What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Potala

Từ lúc vào cho đến lúc ra Bạch cung, Hồng cung, chúng tôi không được chụp ảnh, chỉ ngắm nhìn thôi. Đành lấy ảnh trên mạng vậy. Những gì trong các bức ảnh sau đều chỉ là một góc của không gian thật. Tổng cộng vào thăm 24 phòng trong hai cung điện này.


Phòng nơi Dalai Lama tiếp các Lama cao cấp / các triều thần của ngài. Ngay bên cạnh phòng này là một phòng nguyện với 12 pho tượng bằng vàng rất đẹp, nhưng tìm mãi không có ảnh chụp trên mạng.

14609204888_291a996d33_z.jpg


Phòng đại triều của Dalai Lama thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện, với rất nhiều đồ báu.

14793467344_52d4d7ed62.jpg


Phòng đại triều dưới thời Dalai Lama thứ 6. Dù vị này bị đuổi khỏi Potala nhưng căn phòng này vẫn kịp xây.

14609206538_a412eaa183.jpg
 
Bảo tượng

Thời xưa, có hàng nghìn pho tượng lớn, và cả trăm nghìn pho tượng nhỏ trong Potala, nay đã mất nhiều

Pho tượng lớn nhất là tượng Phật Di Lặc (Maitreya), vị Phật của Tương lai, sẽ đến để hóa độ chúng sinh. Hai pho tượng nhỏ bên dưới là Dalai Lama thứ 5 và thứ 13.

14609314237_d339a52662.jpg


Pho tượng đôi, bên trái là Phật Thích Ca, bên phải là Dalai Lama thứ 5. Tượng Dalai Lama cũng được làm to và ngang hàng với tượng Phật, là phong cách riêng của Tibet.

14639514558_65b38a325f.jpg
 
Tomb Stupa

Trong Potala có 8 stupa là mộ của 8 Dalai Lama thứ 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Dalai Lama thứ 1 mộ ở Shigate, Thứ 2, 3, 4 mộ tại Drepung, vị thứ 6 bị đuổi chết ở bên ngoài.

Các mộ của Dalai Lama đều là để nguyên thân thể bên trong tháp. Đây là hình thức táng trang trọng nhất. Người thường ngày xưa thì đem xác cho chim ăn (thiên táng) hoặc thả xuống nước (thủy táng); các lama thì được hỏa táng. Ngày nay thì đã khác, thiên táng chỉ dành cho những rất ít những người ở bậc cao, còn nhiều nơi cũng chôn xuống đất.

Các tháp mộ của Dalai Lama đều làm hình stupa kiểu Tạng, bằng kim loại quý. Thường bên trong là bạc và đồng, bên ngoài dát vàng và nạm đá quý.

14809334946_8c6a782519.jpg


Bảo vật quý giá nhất của cung Potala là Tháp mộ của Dalai Lama thứ 5, người đã thống nhất và chấn hưng Tibet, người đã dựng lại cung Potala cũng như hàng loạt các tu viện lớn, nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc của người Tibet. Tháp mộ của ngài cao đến 14 mét, đúc bằng bạc và dát gần 4 tấn vàng, với hàng vạn châu ngọc. Theo truyền thuyết trong tháp còn có xá lợi răng Phật.

14795832635_c4fdb5fd56.jpg


Thực tế những bất ổn chính trị từ thượng tầng của Tibet đã xuất hiện từ ngay sau khi Dalai Lama 5 qua đời, và tòa tháp vàng rực rỡ này giống như một nơi nương tựa, kì vọng cho các Dalai Lama đời sau. Nó quá tốn kém và xa xỉ.
 
Mandala 3D

Cùng tầng trên cùng của Hồng Cung còn có một gian phòng thiêng liêng, nơi đặt ba bảo vật khác, là ba Mandala 3 chiều.

Mandala là hình vẽ tượng trưng của bản thể vũ trụ trong tâm thức và bản đồ pháp giới Chư phật. Mandala được vẽ trên giấy, trên lụa, tạo bằng cát, bằng bơ, hay được dựng thành cả một tòa nhà, một tòa thành như tu viện Samye.

Còn tại đỉnh của Potala, Mandala được làm bằng vàng dựng như những tòa cung điện. Các nghệ nhân xưa đã coi đây như nơi trú ngụ của chư Phật, tưởng tượng đó như những cung điện rực rỡ xa hoa bằng vàng ngọc. Những mandala này có đường kính đến 2 - 3 mét.

Mandala trong cùng này có 170 pho tượng vàng của chư Phật, Bồ tát, Độ mẫu, Minh vương,... (ảnh sưu tầm)

14609200798_f79f258217.jpg


14793468384_d8b1b79dc8.jpg


14815668913_08cec23960.jpg
 
Potala

Sau hơn hai giờ, chúng tôi ra mặt sau của Potala. Nhìn ra chỉ thấy những khối nhà theo một kiểu quen thuộc của đô thị TQ. Nếu không có dãy núi kia thì chắc chúng sẽ lan ra mãi.

14775259622_916fdab2d9_c.jpg


Cung điện cũ, chỉ còn lại bóng quá khứ, chưa biết bao giờ mới có tương lai.

14588942699_0c3c0da148_c.jpg
 
Những người Tạng chân thành vẫn thành kính hành lễ trước những bức vẽ bên tường ngoài Potala, như các đời trước đã làm như vậy.

14588942229_45dd7780b2_c.jpg
 
Jokhang

Tôi đã viết nhiều về Jokhang, không chỉ từ những bài đầu, mà rải rác trong cả topic, tôi vẫn luôn so sánh và hướng về nơi ấy, Trái tim của Lhasa, trái tim của Tibet. Chúng tôi đã đi theo dòng người đi vòng quanh tu viện, và giờ đến lúc bước vào trong đó.

Cũng biết rằng bên trong đã là cái "máy gặt tiền du khách" của chính quyền TQ, nhưng không vào thì cũng không đành lòng. Nơi đây là kho báu tinh hoa của Tibet, cả về vật thể và tâm linh.

Lại một lần nữa bị kiểm tra, lần nữa nhìn thấy cái cột cờ chỏng gọng, cái lều canh trên mái nhà xa xa nhức nhối. Nhưng bỏ qua thôi, chấp vào cái gì cũng đều là vọng cả...

14589119007_c4f212929e_c.jpg


Khi mua vé và bước vào trong, chúng tôi gặp một đoàn người Tibet có vẻ từ xa đến. Những người này khác với những người đang ngày đêm đi vòng bên ngoài tu viện. Tuy mặc toàn bộ đồ truyền thống, nhưng họ có vẻ giàu có, sang trọng hơn một chút. Những bộ quần áo truyền thống sạch và mới. Những người phụ nữ đeo rất nhiều trang sức trên đầu, trên cổ: những chuỗi vòng đá lớn màu xanh đỏ, những chuỗi vòng tay lấp lánh. Tuy tu viện đông đúc thêm, nhưng không phải là những du khách lộn xộn, mà là đoàn người đi lễ nên không gian lại thêm sinh khí thiêng liêng.

14775255212_87431b924b_c.jpg
 
Jokhang

Những bức tường của Jokhang được vẽ kín bởi bích họa. Nhưng đây cũng là phục chế lại thôi, những hình ảnh gốc đã bị tàn phá theo sự ngu dốt của một thế hệ thiếu học bị kích động những năm 1960s.

14588963218_8a3591bf1a_c.jpg


Khung cửa chính dẫn vào Nội điện của Jokhang.

14772438511_247a58aab9_z.jpg


Những tảng đá lát trong hơn nghìn năm qua đã đón nhận bao nhiêu bước chân?

14588936869_d2a542771a_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,641
Bài viết
1,154,292
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top