What's new

Phượt Thiền- Bạn có muốn thử?

Ôi, cái gì thế này? Phượt Thiền á??? Phượt là di chuyển, là chuyển động, là “đi” cơ mà sao lại có “Thiền” ở đây được??? Phượt Thiền nghe như hơi nho nhã thì phải? Chắc vừa đi phượt vừa thiền, hay chính xác nó là gì???... Chắc chắn sẽ có không ít bạn đặt ra những câu hỏi tương tự vậy về cái chủ đề mà tôi đang nói. Cũng có thể ai đó ngang qua và thấy nó lãng xẹt như một cái thở dài mà dứt khoát bước đi. Nhưng nếu có duyên thì sẽ gặp, và tôi vẫn luôn có nhã ý mời bạn hãy nghe, xem và thử một lần “Phượt Thiền” lạ lẫm.
 
Last edited:
Đọc bài viết này, thấy tâm hồn mình cũng thanh nhàn hướng thiện.

Phú sinh chỉ có bấy nhiêu
Cái thân như tắt bóng chiều mây trôi!
 
1. Thầy ơi, sao lúc ngồi thiền con thấy rất nhiều thứ hiện lên trong đầu ạ? Nào là núi, mây, dòng suối, tiếng chim hót,…. Con không tĩnh tâm được mà cứ bay nhảy theo những thứ đó. Như vậy có phải con ngồi thiền không đạt kết quả không?
- À đó chính là các vọng tưởng được dấy lên do chính đầu óc ta nghĩ và liên tưởng tới nó. Nó đến thì kệ nó, ngắm nó chứ đừng đi theo nó, rồi nó sẽ tự đi.

2. Bạch Thầy, ngồi thiền liệu có giúp người nhà vừa mất được siêu thoát không ạ? Vì bình thường con thấy khi người nhà mất mọi người hay đọc kinh và tụng niệm nhiều ở bên cạnh chứ không thấy ai ngồi thiền ạ???
- Ngồi thiền cũng rất tốt và giúp người nhà siêu thoát được. Lúc này tâm của ta phải kiên định hướng về họ, cầu siêu cho họ thì mới đạt kết quả tốt.

3. Thưa thầy chúng con là nữ và có phần thiệt thòi hơn nam giới vì những ngày đến kì kinh nguyệt thì khá mệt mỏi và những lúc này có được ngồi thiền không? Và ngồi thiền trong giai đoạn này thì có phải là không tôn trọng các đức Phật không ạ?
- Là nữ không phải vì thế mà thiệt thòi hơn nam giới, nếu cơ thể trong thời kì này vẫn khỏe mạnh thì vẫn có thể ngồi thiền. Các ni (các sư nữ, còn gọi là cô) vẫn ngồi thiền suốt đó thôi. Giữ cho thân tâm mình trong sạch thì lúc nào cũng có thể ngồi thiền được.

4. Thưa thầy, lúc ngồi thiền con thấy rất đau, đau đến nỗi không nhấc được chân xuống. Vậy phải làm thế nào để hết đau ạ?
- Đau là chuyện thường tình. Lúc thầy mới ngồi cũng vậy, đau ê ẩm. Nhưng nhìn thấy các thầy ngồi được thì mình cũng ngồi được. Tuy nhiên, mình phải cố gắng, kiên định, rồi dần dần sẽ quen và không thấy đau nữa.

5. Con thưa thầy, lúc đức Phật ngồi thiền thì ngài có ngồi lên vật gì không ạ?
- Đức Phật thời đó không có những công cụ để ngồi thiền tốt như chúng ta bây giờ là Bồ đoàn và Tọa cụ (Bồ đoàn là 1 chiếc nệm như chiếc gối có hình tròn; Tọa cụ là 1 tấm vải mỏng bên trong lót lông hoặc bọt biển, thường là hình vuông dùng để ngồi lên trong lúc tọa thiền hoặc để nằm nghỉ) mà ngài ngồi trên mấy nắm cỏ để thiền. Khổ sở như vậy nhưng ngài đã đắc đạo và thành Phật, vậy thì cớ gì mà chúng ta không ngồi được phải không???
….

Những câu hỏi đáp vẫn xếp thành hàng dài hết cả thời khóa, dài đến nỗi quá cả giờ cơm và thậm chí các thầy phải gom lại, mang về để rồi hôm sau giải đáp tiếp. Thi thoảng cũng có bạn gặp riêng các thầy để được giải tỏa những thắc mắc vẫn đang vướng bận trong cõi lòng hay trong tâm thức của riêng mình. Vui vẻ, chậm rãi, nhiệt tình, các thầy chưa bao giờ từ chối bất kì một thiền sinh hay du khách nào khi họ đến nơi đây. Và dù trời có oi nóng, nắng có gắt quá đỉnh đầu, hay đã đến giờ thầy phải làm việc khác, tôi vẫn chưa bao giờ thấy ở họ những cái nhíu mày hối hả bước đi. Thầy Thông Văn dí dỏm, hài hước. Thầy Đại Trí nhẹ nhàng, tình cảm. Thầy Trụ Trì hiền như Bụt. Và các thầy cô khác, ai cũng thư thái, nhẹ nhàng, vui vẻ. Ấy là những nhận xét mà hầu hết các bạn khóa sinh đều chia sẻ lại với nhau. Còn riêng tôi, tôi cũng không biết phải miêu tả bằng những ngôn ngữ nào của nhà Phật để có thể nói hết về họ, những người thầy, người cô mà chỉ cần nhìn thấy thôi là bạn sẽ thấy ở họ đã toát lên những tâm bình dị và những nỗi an nhiên tự tại.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,647
Bài viết
1,154,464
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top