What's new

[Chia sẻ] Thư tình từ New York

- Nhìn cảnh New York hoa lệ mến thương ko chen chân nổi trong phượt, em ko nỡ cam lòng. Em sẽ ko bắt đầu bằng department store Macy's với đôi mắt sáng trong Tây nhìn phát nhớ cả đời cuả chị HK. Em cũng sẽ ko bắt đầu bằng tượng Cô Già Nô Lệ cả đời cầm đuốc ngóng ra biển rét mướt. Và tất nhiên, em càng ko bắt đầu bằng cả một nhà máy điện vận hành hết công suất để đêm ngày lấp lánh Times Square ... New York này ko dành cho dân du lịch cưỡi ngựa đạp hoa vô tình chỉ để khoe nhé :LL !

Kỳ 1: Tại sao thiên hạ lại yêu New York?

5480.jpg
new_york_cover_2007_for_site.jpg
0901.jpg

Vào đề, em dùng luôn Reasons To Love New York đăng trên New York Magazine hàng năm. Ý tưởng cuả chuyên đề này rất hay. Hàng năm tạp chí sẽ thu nhặt và tổng hợp cảm nhận và suy nghĩ cuả bạn đọc về thành phố này, để cuối cùng, New York hiện ra muôn màu vẻ, độc đáo, duyên dáng, vưà rất tôi vưà rất bạn, thoát hẳn ra khỏi cái bóng hào nhoáng và cliché mọi khi. Tất nhiên ở ngang cùng ngõ hẻm nào thì ai cũng có những cái tí ti yêu thương thế thôi, nhưng em ko thể phủ nhận niềm vui và tự hào nho nhỏ ánh lên trong đôi mắt cuả nhiều người khi được nói về trải nghiệm cuả họ ở thành phố này (wait)

Giờ em lược dịch vài điểm vui vui nha:

Vì:
1. Tân Tổng Thống Obama đã từng sống ở NY, như bao thanh niên Mỹ khác.
2. Thiên hạ vẫn làm đủ chuyện điên dồ để tồn tại ở đây. Chuyện kể thanh niên Danh Le (gốc VN là chắc) post trên craiglist sẵn sàng làm đủ mọi việc nhà, ngủ ở garage hay ngoài vườn để sống được ở NY với $100 tiền nhà mỗi tháng.
3. Thống đốc bang là một ông khiếm thị (Paterson)
4. Thành phố làm từ thiện nhiều ghê gớm. Cái này các bác nhìn mô hình New York Cares thì thích, người người nhà nhà tham gia công tác xã hội, mà vui.
5. Empire State Building, 102 tầng, 77 năm tuổi, lại là toà nhà cao nhất thành phố sau vụ 11/9. Cái nhà này thay đổi đèn màu theo dịp, ở đâu trong thành phố cũng nhìn thấy.
6. Thậm chí quán bán hot dogs cũng rất chính trị, treo biển ủng hộ Obama ầm ầm. New York thì Obama lắm. Trộm viá tiệm hotdog này nổi tiếng cực, ngay ở 72th Str với Broadway, ngày xưa quay You've got Mail á.
loveny081222_36_560.jpg
7. Thi thoảng dân tình nhảy trên phố.
8. Có bà đẻ trên tàu điện ngầm, mọi người xúm xít giúp đỡ.
9. Tàu điện ngầm vưà cũ vưà bẩn, nhưng mà quan sát thiên hạ cuộc đời rất thú, chả kém gì ngồi bar.
10. Thủ đô triết học cuả thế giới hiện đại
11. Ủng hộ nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật hiện đại lắm lắm.
12. Có thể tìm đuợc cả 12 hàng rau quả với nguồn gốc từ đủ mọi nơi trên thế giới trong vòng có 6 block nhà
...

Đại khái thế, kỳ sau em kể thêm (NT)
 
Kỳ 3: Cây cầu nối những bờ vui

- Manhattan là một hòn đảo. Thực tế thì hiển nhiên thế mà ko phải lúc nào du khách thăm quan New York cũng đễ dàng nhận ra. Cũng như việc thấy một cô gái đẹp có nhiều bạn, khó ai biết cô ấy sống một mình =))

Những cây cầu đã đem lại cho Manhattan cảm giác được kết nối.


NASA_Manhattan.jpg

Thành phố New York có tới 2027 cây cầu lớn nhỏ, cố định hay có thể di chuyển, hàng ngày vận hành hàng trăm ngàn lượt xe qua lại. (Thật ra thì giờ em cũng mới biết sao lắm thế :-s). Nhưng nổi tiếng nhất trong số đó chắc hẳn là Brooklyn Bridge, cây cầu thép treo đầu tiên trên thế giới (bắt đầu xây dựng năm 1870) và là cây cầu treo dài nhất thế giới khi được đưa vào sử dụng. Brooklyn Bridge còn là tác phẩm cha truyền con nối của nhà Roebling sau 18 triệu đô và 13 năm ròng rã. Không chỉ đẹp về kiến trúc, Brooklyn Bridge còn là nơi lý tưởng để quay lại ngắm Manhattan skyline từ xa. Đó là chưa kể vào mỗi thời điểm trong ngày và mỗi mùa trong năm, cây cầu này đều mang bộ dạng và sắc màu khác hẳn, long lanh lắm ;)

_MG_3782_brooklyn_bridge_50.jpg
silbermann-henri-brooklyn-bridge-4800186.jpg

Ghi chú: Em lười post ảnh, cho em dùng ảnh Internet nha :(

Kể chuyện yêu nhau ở NY sẽ rất thiếu sót nếu ko có đoạn anh chị dẫn tay nhau đi bộ qua cầu, giữa khối kiến trúc sừng sững những cáp, những gỉ thép, dưới chân là sầm sập nước, trên đầu là nghênh ngang trời, sau lưng có tòa nhà của Goldman Sachs và Verizon làm nền, trong lúc chập choạng hoàng hôn tím óng ánh nữa thì càng sến. Các bác nào xem Kate & Leopold chưa, cái cầu anh Leopold nhảy qua nhảy lại để nối quá khứ với hiện tại chính là Brooklyn Bridge đấy.

Thi thoảng yêu nhau có trò rủ nhau đi qua cầu thế thôi, chứ chả đứa nào dại mà cầu hôn. 90% nhẫn sẽ rơi qua khe cầu xuống nước, giời cũng ko vớt lại được :LL
 
Nếu dân du lịch đến đây ngồi xe bus đỏ đi 2-3 ngày là tour hết sạch sanh những điểm chính, xong quay về khoe loạn lên làm quái có cái gì mấy đâu, thì người dân NY ko bao giờ hết ngạc nhiên về những gì thành phố này mang đến mỗi ngày. Có thể đó chỉ là một lần ra khỏi bến tàu tự nhiên bắt gặp một hội chợ mùa hè, hay một ngày kia thị trưởng thành phố quyết định đóng cửa cả một đại lộ để dân tình tha hồ đi bộ đi xe đạp nhảy múa hát ca, hoặc vô tình đi dạo trong Central Park hóa ra gặp được hội skateboard chuyên nghiệp đang có hứng nhảy ngoài giời...

hay là 1 ngày đẹp trời tự nhiên thấy 1 cái máy bay khổng lồ đỗ trên dòng sông trong thành phố. Phi công tài tình hạ máy bay đáp trên mặt nước bằng phần bụng máy bay do vậy ko hành khách nào bị thiệt mạng Kì diệu :D

planecrash1-500x350.jpg


(P/S: đi NYC hiện chỉ thấp nhất 320e từ châu Âu, mình thỉnh thoảng xốn xang lắm í)
 
New York! New York!

-

Tin tổng hợp từ Internet:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuyến_bay_1549_của_US_Airways

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=98657



Chuyến bay 1549 của US Airways là một chuyến bay thương mại trên đường từ sân bay LaGuardia tại Thành phố New York đến Charlotte, North Carolina vào ngày 15 tháng 1 năm 2009 bị bắt buộc phải đáp khẩn cấp xuống mặt nước ngay sau khi cất cánh khoảng vài phút.




picture.php






Chuyến bay này được tin là bị một bầy ngỗng trời Canada đâm vào các động cơ sau khi cất cánh làm mất toàn bộ lực đẩy trong hai động cơ của máy bay. Tất cả hành khách và nhân viên phi hành trên chuyến bay đều sống sót sau tai nạn.


Chuyến bay 1549, do phi công Chesley B. "Sully" Sullenberger, III điều khiển, khởi hành từ Sân bay LaGuardia vào lúc 3:26 p.m. cùng với 150 hành khách và 5 nhân viên phi hành.

Chiếc phi cơ hạ xuống sông Hudson chẳng bao lâu sau khi cất cánh, gần Phố 48 trong khu Manhattan. Nữ phát ngôn viên Laura Brown của Cơ quan quản lý Hàng không Liên bang (FAA) nói chiếc phi cơ này bay trên không khoảng 5 phút trước khi hạ xuống nước.



picture.php




Một nguồn tin của cảnh sát tiểu bang New Jersey nói rằng viên phi công đã gọi sóng radio đến đài kiểm soát không lưu cho hay là phi cơ của ông ta đã bị một bầy chim đâm vào động cơ và tuyên bố đáp khẩn cấp. Hành khách trên chuyến bay báo là có cảm thấy mùi khói trước khi đáp xuống nước.


picture.php





Hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson


Các tường thuật tin tức cho rằng chiếc phi cơ không còn đủ độ cao để bay trở về bất cứ sân bay nào gần đó (các sân bay như Teterboro, LaGuardia, Newark, hoặc JFK) vì thế phi công đã quyết định đáp xuống mặt nước trên sông Hudson. Phi công trưởng chuyến bay báo tin cho hành khách "brace for impact", (có nghĩa giữ chặt vị trí để đáp khẩn cấp).

Một nhân chứng nói rằng chiếc phi cơ tiến gần mặt nước ở một góc thoai thoải và tạo thành một vệt nước lớn bắn tung tóe khi chạm mặt sông. Từ một điểm trông thấy rõ trên một tòa nhà văn phòng, ông ta cho rằng dường như chiếc phi cơ đáp xuống không quá nhanh và tiếp xúc mặt nước chầm chậm.

Phần mũi của chiếc phi cơ dường như vẫn còn hoàn toàn nguyên vẹn, cho phép nó nổi trên mặt nước đủ thời gian cho tất cả mọi hành khách và phi hành đoàn thoát ra ngoài an toàn. Cho đến 4:00 PM, chiếc phi cơ vẫn còn nổi trên sông gần nơi Bảo tàng Intrepid Sea-Air-Space.




picture.php






Cứu cấp


Các tàu phà và tàu kéo gần đó gần như đến tiếp cứu hành khách ngay lập tức. Một số hành khách đứng chờ trên cánh của chiếc máy bay đang nổi trên mặt nước, trong lúc những hành khách khác leo lên xuồng cấp cứu.

Trong vài phút, Sở Cứu hỏa Thành phố New York (FDNY), Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD) và Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) có mặt tại hiện trường để giúp cho công cuộc cứu cấp. Tất cả hành khách và nhân viên phi hành được di tản an toàn khỏi máy bay.

Sở Cứu hỏa Thành phố New York đáp ứng với tàu cứu hỏa John D. McKean. Trên bộ, sở cứu hỏa thông báo tình trạng khẩn cấp mức độ 3 và huy động các đơn vị hổ trợ tiếp liệu và các đơn vị đối phó tình trạng khẩn cấp chính của họ và có đến 36 xe cứu thương sẳn sàng tại hiện trường. Sở cảnh sát đáp ứng với các máy bay trực thăng, tàu thuyền và thợ lặn.




picture.php




Ngoài ra, khoảng 30 xe cứu thương của các tổ chức khác cũng sẳn sàng bao gồm xe cứu thương của một số bệnh viện. Nhiều cơ quan khác cũng cung cấp hỗ trợ y tế dọc theo bờ sông phía Weehawken bang New Jersey.



Thương tích

Chỉ có một người bị thương đáng kể: một tiếp viên cần phẩu thuật vì bị gãy chân. Tổng cộng có 78 người được điều trị, đa số bị thương nhẹ và mất nhiệt vì thời tiết



Bên lề:

Phi công trưởng Chesley B. "Sully" Sullenberger tốt nghiệp trường không quân Hoa Kỳ. Ông có bằng cử nhân tâm lý học và 2 bằng cao học về tâm lý công nghệ (Industrial Psychology) và quản lý hành chính (Public Administration). Ngoài việc làm phi công cho US Airways, ông còn nghiên cứu về xử lý tai họa cho trường Ðại học Berkley tại California (UC Berkeley's Center for Catastrophic Risk Management), điều tra tai nạn hàng không cho Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia, và giúp hoạch định tiêu chuẩn an toàn hàng không. Từ nhỏ, ông đã say mê hàng không, và đã lấy bằng phi công năm 14 tuổi, trước khi có bằng lái xe.



picture.php





Phi công đã bay tránh cầu George Washington Bridge, tránh những vùng đông dân cư, bay là đà trên mặt sông trước khi cho phi cơ đáp xuống bằng đuôi để tránh tình trạng máy bay bị chúi mũi xuống nước. Sau khi hãm vận tốc, phi công bấm nút "đáp khẩn" (ditching button) để tất cả các lỗ hổng trên thân máy bay được khóa lại tránh vào nước, và đáp xuống nước ở tốc độ 250 kmg. Trong thời gian này, phi cơ chỉ bay như con diều sắt khổng lồ vì cả hai động cơ đã mất hoạt động. Phi công trưởng đã đi kiểm soát 2 lần để chắc chắn rằng tất cả hành khách đã ra khỏi, và ông là người cuối cùng bước ra khỏi máy bay.


Qua việc đáp thành công trên mặt nước, theo nhật báo The Wall Street Journal, cơ trưởng chuyến bay "đã đạt được 1 kỳ công thử thách kỹ thuật nhất và hiếm có nhất trong hàng không dân dụng."


Một số du thuyền chở hành khách đang có mặt tại hiện trường lập tức đến cứu cấp. Khi đó nhiệt độ ngoài trời là -6 độ C và nhiệt độ dưới nước là 3,8 độ C. Chỉ ở trong nước trên 10 phút, cơ thể mọi người sẽ bị mất nhiệt đưa đến tình trạng nguy hiểm. Các tiếp viên hàng không đã bình tĩnh và nhanh chóng cho hành khách ra khỏi phi cơ. Trong vòng 5 phút, một số tàu tư nhân chở khách du lịch đã có mặt, trước phi cơ trực thăng của cảnh sát hàng không, để tiếp cứu hành khách trong phi cơ. Tổng cộng 155 hành khách và nhân viên đã ra khỏi phi cơ an toàn.




picture.php





-
 
Last edited:
có hình một pretty woman trên cái cầu này, post lên múa minh họa với bạn Toe, nhỉ ;)

Ối giời, em quên chưa báo với bác Thông Non một câu là topic này, đã post ảnh người thì phải post ảnh có đôi, càng tình càng tốt. Chời ời, topic chuyện tình New York mà, ai lại để một cái cô béo ú đứng cười nhăn nhở thế kia, hạ hết cả uy tín cuả Brooklyn Bridge nhà em :Dam Từ giờ cứ post ảnh đôi thôi bác nha, em là em kìm mình lắm rồi í (wait)

Thiêng thế, em vưà định post chuyện Hudson River thì các bác đã cho máy bay hạ cánh an toàn một phát duới đuôi topic này, em xin cám ơn các bác!
 
Kỳ 4: Oh Hudson River, where are 'thou?

Some folks like to get away
Take a holiday from the neighbourhood
Hop a flight to Miami Beach
Or to Hollywood
But I'm taking a Greyhound
On the Hudson River Line
I'm in a New York state of mind


Tất nhiên cũng phải có cái gì trước vụ máy bay chòng chành kỳ diệu kia thì ông ca sĩ Billy Joel ổng mới cố sống cố chết nhét Hudson River Line vào bài hát vậy. Dài ~500km và chạy từ Bắc xuống Nam bang New York, dòng sông Hudson trở thành giáp ranh giữa thành phố New York và New Jersey trước khi đổ ra Đại Tây Dương. Bản thân dòng sông ko có tội, East River chạy bên bờ Đông ko có tội, tội ở chỗ 2 bờ sông đẹp vô cùng khiến Hudson River nổi vô cùng. Phiá trên cùng nối với bang Connecticut, muà thu đến lá đổi màu, đi tàu dọc sông chiều vàng sóng sánh ta ko hôn nhau ko nỡ. Đi xuống phiá downtown Manhattan, những ngày lồng lộng gió, đứng trước thênh thang hít căng một ngực gió trời và hơi nước, phóng ánh mắt nhìn những nhà cao cao bên kia sông, chả nhẽ ta lại ko cho mình cảm giác tự do vĩ đại...

3216175377_e9e4e00438.jpg


Nhiều người đến và ở đây đã lâu, nhưng nếu chưa bao giờ đi hết về phiá Tây, qua hết các đại lộ 10, 11, 12, hay chưa bao giờ chạy dọc bờ sông từ tít trên cao xuống thì coi như đã bỏ qua một dòng sông lơ đãng sến rồi :D Còn đã gọi là yêu nhau ở New York đi mà ko có đoạn chàng và nàng sánh vai nhau đi trong hoàng hôn dọc bờ sông Hudson thì coi như chưa kể chuyện tình New York vậy!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top