn qua lượn lại, chúng tôi cũng thấy một quán phức hợp gồm bar, cafe và buffet với cái giá bên ngoài khá hấp dẫn: 1.000 Yên cho lẩu hoặc thịt nướng, và muốn ăn bao nhiêu thịt cũng được.

Thế là 3 người chúng tôi quay qua nhìn nhau rồi gật đầu cái rụp, hùng hổ bước vào quán ăn, bấm thang máy lên tầng 3. Cung cách phục vụ bên Nhật thì không cần phải bàn cãi nữa, đến Nhật bạn có thể cảm thấy rằng, dường như tất cả những người bán hàng ở Nhật đều là trình độ Đại Học, được đào tạo bài bản cung cách phục vụ để làm hài lòng khách hàng. Còn dân công sở thì lúc nào cũng tươm tất trong bộ quần tây - áo sơ mi trắng, thắt kèm một chiếc cà vạt, bên tay xách chiếc cặp rất chỉn chu.

Chúng tôi chọn ăn lẩu (shabu shabu) giá 1.000 Yên/người, kèm theo một phần nước uống tùy ý lựa chọn ngoại trừ bia rượu là 400 Yên. Nếu chọn món nướng cũng cùng mức giá trên, chỉ khi nào chọn thịt bò thì giá đắt hơn một chút (tôi nhớ khoảng 1.800 Yên gì đấy).

Hai cô nhân viên quán ăn dọn ra cho chúng tôi một cái xoong chứa nước để nhúng thịt, một đĩa rau và một đĩa thịt heo thái lát mỏng. Trên dãy bàn "buffet", chúng tôi thoải mái lấy cơm, kim chi, bắp cải...

attachment.php

Chúng tôi vừa ăn uống vừa trò chuyện rôm rả, xung quanh cũng có khá nhiều bạn trẻ đến quán này, mùi thịt nướng thơm lừng trong một không gian nhỏ ấm cúng. Quán ăn này có tiếng Anh nên tôi nhìn thấy họ ghi dòng chữ đại loại là "Bạn chỉ được dùng bữa lâu nhất là 120 phút", cũng đúng vì nếu bạn cứ ngồi lỳ đó thì người sau làm sao có chỗ mà ngồi?

WC mà bò với heo, female chắc là heo chăng (tôi đoán thế vì con heo được vẽ màu hồng :)))

attachment.php


Vài hình ảnh về giá cả ở Nhật

attachment.php


Nho ở Nhật có mùi vị rất đặc biệt, nên thử

attachment.php


Chuối

attachment.php


Nấm gì nhỉ, mắc quá xá

attachment.php

Dùng bữa no căng ở Gion xong, chúng tôi đón tàu quay trở về khách sạn khu Nipponbashi thì cũng đã hơn 11h đêm. Tôi bỏ đồng 100 Yên vào cái máy tính ở khách sạn để online 10 phút cập nhật tình hình. Chậc, tính ra ở VN mình online có 4.000 VND/ 60 phút, qua Nhật online 10 phút mất 27.000 VND. Hic hic. Cả ngày cuốc bộ mệt quá, thế nên 3 người chúng tôi lăn đùng trong phòng khách sạn ngủ cho đến sáng.
 
Kyoto

Nhờ roaming nên cái điện thoại của tôi tự cập nhật giờ giấc của Nhật. 7h sáng nó đã réo inh ỏi, "ôi, mới 5h mà" - bà chị đi cùng tôi uể oải... ngái ngủ...

Nhắc tới cái vụ roaming thì mới nhớ, tôi mất toi 300.000 VND cho 2 phút dại dột xài 3G, rõ ngốc! Vì căn bản tôi không cần thiết phải gọi về VN nên lần nào xách vali vượt biên, tôi cũng không mua SIM điện thoại nước ngoài làm gì, vả lại đi cũng ít ngày, tôi roaming để đề phòng chuyện cấp bách thì nhắn tin và gọi điện nhờ giúp đỡ.

Hai chị em lếch thếch ngồi dậy, vén cái màn cửa sổ của căn phòng khách sạn, trời đã sáng, nắng đã lên, chỉ có đường phố là vắng vẻ, bên này 9h mới bắt đầu làm việc. Anh bạn ghé qua phòng trêu tôi "còn ngủ nướng không đấy", tôi cười "qua đây thì phải dậy sớm mà đi chơi chớ, kakaka"

Chúng tôi lại xuống sảnh khách sạn ăn sáng, cũng lại những món quen thuộc của sáng hôm qua. Tôi lại là đứa không quen ăn món lạ nên chỉ có thể chọn bánh mì sừng trâu với cơm cuộn rong biển. Bà chị đi cùng quen ăn món Hàn nên cũng quen với món Nhật dễ dàng hơn.

Anh bạn kể "Tối qua tiếp tân gọi lên phòng, nói là con nhỏ mày yêu cầu đến rồi đó! Em ớ người ra bảo tao đâu có kêu ai..."

"Ơ thế ở đây chắc cũng có vụ gọi girl giúp hả em? Mà sao nó biết phòng em là nam ở mà gọi, chị nghi là định gài hàng, haha" - Bà chị bạn tôi đáp.

Tôi phì cười "Nhật Bản là nước rất thoáng về sex mà chị, có chồng mà cho đi công tác Nhật là coi chừng nha, haha"

"Nhưng những dịch vụ này ở Nhật thường đắt, chỉ có mấy ông đại gia nào không chịu được thì ăn bánh trả tiền với các em này thôi" - Anh bạn tôi tiếp lời.

Nhắc tới chuyện này, tôi chợt nhớ ra ngay chuyện về ông sếp của chị bạn từ Nhật qua Việt Nam làm, xa vợ, xa gia đình, tối tối là bảo tài xế chở đi "ăn bánh trả tiền".

Sau khi dùng bữa xong, chúng tôi hỏi tiếp tân chỗ đổi tiền. Chả là mỗi người có đổi 20.000 Yên dằn túi, nhưng sợ shopping đi lại không đủ nên tranh thủ đổi thêm chút tiền phòng thân. Khách sạn chúng tôi ở ngay khu trung tâm nên cũng không lo, cô tiếp tân tận tình chỉ dẫn trên bản đồ "nếu đổi ít thì ra đây cho gần, đổi nhiều thì đi đến kia..."

Chúng tôi kéo nhau ra ngân hàng gần khách sạn để đổi, 9h họ bắt đầu làm việc, tỷ giá quy đổi là 100 USD = 7.560 Yên Nhật. Nếu có tiền Việt thì bạn nên đổi thành tiền Yên trước khi qua Nhật, như thế tỷ giá sẽ lợi hơn (10.000 Yên Nhật = 2.665.000 VND).

Sáng nay chúng tôi sẽ đi Kiyomizu dera, vài hình ảnh trên đường đi...

attachment.php

Đền Sanjusangendo, hay còn gọi là chùa 33 gian. Đây là ngôi chùa được tướng quân Taira no Kiyomori xây dựng theo lệnh của Hoàng Đế Go – Shirakawa. Chùa có số lượng các gian giữa các cột trụ chống đỡ của gian giữa là 33 gian nên được gọi là Sanjusangendo (nghĩa đen là 33 gian). (http://www.japan-guide.com/e/e3900.html). Chúng tôi bỏ qua đền này, nếu vào thì tốn 600 Yên.

attachment.php


Taxi trái tim

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Kiyomizu dera

Tối qua, anh bạn đã thử tài đọc bản đồ và mò mẫm đường xá của tôi để còn biết đường đi nước bước khi anh bạn trở về Tokyo. Tiếng Nhật thì tôi mù rồi, loay hoay tìm tên ga cần đến và line cần đi cũng khiến tôi bối rối lúc đầu. Thế nên tôi vào trạm tàu điện ngầm hỏi thăm thì các anh cho tôi hẳn một cái Kansai Railway Network Map. Người Nhật họ hiểu tiếng Anh nhưng theo kiểu tiếng Anh bồi, nói từng từ rồi diễn tả thì may ra, nhưng họ nói tiếng Anh thì quả thật tôi phải đoán mò mới hiểu vì nghe không khác tiếng Nhật là mấy...

Bản đồ vùng Kansai: http://www.kansai-airport.or.jp/en/access/train/index.html#_02. Nếu ai đã từng đi Singapore, Hong Kong sẽ có chút kinh nghiệm khi nhìn bản đồ của Nhật. Nhưng tàu điện của Nhật khó đi hơn, nhiều line hơn, nhiều loại tàu hơn và mỗi một vùng lại có một bản đồ khác nhau với ký hiệu màu sắc khác nhau. Thế nên việc nhớ line màu gì là không thể. Đến Nhật, bạn chỉ có thể tìm được đường khi biết được ga cần đến và tên line của cái ga đó. Đã có lúc tôi "phát khùng" với bản đồ tàu điện của Nhật, nhưng nhờ kinh nghiệm đi MRT ở Singapore và MTR ở Hong Kong, cộng thêm một chút tập trung định hướng và quan sát thì tôi và bà chị cũng đi được dễ dàng.

Sáng nay cũng vậy, mò mẫm đường đi nên tới ga Kiyomizudera cũng hơn 10h30 sáng (http://www.japan-guide.com/e/e3901.html - ở trang này nói xuống ga Kyoto rồi bắt bus, còn bọn tôi xuống hẳn ga Kiyomizu gojo ở Keihan Main Line rồi đi bộ)

Ở Nhật cũng có cảnh dây điện chằng chịt nè

attachment.php


Chuông gió

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Leo được 2/3 chặng đường thì mặt đờ như con khờ, anh bạn bảo "đờ quá, phải tươi lên", thế là được cái ảnh tươi cười hớn hở này

attachment.php


Tôi cứ tưởng họ là người Nhật, nhưng thật ra là Trung Quốc thuê yukata mặc chụp hình

attachment.php
 
Last edited:
Kiyomizu dera

Trong số các ngôi đền nổi tiếng của Kyoto phải kể đến Kiyomizudera - một ngôi đền bằng gỗ nằm trên loạt móng cọc gỗ cắm trên sườn núi dốc. Kiyomizu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1994 và đang được đề cử vào danh sách 7 di sản thế giới mới .

Kiyo có nghĩa là thanh, Mizu nghĩa là thủy, ghép lại có nghĩa là dòng nước thanh khiết. Đền được xây dựng từ năm 780, là công trình lâu đời nhất trong số các kiến trúc cổ ở Kyoto, nằm trên vùng đồi Otawa.

Vé vào đền có giá 300 Yên, nhưng đáng tiền hơn cái vé 400 Yên của Kinkakuji ^_^

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Đây là những điều ước nguyện, bạn phải mua cái bảng gỗ giá 800 Yên rồi ghi vào, treo lên...

attachment.php


attachment.php


attachment.php



"Tôi muốn trở thành một người vẽ manga chuyên nghiệp"

attachment.php
 
Last edited:
Re: Osaka & Kyoto - chuyến đi liều lĩnh.

Thật ra bản đồ tàu điện ngầm của Nhật cũng dễ sử dụng, khi mới qua mình bỏ ra 1 buổi để ngâm cứu ở VN và thực tế ở Nhật 1 buổi là ok. Cốt lõi là mọi tuyến đường đều có màu của nó, mọi nhà ga đều có số, ở mỗi nhà ga bản chỉ số giờ và số tàu đều có tiếng anh (2-3 lần tiếng nhật là có 1 lần tiếng anh) Tàu to đẹp ::D là tàu nhanh (rapid-train), bé bé kg có ghế ngồi đơn là tàu chậm dừng nhiều ga nhưng mặc kệ nhanh chậm gì (nếu không vội), đi tàu cũng là 1 trãi nghiệm thú vị.
Bản đồ sẽ tiện hơn nếu trước khi đi bạn mượn được 1 con tab xài android có bản đồ Google, mình sẽ tải bản đồ offline và tra cứu khi cần .Trong chuyến đi vừa rồi mình có con Galaxy Tab 7'' , tải bản đồ offline (máy có 3g + wifi nhưng ở Nhật wifi đâu có miễn phí nhiều như ở VN) của vùng Osaka và các vùng lân cận cần đến, khi đi cứ thế mà cần đi theo và nó đã cứu mình nhiều phen.

góp với bạn vài tấm hình về đền Kiyomizu

IMGP5432.JPG


IMGP5422.JPG


IMGP5357.JPG


Geisha ở phố cổ Kyoto:

IMGP5070.JPG


IMGP5088.JPG
 
Kiyomizu dera

@Claymore: Cảm ơn bạn, hình đẹp quá. Vì mình đi chơi vác cái máy chụp hình nặng nên mang mỗi con S2 phòng thân, mà ở Nhật không có wifi miễn phí (trừ sân bay) nên đành bó tay, phải ngồi nghiên cứu bản đồ giấy. Nhìn bản đồ thì do nhiều line nên nhiều màu, qua một đoạn lại đổi tên line, bản đồ Osaka vẽ màu khác, Kyoto lại màu khác nên ban đầu mình nhìn vào hơi bị loạn, hihi. Còn về số tại các nhà ga thì dễ hiểu giống như Singapore và Hong Kong vậy.
-------------------

Nhà và hoa, cùng đèn đá...

attachment.php



Chú này đang giảng giải chuyện vào xem tảng đá lớn của đức Phật, chú nói tiếng Nhật nên tôi bó tay, anh bạn làm thông dịch hộ. Khi vào trong, bạn sẽ vừa đi vừa nghĩ về những điều bạn mong ước, vịn vào tay vịn bên trái sẽ dẫn bạn tới tảng đá thiêng. Tôi và anh bạn hiếu kỳ bỏ 100 Yên, cho giày dép vào túi nhựa và tò mò khám phá tảng đá huyền diệu trong một con đường tối kín như bưng...

attachment.php


attachment.php

Sau khi vào xem tảng đá thiêng thì trở ra không thấy bà chị đi cùng đâu cả, lò dò một hồi, thì ra chị ấy đang đứng ở lối vào đền chính (hondo). Vậy là cả 3 chúng tôi hăm hở bước vào.

attachment.php


Ôi mùa thu lá đỏ của Kiyomizu nói riêng và Kyoto nói chung! Tôi nhất định phải trở lại đây khi rừng phong này chuyển sang màu đỏ.

attachment.php


attachment.php
 
Kiyomizu dera

Từ trên nhìn xuống

attachment.php


attachment.php


Bùa may mắn - vật thường thấy được bày bán tại các ngôi đền

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (jishu jinja) thờ thần tình yêu Okuninushi (hoặc thần đôi lứa). Khu vực cầu duyên có hai khối đá, tượng trưng cho hai người nam nữ, đặt cách nhau khoảng 18 mét. Nhắm mắt lại, sờ tay vào tảng đá đầu tiên, nghĩ đến người mình yêu thương... rồi lần tìm đến tảng đá còn lại, chạm tay vào, nếu suốt chặng đường đó, không bị vấp, không mở mắt thì lời ước nguyện sẽ thành hiện thực.

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,954
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top