What's new

Tháng 9 Trên Vùng Cao Hà Giang

Bác post hình nhỏ quá, xem không thấy các chi tiết của cảnh vật ở đây rồi. Ít ra cũng 400 x 600px nhé bác! Thế mới thấy rõ dc.
 
HOÀNG SU PHÌ - XÍN MẦN


Thủy điện Nho quan:

scaled.php

Cái này là thủy điện Nho Quế chứ bạn....
 
Núi Đôi Quản Bạ Tháng 9/2011

Quan Bạ - thị trấn yên bình với rất nhiều thắng cảnh: Làng văn hóa quốc gia Lùng Tám, Rừng thông, núi đôi - núi cô tiên, cổng trời ...

scaled.php


Núi đôi Quản Bả là hai ngọn núi thấp và lằm gần nhau ngay canh trung tâm thị trấn. Giữa bạt ngàn núi tại sao núi đôi quản bạ lại nổi tiếng như vậy bởi các lý do sau:
- Danh thắng Núi Đôi nằm ở thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ- Hà Giang), tên nhân dân thường gọi là Núi Đôi hoặc Núi Cô Tiên; được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn của thềm lục địa vỏ trái đất, sự đứt gẫy của các khối núi đá vôi. Đây là nơi chuyển tiếp giữa địa tầng đá vôi với núi đất. Chu vi của hai ngọn núi gần 1.000m², 2 ngọn núi tròn đều với diện tích xấp xỉ 3,6 ha. Tên Núi đôi gắn với tên địa danh thung lũng Tam Sơn (tức ba ngọn núi), không biết có từ bao giờ, chỉ biết từ khi có tên làng, tên xã là núi đã có tên.

scaled.php

scaled.php


- Cái đẹp của núi đôi Quản Bạ: Hai ngon núi gần nhau và giống ngau như đúc, nhỏ thôi nhưng rất cân xứng, tròn trịa, bạn cứ tưởng tượng nó giống như vòng một của người con gái tuổi mới lớn. Núi đôi Quản Bạ không có cây chỉ là một lớp cỏ xanh rì quang năm. Hơn nữa nó còn đẹp vì giữa bạt ngàn rừng núi Hà Giang, thị trấn Tam Sơn - Quản Bạ tọa trên một vùng tương đối bằng và núi đôi thì tọa mình trên đồng bằng ấy. Xung quang núi là đường uấn lượn và chân núi là cánh đồng lúa chín vàng. Trong nắng chiều vàng của tháng chín bạn ngắm nhìn và chụp núi đôi tọa trên đồng lúa vàng rất đẹp.

scaled.php

scaled.php


- Sự tích của Núi Đôi Quản Bạ: Núi đôi được gắn với truyền thuyết về chuyện tình của chàng khổng lồ và nàng tiên nơi đây. Núi đôi Quản Bạ được ví như bộ ngực căng tròn người con gái và đã lưu truyền mãi trong nhân gian từ đời này qua đời khác. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người H'mông đẹp trai có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín.
Một hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn. Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng.
Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào, Mận, Lê, Hồng, thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.

scaled.php

scaled.php


Bài sau tôi sẽ viết về con người vùng cao Hà Giang và cô bé giữa đại ngàn núi đá tai mèo
 
Last edited:
CON NGƯỜI VÙNG CAO VÀ CÔ BÉ GIỮA ĐẠI NGÀN NÚI ĐÁ TAI MÈO

Trong suốt chuyến đi, chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều người dân bản địa. Chúng tôi hiểu rằng người dân trên vùng đất này còn nhiều gian khó quá. Nhiều vùng cái nghèo vẫn còn đeo đẳng dai dẳng lắm, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu ăn hàng ngày, có gì ăn lấy.

Trên đường đi Đồng văn, chúng tôi qua dinh Vua Mèo và chạy tiếp sâu vào Lúng Cú nơi địa đầu cực bắc của tổ quốc. khi đang vượt đèo đi Lúng Cú chúng tôi bắt gặp một em bé người dân tộc đang tự mình vào tảng đá mà một bên là đường và một bên là vực sâu, xung quanh điệp trùng núi đá tai mèo. Trước hình ảnh này tôi mới thấy sức sống mãnh liệt của con người nơi đây

scaled.php

scaled.php


Trên vùng này, đất xen với đá do đó cây lương thực được trồng chủ yếu là Ngô, cuộc sống rất khó khăn. Tuy nhiên, lúc nào ta cũng thấy được những đứa trẻ vô tư chơi đùa, những khuân mặt ngô nghê hiền lành hay những nụ cười rạng rỡ.

scaled.php

scaled.php

scaled.php


Ở đây, ta mới thấy dù cuộc sống có khó khăn đến đâu thì con người ta hãy cứ biết tự thỏa mãn với mình trong cuộc sống ấy thì mọi khó khăn đều trở lên đơn giản và sự vô tư sẽ luôn hiện hữu trên khuôn mặt.

scaled.php

scaled.php


Cuộc sống luôn là thế "cho ta cái này thì sẽ lấy đi của ta thứ khác". Có lẽ thế mà chúng ta mới thấy người vùng cao khó khăn nhưng chàn đầy sức sống và sự tự do tự tại hơn người thành phố vơí bộn bề lo toan và bon chen.

Next: "Dinh vua Mèo một nét hoài cổ của một quá khứ hùng tráng"
 
Last edited:
Dinh vua mèo nét hoài cổ của một quá khứ hùng tráng
Chúng tôi đến dinh vua mèo vào một ngày trời mưa. Nét cổ kính nơi đây kết hợp với thời tiết mưa lại càng thấy cảnh vật dường như cổ xưa hơn, tuy nhiên lối kiến trúc và cách bố trí dinh tuy nhỏ nhưng thể hiện dõ vị thế vương giả của gia chủ.
Vua Mèo là ông Vương Chính Đức, vương quốc của ông ở huyện Đồng Văn vương triều có sức mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc cũng như toàn bộ vùng Đông và Tây Bắc. Lúc đó có 7 vạn dân, dân số đa phần trồng cây anh túc. Trước năm 1945, tuy bị sức ép từ nhiều phía, các bên ép làm thân nhưng Vương Chí Sình muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người Mông, không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch. Các phe đối lập cũng không dám lật đổ Vương, bởi chỉ có Vương mới quy phục được cư dân ở vùng này. Sau đó, 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông lên Hà Nội gặp mặt nhưng do tuổi đã cao nên ông cử con trái thứ hai, người được coi là kế nghiệp vua Mèo là ông Vương Chí Sình đi thay. Sau đó Vương Chí Sình làm việc cho chính phủ Hồ Chí Minh, thành một đại biểu quốc hội khóa I và khóa II. Trước khi về hưu, Vương Chí Sình còn giữ chức chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò vua Mèo yếu dần, vì cùng hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội và linh cữu được đưa về Hà Giang, an táng tại Phó Bản sau đó được cải táng về khu di tích nhà Vương như hiện nay.

scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,421
Bài viết
1,147,032
Members
193,481
Latest member
hot51apkme04
Back
Top