What's new

Tháng 9 Trên Vùng Cao Hà Giang

Dinh vua mèo nét hoài cổ của một quá khứ hùng tráng

scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


Mộ Ông Vương Chí Sình - Vương Chí Thành - Vua Mèo đệ nhị:

scaled.php
 
Last edited:
Chuyện chưa biết về "vua Mèo" Vương Chí Sình
04-09-2011 | 10:09

(Nguoiduatin.vn) - Từ trước đến nay, không riêng gì người Hà Giang, với cả những người khác mà "bán kính" sinh sống xa dần nơi địa đầu Tổ quốc thì Vương Chí Sình - ông "vua" người Mông cực Bắc vẫn là một cái gì đó rất bí hiểm và gây ra nhiều sự tò mò, hiếu kỳ. Thực tế Vương Chí Sình là người thế nào?

Chuyện chưa từng biết về tướng cướp Hiền “bạc”

Gặp nhân chứng

Đến thung lũng Sà Phìn, chúng tôi háo hức bước trên những bậc đá cao từ trung tâm chợ Sà Phìn vào Nhà Vương để tìm hiểu về những thứ gắn bó với một ông "vua" nổi tiếng miền cực Bắc. Một trong những công trình để lại nhiều ấn tượng, điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến Cao nguyên đá Đồng Văn là Nhà Vương, nơi ở của "vua Mèo" Vương Chí Sình, người đã xưng hùng bá một thời và được Bác Hồ cảm hoá, trở thành Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Rất bất ngờ, chúng tôi đã "may mắn" gặp lại và có cuộc nói chuyện với ông Vù Mý Kẻ - Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tuyên cũ, Đại biểu Quốc hội khóa II đến khóa VII, một người rất thân tín với Vương Chí Sình.

nguoiduatin-vuongquan1.JPG

Chân dung ông Vù Mý Kẻ

Người chưa biết thì hỏi, người biết thì không tường tận, cụ thể nên trong câu chuyện "làm quà" đã có ý "xê dịch nội dung", thậm chí bịa đặt cho cuộc đời vị "vua" này thêm nhiều yếu tố để có tính hấp dẫn. Cái kiểu "tam sao thất bản" trên đã tạo ra những huyền thoại, những câu chuyện kỳ ảo "xoay tít mù" xung quanh con người Vương Chí Sình. Ngoài sự giầu có, ngoài tài năng hơn người đời... nhiều người còn quả quyết là Vương Chí Sình còn có phép thuật, tà đạo để thuyết dụ mọi người, đặc biệt các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

Theo ông Kẻ, Vương Chí Sình không thích người ta gọi mình là "vua". Ông ta cũng chưa bao giờ vỗ ngực hay tự quảng bá cái danh hiệu ấy của mình trước bàn dân thiên hạ. Theo ông Kẻ có lẽ người đời "quen gọi" Vương Chí Sình là Vua bắt đầu từ tên họ của ông.

Ở Hà Giang ngày nước ta chưa độc lập thì đây là vùng khá âm u và tù hãm. Người dân tộc thiểu số đặc biệt là người Mông, ngoài văn hóa riêng của mình còn bị ảnh hưởng khá lớn bởi nền văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là văn hóa vùng Quảng Đông. Bị ảnh hưởng, những người có vị thế và hiểu biết trong xã hội ở cộng đồng dân tộc này đã dùng họ để gọi nhau như một sự tôn trọng. Người ta đã gọi ông Sình là ông Vương, và sự hoán vị giữa họ và cách dịch nôm Vương - Vua đã cho ra đời một chức hiệu.

Giai thoại miền đá

Vương Chí Sình (tên thật là Vàng Seo Lử, được Bác Hồ đặt tên là Vương Chí Thành) có một dinh thự tại Sà Phìn (huyện Đồng Văn - Hà Giang). Chiếc nhà này bây giờ là nơi làm việc của ủy ban nhân dân xã Sà Phìn. Ngay cả việc dựng chiếc dinh thự này cũng có bao điều thực hư. Về số tiền xây dựng, số nhân công góp sức đến những viên đá xanh có mài bạc cùng hai chiếc cột đá ngoài cổng vào cũng tiềm ẩn bao chuyện hoang đường, mỗi người một kiểu.

nguoiduatin-vuongquan3.JPG

Phần mộ của ông Vương Chí Sình

Cũng theo ông Kẻ, dinh thự này được xây dựng là do tính thích ngao du của Vương Chí Sình: Ngoài các các tỉnh phía Bắc thậm chí ông còn đến Bắc Kinh, Thượng Hải của Trung Quốc. Được đi, tầm nhìn được khám phá, lại là người có tiền nên Vương Chí Sình đã quyết định xây ngôi nhà có dáng dấp một biệt thự để nghỉ ngơi. Người dân thấy to, không quen với cái danh từ biệt thự nên gọi dinh và gọi mãi thành quen. Dinh thự này nằm trên một quả đồi nhỏ trong thung lũng Sà Phìn, xung quanh là các ngọn núi đá nhô lên. Ngoài phần đá xanh, ngói ống xây nhà được gia cố theo phương pháp thủ công, dinh thự này còn có vườn, có đồi cây trồng loại thông sa mộc rất đẹp.

Theo mô tả của ông Vù Mý Kẻ thì Vương Chí Sình cao khoảng 1m64. Ông ta ăn uống khá điều độ, không khó tính. Tuy không cao nhưng Vương luôn biết giữ sức khỏe nên ông ta rất nặng. Ông Kẻ không biết rõ ông ta nặng bao nhiêu nhưng mỗi lần Vương đi đâu thì đám người giúp việc cáng phải cần đến 6 người và khiêng rất vất vả. Khác với những gì được mô tả trong nhiều truyện (do sự chi phối của bút pháp văn học) hay các phim xây dựng về nhân vật này thì Vương Chí Sình khá sạch và có biết làm chính trị. Ngoài đến với dân theo kiểu giao lưu hàng xóm láng giềng hay giữa những người cùng sắc tộc thì bao giờ ông ta cũng mặc áo sơ mi có com - lê mặc ngoài. Tất cả mọi thái độ, cử chỉ và cách ăn mặc của ông ta rất đĩnh đạc và phong thái.

Ngày nay trong dinh thự của Vương Chí Sình ở Sà Phìn thì hậu duệ (nghe đâu đã là đời thứ 4, thứ 5) của ông vẫn còn người ở lại. Cũng có lời đồn đại rằng trong dinh thự của Vương vẫn còn được chôn cất khá nhiều vàng bạc của cải nên sự có mặt của những người kia chỉ là "cái cớ" để bảo vệ kho báu vô giá ấy. Nhưng theo ông Kẻ thì Vương Chí Sình không còn nhiều của sau đợt tự nguyện quyên góp vàng bạc trong Tuần lễ vàng của Chính phủ (Trong đợt quyên góp này, Vương Chí Sình đã đóng góp 22.000 đồng bạc trắng hoa xoè và và 9 cân vàng).

Điều làm nên uy tín "vua Mèo"

Ông Kẻ cho biết: "Tôi thấy cái mà Vương làm mọi người nể phục và thu phục sự chú ý, phục tùng của nhiều người chính là ở chỗ Vương sống rất người và rất đời thường. Của cải Vương có được hơn người chính là do sự lao động và tính toán của Vương, kể cả sự buôn bán. Vương không bao giờ bắt phu phen và chỉ dừng lại ở chỗ huy động mọi người để làm một cái gì đó cho gia đình và bản thân. Ngoài chuyện cơm nuôi hàng ngày thì Vương đều có một chế độ trả công cho từng người với các mức độ khác nhau.

nguoiduatin-vuongquan2c.jpg

Cửa chính dinh thự ông Vương Chí Sình

Ngoài bản tính trên Vương còn là người ít nói và rất giữ lời hứa. Tuy biết nhiều, có tiền của nhưng Vương rất biết mình và khiêm tốn, nói ít. Thế nhưng đã nói thì nói đâu ra đó và đã hứa thì phải làm bằng được và rất có tình có lý. Với bản lĩnh và tính cách như vậy nên đã tạo cho bộ phận người dân ở đây những tin cẩn và dần dần trở thành "trọng tài" trong "những trận đấu" với bao khúc mắc của người dân. Như để minh chứng cho lời kể này, ông Vù Mý Kẻ đã kể lại hai mẩu chuyện nhỏ như một kỷ niệm về những ngày được sống cùng Vương.

Ngoài dinh thự Sà Phìn, Vương còn có một ngôi nhà nữa ở Phó Bảng. Hôm ấy Vương Chí Sình cùng Vù Mý Kẻ xuống Hà Giang để trao đổi một số công việc bởi lúc này Vương đã tham gia một số công việc cho cách mạng giao. Vì có chuyện giải quyết cho dân theo ngày mà Vương đã hứa nên mặc dù hôm đó trời mưa rất to nhưng Vương vẫn quyết định trở về Phó Bảng (đường từ thị xã Hà Giang về Phó Bảng dài trên 150km). Đường trơn, mưa to, phu cáng mệt nên Vương đã quyết định thay người khiêng.

Vì trời tối, dân ngủ hết, không tìm được người nên Vương đã quyết định cưỡi ngựa về Phó Bảng. Thế nhưng một phần do Vương nặng, phần vì mưa gió và nên con ngựa lạ đã hất Vương xuống. Tuy bị ngã rất đau, trước sự can ngăn của mọi người trong đó có Vù Mý Kẻ nhưng Vương vẫn không nghỉ lại mà vẫn nhất quyết về cho được tới Phó Bảng. Mãi gần sáng hôm sau mọi người mới về đến nơi, do mệt đều lăn ra ngủ nhưng Vương không ngủ. Ông ta tắm rửa, ăn sáng rồi kêu dân đến làm việc ngay.

Chuyện thứ hai được ông Kẻ kể cũng xẩy ra tại Phó Bảng. Hôm ấy chợ Phó Bảng họp, không hiểu sao đám thanh niên người Mông đi chợ lại xô xát với nhau. Rượu vào cùng tính khí của trai mới lớn họ lao vào đánh nhau loạn xị ngậu thậm chí còn dùng cả súng kíp để bắn và uy hiếp nhau. Lúc này Vương đang nghỉ ở Phó Bảng, trước tình cảnh ấy, Vương đã ra trước nhà dõng dạc: "Tụi người kia, đi chơi chợ, cùng anh em sao lại đánh nhau như vậy? Có thôi ngay không". Ông Kẻ kể, chẳng hiểu sao, chưa kịp biết ai nói, nhưng nghe tiếng nói và cách nói ấy chợ đã im bặt tiếng súng.

Với vài dòng ghi lại để mọi người hiểu thêm về một con người. Dĩ nhiên cuộc đời một con người đã trở thành biểu tượng miền đá cực Bắc một thời này vẫn còn những huyền sử ngang dọc.

Đơn Thương
 
Last edited:
Chuyện hậu duệ vua Mèo
Báo Nông nghiệp VN - 18 tháng 09

4246663.jpg
Khi chọn đất xây dựng dinh thự nhà Vương, thầy địa lý người Tàu đã phán rằng “con cháu đời sau sẽ hiển vinh”. Lời phán ấy có thành sự thực?

Mộ Vương Chí Thành nằm trước cổng nhà Vương khắc dòng chữ Bác Hồ tặng: “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ”

Vua Mèo Vương Chính Đức có 3 người vợ và 4 người con trai. Vợ cả sinh được 2 người con trai là Vương Chí Tinh và Vương Chí Sình cùng 3 người con gái. Bà vợ hai sinh cho ông toàn con gái, còn bà ba có 2 con trai là Vương Chí Chủ và Vương Chí Châu.

Trong 4 người con trai chỉ có người con thứ hai Vương Chí Sình là có vai trò nổi bật hơn cả trong việc kế tục sự nghiệp của vua Mèo đệ nhất. Và có lẽ đây cũng chính là người duy nhất ứng với câu sấm “vinh hiển đời sau” của thầy địa lý người Tàu khi chọn đất xây dinh thự nhà Vương.

Ông Vương Chí Sình sinh năm 1885. Khi đến tuổi trưởng thành ông mở một cửa hàng buôn bán tạp hóa, dầu hỏa, vải vóc và thuốc phiện ở Phó Bảng. Từ Đồng Văn, Vương Chí Sình đem thuốc phiện và các loại lâm thổ sản về Hà Nội, rồi sau đó chuyển xuống Hải Phòng để bán và mua các loại vải vóc, dầu hỏa, đá lửa... cùng các đồ dùng sinh hoạt khác đem ngược về Hà Giang. Khi Vương Chính Đức già yếu và bị Pháp bắt, Vương Chí Sình đứng ra chèo lái nhà họ Vương và tiếp tục được tôn như một vua Mèo đệ nhị.

Tháng 3/1945 khi bị Nhật đảo chính, quân Pháp từ Hà Nội chạy lên vùng Mèo, cùng hợp tác với người Mèo chống Nhật. Khi Nhật đến Đồng Văn, Pháp bỏ mặc người Mèo chạy sang Trung Quốc dựa bóng quân Tưởng. Trong tình thế khó khăn, lực lượng vũ trang Mèo dưới sự chỉ huy trực tiếp của Vương Chí Sình đã tiêu diệt một đại đội bộ binh Nhật cùng một trong đội kỵ binh đi kèm. Đây là trận thắng Nhật lớn nhất trên toàn chiến trường Đông Dương thời bấy giờ.

Sau chiến tích lẫy lừng ấy, nhận thấy rõ vai trò của các vua Mèo, Bác Hồ đã cử 2 đồng chí là Hoàng Việt Hưng và Sơn Tùng, là cán bộ địa phương từ Cao Bằng sang gặp cha con Vương Chính Đức để bàn về việc cùng nhau chống Nhật, chống Tưởng.

Cách mạng Tháng Tám thành công, đích thân Bác Hồ đã mời Vương Chí Sình tham gia khóa Quốc hội đầu tiên. Từ cao nguyên đá Đồng Văn, Vương Chí Sình lặn lội, khi thì đi ngựa, khi thì người nahf gánh võng xuống Hà Nội. Cũng trong lần gặp gỡ ấy, Bác đã đổi tên cho vua Mèo thành Vương Chí Thành và kết nghĩa anh em.

Năm 1956, tròn 70 tuổi, Vương Chí Thành với lý do tuổi cao, sức yếu, đã đề nghị được bàn giao toàn bộ vùng Mèo Đồng Văn và khu vực biên giới lân cận lại cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đảm nhiệm cương vị Đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Giang. Ghi nhận những đóng góp to lớn của vua Mèo đệ nhị, Bác Hồ cử ông Bùi Công Trừng, phái viên của chính phủ đem lên tặng ông Vương Chí Thành một thanh gươm. Trên thanh gươm có khắc dòng chữ “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ”. Thanh gươm vừa là một kỷ vật, vừa là một sự ghi nhận công lao đóng góp của ông Vương, của người Mèo với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sống ở quê nhà đến giữa năm 1959, ông Vương được triệu tập về Hà Nội họp Quốc hội. Năm 1960, khóa II Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ông Vương Chí Thành một lần nữa được tín nhiệm, trở thành Đại biểu của tỉnh Hà Giang. Ông sống và làm việc tại Hà Nội đến năm 1962 thì mất. Thi hài được đưa về an táng ngay trước cửa nhà Vương. Trên mộ ông được khắc đầy đủ tên tuổi, chức vụ và dòng chữ: “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ” mà Bác Hồ tặng khi ông còn sống.

Những hậu duệ vua Mèo đang sống ở Sà Phìn hết sức khó khăn

Những hậu duệ thời nay

Hậu duệ vua Mèo thời nay nổi tiếng nhất nhà ông Vương Quỳnh Sơn. Ông là người đã từng chứng kiến lễ kết nghĩa anh em giữa Bác Hồ và vua Mèo đệ nhị Vương Chí Thành, người mà ông gọi là chú ruột. Cũng trong dịp đó, ông chứng kiến việc Vương Chí Thành nhận thanh kiếm báu do Bác đề chữ tặng. Là người con ưu tú của dân tộc Mông ở Đồng Văn, trong suốt cuộc đời, Vương Quỳnh Sơn được Nhà nước giao rất nhiều việc trọng đại. Ông từng làm trợ lý hành chính quân khu Việt Bắc, Ủy viên thường trực khu hành chính Lào Cai, Yên Bái…

Khi đã có tuổi, ông giữ các chức vụ cố vấn cao cấp của Ủy ban dân tộc rồi Ủy ban dân tộc miền núi. Trở thành người Mèo của dòng họ Vương tiêu biểu nhất thời kỳ hiện đại. Vương Quỳnh Sơn về già sống tại Hà Nội và mất vào năm 2008. Khi ông mất, nhiều người bảo rằng đó là vì sao tinh tú cuối cùng của dòng họ Vương trong triều đại các vua Mèo. Nhận định đó không phải không có cơ sở bởi sau sự ra đi của Vương Quỳnh Sơn, để tìm một người Mèo trong dòng họ Vương được nhiều người biết đến gần như không có.

Theo lời chỉ của mấy cán bộ ở Trung tâm văn hóa huyện Đồng Văn tôi lần tìm vết tích của những hậu duệ các vua Mèo đang sống ở Sà Phìn. Tìm họ thì dễ, bởi hầu hết họ đều sống lân cận nhà Vương ở Sà Phìn hay ít nhất cũng trong huyện Đồng Văn. Chỉ có điều, dường như lời thầy địa lý người Tàu đã hết hiệu lực khi cháu chắt đời sau của các vua Mèo rất ít người biết đến. Và cuộc sống một thời vương già nhà họ Vương cũng đã hết lâu. Trước mặt nhà Vường chừng trăm mét là dãy nhà cấp bốn liền kề của Vương Mý Sèo, Vương Mý Via, Vương Mý Dư, Vương Mý Cho...

Vương Thị Chở những hậu duệ ngày đêm sống cạnh ngôi nhà Vương huyền thoại. Tất cả những gia đình này chỉ khác biệt những hộ dân khác trong thung lũng Sà Phìn bởi công việc buôn bán phục vụ cho du khách đến tham quan nhà Vương. Còn về đời sống chẳng khá khẩm hơn là bao. Duy chỉ có cô em út Vương Thị Chở ngày ngày làm hướng dẫn viên cho khách du lịch trong nhà Vương xem ra là có công việc ổn định nhất. Còn lại tất cả con cháu dòng họ Vương ở Sà Phìn vẫn không thể thoát khỏi sự đói nghèo đang dai dẳng bám cao nguyên đá Đồng Văn.

Tài sản lớn nhất trong căn nhà của Vương Mý Sèo chỉ là chiếc máy xay ngô. Một cán bộ văn hóa ở Đồng Văn nói đùa rằng nếu tích về kho báu là có thật thì chỉ có vua Mèo linh thiêng báo mộng giấu bạc vàng nơi đâu thì những hậu duệ của ông thời nay may ra mới “vinh hiển” như lời thầy địa lý.

10052010170733_1.JPG



(Hết)


Next: Rừng Thông Yên Minh - Một nét bình yên
 
Last edited:
Hế nhô: Funny_Kid

Nhà Vương để lại cho mình một cảm xúc khá mạnh, có thể là trận mưa đó cũng là xúc tác quan trọng.
Một không gian, kiến trúc vừa lạ vừa quen, trong cơn mưa đi khám phá kiến trúc đó, nhâm nhi điếu thuốc, lon cafe, Ôi ... bao giờ mới lại được như vậy.
 
Uhm,

Ko biết đên khi nào có chuyến nữa nhỉ. Nhiều lúc nghĩ đời bạc bẽo thật: Cho ta thú phiêu du mà hock cho ta "time", đúng là làm 2/3 đời, còn 1/3 đời cho tất cả việc còn lại. Nghĩ không biết nên gọi kiếp người hay kiếp "cầy kéo" đây nhỉ. Lên kế hoạch cho minh gấp gấp thôi.....
 
Rừng Thông Yên Minh - Một nét bình yên

Sau khi qua công trời ngắm núi đôi - Quản Bạ và thăm thị trấn Yên Minh, làng quốc gia Lùng Tám, Chúng tôi thẳng tiến đi thăm Dinh vua mèo và cột cờ Lúng cú. Trên đường đi chúng tôi qua rừng thông - Yên minh, một trong những rừng thông đẹp nhất Việt Nam. Ở nơi đây, giữa bạt ngàn thông không khí rất trong lành và cảnh quan rất yên bình.

scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


Next: Cột cờ Lúng Cú - Cực bắc của tổ quốc
 
Cột cờ Lúng Cú - Cực bắc của tổ quốc

Lũng Cú - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 200km. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tận hưởng bầu không khí trong lành, tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một số dân tộc.

Từ thị xã Hà Giang, theo quốc lộ 4C ngược lên phía đông bắc khoảng 160km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú - Đồng Văn khoảng 40km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú.

Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động: một vùng đất với 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, trùng điệp... Khi tới gần, vẻ đẹp nơi đây càng rõ nét hơn: Một cột cờ được dựng trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn), dưới chân cột có khắc phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Quan sát kỹ hơn một chút, du khách sẽ thấy giữa lưng chừng núi Rồng có một cái hang khá rộng và đẹp, đồng bào ở đây gọi là hang Sì Mần Khan.

Xã Lũng Cú có tổng diện tích tự nhiên là 3.460 ha với chín thôn, bản, đó là: Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn và có đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn 16km. Tại đây, khi vào mùa đông thời tiết rất lạnh và thi thoảng có tuyết rơi. Trong số chín thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc với bên trái là thung lũng Thèn Ván sâu thăm thẳm, bên phải là dòng sông Nho Quế - dòng sông bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).

Bà con dân tộc ở Lũng Cú chủ yếu là làm nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Riêng đồng bào dân tộc Mông và Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải.

Bên cạnh đó, Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hóa quý giá tiêu biểu từ thời Hùng Vương. Theo sử sách ghi lại, vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ. Chính vì vậy, người Lô Lô ở Lũng Cú bây giờ sử dụng thành thạo trống đồng có nguồn gốc từ trống đồng Ðông Sơn.

Là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong, rượu ngô, đào phai, hoa lê, tuyết trắng và món thắng cố trong buổi chợ phiên... cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: Mông, Lô Lô, Giáy... Lũng Cú thật sự mang trong mình nét đẹp mê hồn hấp dẫn biết bao du khách. Quả thật, nếu du khách có dịp đến đây vào mùa xuân, du khách vừa được tận hưởng bầu không khí trong lành, vừa được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn của người Mông say mê, quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng...
 
Last edited:
Cột cờ Lũng Cú - Địa đầu cực bắc của tổ quốc

Mốc đỉnh đầu của tổ quốc được định vị bằng cột cờ bê tông cao vút trên đỉnh núi Rồng. Lá cờ đỏ sao vàng rộng đúng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em quanh năm lộng gió trên cột cờ Lũng Cú, luôn mang một ý nghĩa đặc biệt.

Lũng Cú nằm trên đỉnh của cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Xa xa là bản Lô Lô và con sông Nho Quế uốn lượn phân chia ranh giới Việt - Trung. Lũng Cú từ cuối năm cho đến ra Giêng là mùa giá rét nhất nhưng cũng là mùa đẹp nhất. Những tảng mây trắng lãng đãng viền kín chân núi. Con đường nhỏ độc đạo ngoằn ngoèo khuỷu tay lúc chìm trong mây, lúc vượt lên cả mây. Dưới thung lũng, bản làng người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo... ấm áp tỏa khói lam chiều.

scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php


scaled.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,421
Bài viết
1,147,031
Members
193,481
Latest member
hot51apkme04
Back
Top