What's new

[Chia sẻ] Quy Nhơn - các tháp Chàm - thành Đồ Bàn - Gành Đá Dĩa - Tuy Hòa - Đại Lãnh

Quy Nhơn - các tháp Chàm - thành Đồ Bàn - Gành Đá Dĩa - Tuy Hòa - Đại Lãnh

Hành trình bắt đầu lúc 17 giờ, xe Phương Trang đi từ Bến xe Miền Đông, giá 170k/vé. Xe tốt, ghế ngồi thoải mái. Xe có dừng lại ở Đồng Nai để ăn tối, bữa cơm này đã tính trong tiền vé. Cơm nấu cũng ok, quá tốt so với cơm qua đường, có đến 6 món và canh trên bàn.
Sau một tối và một đêm trên xe, ê ẩm cả người, mình đến Quy Nhơn vào buổi sáng. Hành trình khám phá Quy Nhơn của mình bắt đầu với một tô bún sứa chả cá ngon không chịu được và to vật vã ở đường Trần Phú, ngay đối diện Tỉnh Ủy Bình Định. Lúc này đói quá nên đã không kịp lấy máy ra chụp. Quán ăn này do cô bạn Quy Nhơn dẫn đi, nói là ngon hơn ở Tăng Bạt Hổ, rất đông, bún cá 10k/tô, bún sứa 15/tô. Cô bạn nói gọi bún sứa, thì ra trong tô bún sứa có cả chả cá. Ngon thật.
Ăn xong đi Ghềnh Ráng. Ghềnh Ráng là một mũi đá nhô ra biển, dài vài trăm mét. Từ Ghềnh Ráng tầm nhìn thật đẹp, phía Nam với những dải núi xanh xanh trải từng lớp ra đến biển, phía Đông là biển xanh thẳm, mênh mông, chếch phía Bắc là bán đảo Phương Mai. Ghét một cái là chặn ngay tầm nhìn phía là nhà hàng, phía là khu resort của Hoàng Anh Gia Lai. Haiz.
Ở Ghềnh Ráng có bãi tắm Hoàng hậu, còn gọi là Bãi Đá Trứng, toàn là đá đủ kích cỡ, tròn tròn như trứng. Cô bạn đồng hành nói trước có nhiều trứng hơn nhiều, do người ta mang về nhà cất giùm mấy cục trứng to đẹp nên giờ không còn nhiều cục đá đẹp như trứng chim nữa.

3535898070_b2988841f3_o.jpg


Ở Ghềnh Ráng có mộ Hàn Mạc Tử, mà nghe nhiều người nói là Hàn nằm ở nơi khác, nên mình cũng chả viếng.
Từ Ghềnh Ráng, sau một ly cafe đậm đà, hai anh em chạy ra Nhà trưng bày gốm Lò Sành nhưng chả hiểu sao đóng cửa.
Đi tiếp đến Tháp Đôi, cụm tháp Chăm nằm ngay trong thành phố, gồm 2 tháp. Tháp Đôi còn gọi là Tháp Hưng Thạnh, niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, thời gian mà Chiêm Thành bị Chân Lạp (nước của người Khơme) chiếm. Người Pháp thì gọi là Tháp Khơme do tháp chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme. Tháp Nam thấp và nhỏ hơn tháp Bắc một chút, cả 2 tháp đều có cửa hướng về hướng Đông.

3535905188_7d8806556d_o.jpg


3535901820_01bded3ac0_o.jpg


Cửa tháp rất đẹp và độc đáo với thiết kế dạng vòm chồng:

05-thap-doi.jpg


Mình thấy Tháp Đôi khá đẹp, to lớn, những nét chạm khắc thì không còn nhiều, phần phục chế và trùng tu lại chán quá. Đứng dưới chân tháp Bắc, ngước nhìn lên mái có thể thấy những nét chạm vũ nữ nhảy múa. Những nét chạm ở tháp Nam thì không rõ lắm.
Theo tài liệu thì cụm tháp Đôi ngày trước có đến 3 tháp, cách bố trí và kiến trúc rất giống tháp Dương Long, nhưng đã sụp đổ 1 tháp.

Rời Tháp Đôi, hai anh em chạy xe qua cầu Thị Nại, đến bán đảo Phương Mai rồi chạy xe về. Cầu vượt biển dài, gió lộng, cảm giác chạy xe mà lạng gió, vừa thích vừa sợ.
 
Last edited:
Gần đó có núi đá bia. Có thời gian leo lên cũng hay. Tương truyền vua Lê Thánh Tông đã tạc chữ vào hòn đá to trên đỉnh. Phía dưới, lúc tớ đi, có hàng quán linh tinh nhếch nhác, không biết chừ sao rồi.
 
Theo tớ tìm hiểu thì cái tên Thạch Bi Sơn có từ lâu, và vua Lê Thánh Tông chưa từng đặt chân đến Thạch Bi Sơn, trên đó cũng chả có hàng chữ nào.
Ở Thạch Bi Sơn có khu du lịch Hoàng Long.
Bạn ragdoll có thể tham khảo thêm Đầm Ô Loan và bãi Tiên ở Phú Yên, trại phong Qui Hòa và Hầm Hô ở Bình Định, đó là những nơi tớ muốn đi nhưng không đủ thời gian đành bỏ qua trong chuyến rồi.
 
Nếu các Phượt có đi Hầm hô nên ghé thăm Bảo tàng Quang trung tại làng Kiên Mỹ Phú phong , nơi Tây sơn tam kiệt tụ nghĩa , nghe trống trận Tây sơn và xem biểu diễn các bài võ và các môn binh khí của miền đất võ.
 
"Bạo phát, bạo tàn" - Lấy người anh hùng "áo vải" làm dẫn chứng cho khởi nghĩa nông dân hoành tráng thì được chứ lấy "đất võ" làm background cho văn hóa truyền thống Bình định thì cứ thấy tội tội cho sở VHTT.
Thiết nghĩ, các bác dân phượt ở đây ai cũng biết, hồn đất Quy nhơn sừng sững những tháp Chăm cộng với những gì tác giả của "nhạc sến" "thơ điên" để lại đều đáng giá hơn di sản của tam kiệt buôn trầu kia đến tỷ lần và tất cả đều xứng đáng làm đề cho lễ hội văn hóa Bình định.
 
Hình của bạn Namnguyen dep wa. Thật tiếc là bạn không đi con đường từ đồi Thi Nhân vòng qua trại phong rất tuyệt.

Có phải con đường leo bậc đá men phía biển từ lầu Hoàng hậu sang trại phong không? Lần đến đó, người bạn nói rằng lối đó rất đẹp nhưng phải qua cách cổng ngách của trại phong mà cánh cổng này thì không biết nó khóa khi nào, vậy cho nên không leo nữa :)
 
Iem có cái ảnh lởm (lại lởm:T) nên rụt rè mãi mới dám ghé dán vào đây .Mục đích cũng là vì mặc dù ảnh lởm nhưng có nhiều điều để suy ngẫm phết ...:shrug:


IMG_0262.jpg

Bên trong tháp Nhạn (Tuy Hòa) - 2009​

QUOTE]

Cái này thì đã nghe nói nhiều rồi, rằng: Tục thờ Linga/Yoni hay thờ đấng tạp hóa Shiva của người Chăm đã "hòa quyện" với tục thờ Mẫu của người Việt - Nghe thì biết thế cứ chôi chối không xuôi.
Khi tận mắt chứng kiến những màn múa Đồng trên tháp Chăm thì thật càng không thể nào xuôi được.
 
"Bạo phát, bạo tàn" - Lấy người anh hùng "áo vải" làm dẫn chứng cho khởi nghĩa nông dân hoành tráng thì được chứ lấy "đất võ" làm background cho văn hóa truyền thống Bình định thì cứ thấy tội tội cho sở VHTT.
Thiết nghĩ, các bác dân phượt ở đây ai cũng biết, hồn đất Quy nhơn sừng sững những tháp Chăm cộng với những gì tác giả của "nhạc sến" "thơ điên" để lại đều đáng giá hơn di sản của tam kiệt buôn trầu kia đến tỷ lần và tất cả đều xứng đáng làm đề cho lễ hội văn hóa Bình định.
Xin lỗi vì phải bàn những điều này trong diễn đàn du lịch nhưng tôi thấy bác nói điều trên không thuyết phục tôi lắm vì tôi có tới 5-6 đời gì đó ở Bình Định lận. Bác có thể nói rõ rõ hơn tí được không, nếu thấy không tiện bác có thể PM cho tôi để mình cùng trao đổi thêm ...
Về cái phát biểu "thờ mẫu và Silva hòa quyện vào nhau" của bác thì hình như bác cũng nhầm thì phải , trước giờ em chỉ thấy các nhà nghiên cứu phát biểu là thờ Mẫu của người Việt, Thiên Hậu của người Hoa, Thiên Y A NA của người Chăm ...là hòa quyện và chung sống với nhau ...:( ?
Làm phiền các bác MOD,MIN ...vì iem đã phát biểu hơi ngoài lề ...Chúc các bác 2-9 vui, ///(c)
 
Trời, không ngờ HXT cũng đang online, cắm cúi post xong thì đã thấy trả lời. Cũng vì buồn bực ngày lễ mà sinh ra nói ngang, hay là mình xóa đi luôn cái nhỉ? :)
 
Tớ cũng mới từ Quy Nhơn về, định mai viết chút chút cảm nhận về miền đất này, thấy yêu, thấy nhớ, thấy tự hào... dù mình không phải con dân Bình Định, bỗng dưng đọc bài của bạn xf4, thấy lạ :shrug:
 
Hi all!
Mình cũng là người Bình Định đây, và mình tự hào vì điều đó. Chỉ một ngày, một tháng một năm không thể hiểu hết các giá trị văn hóa, tinh thần, con người của Bình Định đâu. Dù là chăm hay việt hay ba na...cũng đều là "NGƯỜI BÌNH ĐỊNH" cả Việt Nam có đến 54 dân tộc kia mà. Còn cảm nhận của mỗi người thế nào thì chỉ là cái nhìn chủ quan mà thôi. Mọi người nhẹ nhàng chút nhé.
Thân ái!
Thế Hùng
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,954
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top