What's new

Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham quan

Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

5/ chùa Hương Sơn:

Chùa Hương Sơn tọa lạc tại số 105 đường Trương Công Định, khóm 4, phường 2, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa do ông Trần Tấn Chức khởi xướng và xây dựng năm 1933 trên phần đất do bà Lâm Thị Mùi hiến cúng để làm chốn trang nghiêm và nơi chiêm bái cho Phật tử quanh vùng.

Năm 1985, chùa đăng ký gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thuộc quyền quản lý của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng.

Trong quá trình phát triển, chùa Hương Sơn là điểm dừng chân hóa độ của các bậc xuất thế, duyên đến rồi đi trong hương vị đạo pháp và lợi lạc chúng sanh.

Năm 1996, Thượng tọa Thích Minh Hạnh được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng bổ xứ đảm trách kiến thiết và xây dựng chùa Hương Sơn cho đến năm 2009 thì bổ nhiệm Đại đức Thích Trung Túc chính thức trụ trì chùa Hương Sơn.

Chùa Hương Sơn ngày nay đã trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện, là nơi chiêm bái và phát nguyện tu hành cho đồng bào Phật tử các giới, làm chốn tu hành trau dồi đức hạnh và nuôi dưỡng từ tâm phụng đạo giúp đời, góp phần thăng hoa nếp sống đạo đức xã hội, phong phú truyền thống văn hóa dân tộc.

Đặc điểm Kiến trúc: chùa xây dựng theo kết cấu bê tông cốt thép các phần cơ bản, phần mỹ thuật trang trí theo nét văn hóa Phật giáo ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa anh em, hình thể điệu dáng của thời đại Lê - Nguyễn và mang đậm nét văn hóa của miền sông nước Tây Nam, cũng như tín ngưỡng vật linh Rồng thiêng nơi Cửu Long hội nhập.

Bên cạnh đó, vấn đề tâm linh được khắc họa theo mô hình văn hóa của các tông phái Phật giáo Bắc truyền; tạo nên vẽ thiền vị mà trang nghiêm, hoành tráng mà mềm mại, uyển chuyển mà uy nguy tạo thành nét phá cách độc đáo tại một góc trời Sóc Trăng.

02 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Rời chùa Hương Sơn, mình dong xe đến những điểm tham quan tiếp theo tại tỉnh Sóc Trăng...

Hướng điểm đến tiếp theo sẽ thay đổi phong vị 1 tí ... đó sẽ là chuyến đii đến cù lao Dung nằm giữa sông con sông hậu hiền hòa ... để thăm quan phong cảnh vườn cây, làng quê, ...

Tube continued ..... sẽ update chuyến đi đến cù lao dung trong thời gian sớm nhất ....
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Đây là hình ảnh lúc Thái tử Tất Đạt Đa lúc đi xe ngựa ra khỏi thành Ca Tỳ La Vệ cùng với người hầu cận là Xa-Nặc. Cũng từ nhân duyên từ lần ra khỏi thành gặp bốn cảnh tượng kinh hãi của 1 vòng đời con người là :

- Lần thứ nhất: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Đông, Thái tử thấy một cụ già yếu đuối, đầu tóc bạc phơ, chống gậy đi từng bước. Anh nài ngựa giải thích rằng mọi người đều sẽ trở nên già yếu khi tuổi đời chồng chất. Khi trở về lâu đài, Thái tử có những ưu tư rằng chính bản thân Thái tử cũng sẽ trở nên già yếu vào một ngày tương lai, và Thái tử không còn tha thiết đến các cuộc vui chơi dành cho mình.

- Lần thứ hai: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Nam, Thái tử thấy một người bệnh đang rên xiết vì đau đớn. Anh nài ngựa giải thích rằng bệnh hoạn và đau đớn có thể xảy ra ở bất cứ người nào. Khi trở về lâu đài, Thái tử lại càng có mối ưu tư sâu đậm hơn nữa.

-Lần thứ ba: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Tây, Thái tử gặp đám tang , đang đưa người chết đi chôn, thân nhân khóc lóc thê thảm. Anh nài ngựa giải thích rằng mọi người đều có thể chết.Thái tử đang đối diện với định mệnh tối hậu của con người, con người không có cách nào để thoát khỏi cảnh tử vong. Tinh thần Thái tử bị căn thẳng trước những suy tư về thân phận của con người.

-Lần thứ tư: Khi đi dạo chơi ở cửa thành phía Bắc, Thái tử gặp một Sa môn mặc áo vàng, đầu cạo trọc đang đi chậm rãi, ung dung thư thái . Đạo sĩ này đã rời bỏ cuộc sống đầy tiện nghi về vật chất ở gia đình để đi tìm sự giải thoát khỏi những phiền muộn của cuộc đời. Sau lần dạo chơi này, Thái tử thấu hiểu rằng những cuộc vui chơi, những lạc thú mà Thái tử đang hưởng thì không trường tồn, nó không đem đến một hạnh phúc vĩnh cửu, cũng không ngăn chận được sự già nua, bệnh hoạn và tử vong. Thái tử tự cảm thấy rằng chỉ có sự an bình trong tâm hồn là điều đáng quý, và muốn được như vậy chỉ có sự lựa chọn là phải sống đời sống của một đạo sĩ. Thái tử phải thực hiện một hành trình tôn giáo hướng tới sự giải thoát tâm linh và sự an bình trong tâm hồn. Những suy tư này khiến ý chí xuất gia cầu đạo được gia tăng mạnh mẻ thêm.

DSCN0120 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

Cám ơn chantam đã nhắc lại sự tích Phật Thích Ca.
Trăm năm trong cõi người Ta
Mấy ai không chết, không già, không đau
Cuộc đời như giấc chiêm bao
Càng gây ân ái càng đau khổ nhiều...
Phú Sinh chỉ có bấy nhiêu
Cái thân như thể bóng chiều mây trôi...
 
Last edited:
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Chú Dương Hải làm thơ hay tuyệt ... cháu khoái tài xuất khẩu mần thơ của chú ...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,446
Bài viết
1,147,339
Members
193,507
Latest member
bj88usukcom
Back
Top