What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

... Chẳng có ghita cũng chẳng có đấu tranh, có chăng là tiếng tàu đang xình xịch giữa buổi sáng đầu tiên trong lòng Thanh Hải và bữa sáng đạm bạc của tôi: mỳ gói với chuối tiêu:

IMG_4658.jpg


Khi mặt trời lên cao, thảo nguyên Thanh Hải hiện ra đầy đủ và sống động, không khí trong mát hơn, gió từ hồ thổi vào phả hơi lên khung cửa sổ. Xa xa là những đàn bò Yak đang gặm cỏ và tất nhiên không thể thiếu hình ảnh hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) dọc theo đường tàu:

IMG_4667.jpg


IMG_4670.jpg


Tàu giảm tốc chạy vào ga cuối Tây Ninh (Xining), nhân viên tàu lần lượt đi các toa để trả lại vé giấy cho hành khách. Ai cũng đã gần như sẵn sàng với hành lý để ra hành lang:

IMG_4684.jpg


IMG_4686.jpg


IMG_4687.jpg
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

Đúng 9h30 sáng (trễ hơn dự kiến 9h20 ghi trên vé), đoàn tàu rùng mình rồi dừng lại ở ga cuối Tây Ninh, kết thúc 24 tiếng du hành trên cung đường Thanh-Tạng xuyên qua những cảnh vật núi đồi tuyết trắng và thảo nguyên xanh ^^ Khách Tây khách Ta xuống tàu ai cũng tranh thủ trời đang nắng sớm chụp vài tấm ảnh:

IMG_4688.jpg


IMG_4691.jpg


IMG_4694.jpg


Bên trong ga Tây Ninh khá sạch và vắng. Đường đi lại có biển hướng dẫn rõ ràng, khi ra cửa cuối sẽ có nhân viên nhà ga thu lại hết vé tàu:

IMG_4695.jpg


IMG_4699.jpg


Ấn tượng đầu tiên về Tây Ninh đúng như dự đoán: không có gì đặc biệt :D thành phố rộng nhưng lộn xộn, nhà cao tầng còn ít, và đặc biệt là không khí ô nhiễm và trời nóng bức khó chịu.

IMG_4696.jpg


Thanh Hải (Xining) vốn thuộc vùng Amdo theo địa giới cũ của Tây Tạng, nổi danh với 2 dãy núi lớn Côn Lôn (Kunlun) và Tanggula, là nơi bắt nguồn của 3 con sông lớn nhất châu Á: Trường Giang (Chang Jiang), Hoàng Hà (Huang He), và Mekong (Lancang Jiang). Vùng đất này cũng chính là quê hương của nhà cải cách lỗi lạc, sư tổ của Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat Sect) đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) :) Nếu không kể 3 vùng tự trị Tây Tạng (Tibet), Tân Cương (Xinjiang), và Nội Mông (Inner Mongolia) thì Thanh Hải là tỉnh có diện tích lớn nhất toàn Trung Quốc. Giống như Vân Nam, Thanh Hải là ngôi nhà chung của nhiều sắc tộc, trong đó số đông là người Hán, Tạng, Hồi, và Mông Cổ.

qinghai_map.jpg


Là thủ phủ của tỉnh Thanh Hải, Tây Ninh (Xining) nằm phía Đông Bắc cao nguyên Thanh-Tạng ở độ cao trung bình 2200m so với mực nước biển, xưa kia giữ vai trò quan trọng trên con đường tơ lụa (Silk Road) còn ngày nay là điểm trung chuyển đường sắt duy nhất từ các vùng miền khác của Trung Quốc đi Tây Tạng. Thông tin du lịch của Tây Ninh nói chung và Thanh Hải nói riêng còn khá hạn chế, kể cả Lonely Planet - China cũng không có nhiều chi tiết về vùng này.

Nhắc đến du lịch Tây Ninh, Thanh Hải là nhắc đến 3 địa điểm chính: hồ Thanh Hải (Qinghai Lake), thánh đường Hồi giáo Đông Quận (Dongguan Mosque), và tu viện Taer (Taer Monastery hay Kumbum Monastery) - 1 trong 6 tu viện quan trọng nhất của Cách Lỗ Tông (Gelugpa Sect) trong toàn Tây Tạng. Kế hoạch của cả đoàn là chiều ngày 10 sẽ đi thăm hồ Thanh Hải và sáng ngày 11 đi thăm tu viện Taer trước khi đáp máy bay tối đi Thành Đô để đêm rời khỏi Trung Quốc kết thúc hành trình Tây tiến :)
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

2. Hồ Thanh Hải:

Chúng tôi theo xe bus từ ga Tây Ninh chạy về phía hồ Thanh Hải, từ trong thành phố ra đến khu du lịch hồ Thanh Hải xa đến 150km! vừa rời tàu chúng tôi lại tiếp tục cuộc du ngoạn trên xe gần 4 tiếng đồng hồ ... Thành phố Tây Ninh không rộng và khá bụi bặm, phần lớn là các khu nhà máy chế xuất phân xưởng hai bên đường, loại xe phổ biến trong thành phố là xe nhỏ 3 bánh nhìn kỳ cục và không an toàn :D điều dễ chịu nhất là phương tiện lưu thông trên đường không nhiều nên xe cứ thế chạy bon bon. Ngủ gà gật qua trưa chúng tôi mới đến được khu du lịch hồ Thanh Hải (Qinghaihu National Park), ai cũng đói mềm người nên chưa vội ra hồ mà vào nhà hàng trong khuôn viên khu du lịch để ăn trưa:

IMG_4702.jpg


Ăn xong chúng tôi mới ra hồ, sau cửa soát vé là 1 đoạn đường đi bộ ngắn trước khi đến trạm xe điện, từ đây sẽ có xe của khu du lịch đưa khách đến gần bờ hồ để có thể đi tàu 1 vòng ra hồ. Khó mà cảm nhận thấy những nét gì thuộc về vùng Amdo cũ của người Tạng nữa, không khí quanh hồ mang màu sắc du lịch đồng bằng Trung Thổ là chính.

IMG_4708.jpg


Tên hồ rớt mất chữ 'E' nhưng hình như cũng không ai quan tâm để sửa lại ...

IMG_4704.jpg


Tháp này được xây học theo cấu trúc Stupa của người Tạng, nhưng được 'sáng tạo' cách điệu đi, kiến trúc mặt trời - mặt trăng ở tầng thượng Stupa được thay bằng một con ngựa đá!

IMG_4710.jpg


Càng đến gần bờ hồ, không khí càng lạnh, khi xe buýt dừng thì ai nấy đều đã tái mặt vì gió hồ Thanh Hải thổi rất mạnh và cực kỳ rét :D trời Tây Ninh hôm nay nhiều mây xám xịt, càng làm nản lòng khách tham quan! Trên cầu tàu, rất nhiều thuyền đã đậu sẵn chờ khách. Vì hồ Thanh Hải quá rộng nên hình thức đi tàu trên hồ chắc là cách duy nhất để ngắm một phần của hồ.

IMG_4720.jpg


Tàu này cũng tương tự như tàu cánh ngầm đi Phú Quốc hay Vinpearl Nha Trang :D ngồi trên boong tàu thì nhìn cảnh vật rõ ràng nhưng lại rất rét, ngồi dưới khoang tàu thì ấm nhưng không ngắm được gì; tóm lại bạn đọc đã ghé hồ Thanh Hải cũng không cần đi tàu 1 vòng làm gì vì cảnh sắc không độc đáo lắm, đồng thời vé tàu (100 RMB) phải mua riêng chứ không kèm trong vé vào cửa!

IMG_4723.jpg
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

Nằm ở độ cao hơn 3200m, hồ Thanh Hải là hồ nước mặn trong đất liền lớn nhất toàn cao nguyên Thanh-Tạng cũng như Trung Quốc, diện tích mặt nước lên đến hơn 4500km2 (rộng hơn 2 lần hồ lớn Nam-tso). Người hành hương đến đây phải mất đến 18-20 ngày chỉ để đi vòng quanh hồ! Bốn mặt hồ được núi non bao bọc: phía bắc là Đại Thông Sơn, phía đông là Nhật Nguyệt Sơn, phía tây là Tượng Bì Sơn còn phía nam là Thanh Hải Nam Sơn. Để có được tầm nhìn rộng và xa trên hồ, du khách nên đến vào ngày nắng trời trong. Hôm chúng tôi đến hồ là lúc trời nhiều mây nên không ngắm cảnh được nhiều, chỉ thấy toàn sóng nước mênh mông và mây mù giá lạnh, tít tắp xa xôi không biết đâu là bờ:

IMG_4724.jpg


IMG_4726.jpg


Được biết phía Tây của hồ có quần thể đảo chim (Bird Islands) với nhiều loài chim quý hiếm, có thể thuê thuyền vượt hồ hoặc đi đường bộ (xa 300km từ Tây Ninh!) để đến được đảo, nghe xong chỉ biết tặc lưỡi lắc đầu vì quá xa và không đủ thời gian. Tàu lướt 1 vòng trên hồ khoảng 1 tiếng thì quay trở lại bờ, khi lên ai cũng lạnh run người, trẻ con người lớn tay chân đều đỏ lên vì gió rét:

IMG_4722.jpg


Chúng tôi đón xe buýt của khu du lịch và quay trở lại cổng, ấn tượng với hồ Thanh Hải đúng là không rõ nét mà phần nhiều do thời tiết, không có cái nắng vàng rực rỡ trải rộng như trên hồ Yamdrok-tso hay hồ Nam-tso :( Nếu để ý kỹ các khu vực xung quanh hồ sẽ thấy các bạn Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng khu vực công viên này thành khu resort cao cấp nhằm tận dụng thế mạnh hồ Thanh Hải để tạo ra môi trường nghỉ ngơi an dưỡng mát mẻ. Chắc chỉ 2 năm nữa là 'Qinghai Lake' sẽ được ghi trong sách du lịch là 'Qinghai Resort' :D

Trở lại xe, chúng tôi chạy ngược vào thành phố Tây Ninh ăn tối rồi về khách sạn, điểm đến là Qingzang Mansion (43 Sichuan South Road, Xining) - cũng là khách sạn tốt nhất chúng tôi từng ở qua sau chục ngày rong ruổi, nhưng có nhược điểm là nhân viên khách sạn không nói được tiếng Anh, chắc vì ít làm du lịch với khách quốc tế (>_<) kém cả Lhasa với Shigatse, thậm chí dịch vụ gọi quốc tế cũng chỉ đi được vài nước và không có Việt Nam trong danh sách ... Vài hình ảnh về khách sạn ngay lúc trời sắp tối:

IMG_4861.jpg


IMG_4834.jpg
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

Những gì sống động nhất, 'Tạng' nhất thì nằm cách đây hơn nghìn cây số về phía Tây rồi, vô hình chung làm khách phương xa không mấy mặn mà với điểm dừng Tây Ninh, Thanh Hải. Tranh thủ đi tản bộ quanh khách sạn, tôi chụp vài tấm về cuộc sống bình lặng và vắng vẻ của Tây Ninh khi sắp lên đèn:

IMG_4871.jpg


IMG_4872.jpg


IMG_4873.jpg


Và khi trời đã tối hẳn thì Thanh Hải chìm trong ánh sáng đèn điện và sự tĩnh mịch lạ thường, hiếm hoi lắm mới có bóng người đi bộ, thậm chí xe chạy trên đường cũng ít:

IMG_4883.jpg


IMG_4888.jpg


IMG_4889.jpg
 
Ngày 10: đến Tây Ninh

Ru ngủ trong gió khuya và không khí phố phường tĩnh mịch, tôi đi bộ quay về khách sạn, vào tiệm tạp hoá dưới tầng một mua ít đồ ăn rồi đem lên phòng:

IMG_4880.jpg


IMG_4862.jpg


IMG_4869.jpg


Pha 1 ly trà nóng nhâm nhi với thịt bò Yak khô mua từ Lhasa, tôi tranh thủ đọc nốt cuốn sách The Potala và ngâm ngợi lại những điều đã thấy qua sau nhiều ngày thăm thú Tây Tạng. Kể từ ngày đầu rời Thành Đô, bây giờ tôi mới có thời gian thư thả thế này, hành trình Tây Tạng chỉ còn 1 buổi ngày mai đi thăm tu viện Taer Monastery là kết thúc. Và cũng như mọi cuộc hành trình hay mọi bữa tiệc vui đều có ngày kết thúc, phải chăng chỉ là khởi đầu cho những chuyến đi tiếp theo của những ngày sau ... Xin hẹn bạn đọc trong bài viết ngày cuối đi thăm quan tu viện Hoàng Giáo độc đáo và quan trọng nhất của toàn Thanh Hải :)

IMG_4857.jpg


^^
 
@ Codet: theo những gì bạn miêu tả, nếu mình ko nhầm thì chính điện 'kỳ lạ' mà bạn nói là Kelsang temple. Để mình thử diễn giải xem có đúng ko.

...

Bức tượng bạn thấy có gần giống như thế này không? (vì mình cũng ko chụp hình bên trong các gian thờ nên ko nhớ chính xác được, phải dùng 1 tấm chụp ở tháp Kumbun, Gyantse để minh họa):



Nếu theo bạn nói thì các hình vẽ trên tường có sắc vàng, mình đồ rằng nguyên thủy vốn có màu trắng, do trau chuốt dát vàng và cả mỡ bò Yak bám trong môi trường tối tăm yếm khí nên màu sắc ngả sang vàng nhiều. Đó chính là họa hình của Bạch Đa La (White Tara) ^^ (1 dấu hiện để nhận biết các họa hình hay tượng Tara là các Đa La luôn có trang trí bông hoa). Sở dĩ bạn thấy người Tạng đều muốn vào gian thờ này để chiêm bái Đa La vì Đa La tượng trưng cho sức mạnh và sự che chở của người mẹ, mình tin đây là lý do mà các gia đình người Tạng sẽ ko bỏ qua chỗ này.

Vì điều kiện ko có ảnh chụp, lại đi trong thời gian ngắn nên có thể mình ko nói chính xác đc, bạn Codet tham khảo rồi confirm thêm nhé :)



Yilka: Ko phải mính nói về tượng, mà nói về các bích họa trên tường. Mình chỉ nhớ hôm đó khi leo từ nơi này xuống,

attachment.php


Rồi xuống tiếp: : d

attachment.php


Tầng dưới nữa... thì sẽ gặp gian thờ chính đó...
Khi đó thú thực là mình.... "chen ngang" vào cửa, chứ ko nghiêm chỉnh chấp hành xếp hàng từ ngoài sân... Thế mà cũng tơi bời nghẹt thở mãi mới vào dc...

và mình ko nói tới các bức tượng, mà mình nói tới các bức bích họa trên tường. Toàn bộ gian thờ sơn màu đen bao quanh, các bích họa (thực chất là một vài phác thảo cơ thể) màu vàng...

attachment.php


Bạn chú ý nhìn bức này. [dĩ nhiên ko phải như này, đây chỉ là ví dụ]

Ví dụ bạn hãy tưởng tượng xung quanh màu đen, khuôn mặt là mặt đức Phật Tara, y (áo), tay chân ko đầy đủ, mà chỉ có 1 vài bộ phận thôi ấy, một vài thế quyết, bàn chân, tay... nổi bật trên nền đen.
 
@ Codet: confirm với bạn đó là Kelsang temple ^^

Theo hình này thì bạn đi xuống bậc thang, sẽ đi tiếp xuống nữa (chỗ số 3). Số 1 là đường đi bộ (chui qua 1 đoạn đường tối có mái che) mà du khách sẽ đi từ tòa Kundun Lhakhang sang Tashi Langyard, còn số 2 chính là tòa Tashi Langyard.

Sig1.jpg


Bạn đi vào cửa 3 thì bên trái là khoảng sân rộng Courtyard, bên phải là cửa vào Kelsang temple :)

Nếu bạn đọc kỹ thì thấy mình nói về cả tượng lẫn các hoạ hình trên tường ^^ lý do đơn giản là trong các khám thờ nhỏ, nếu thờ tượng ai thì các họa hình trên tường thường là vẽ người đó, nên nếu như nhìn tranh mà chưa rõ thì ngắm kỹ lại tượng :)

Ah về việc vẽ các mural đó thì mình đồng ý là rất nghệ thuật, nhưng ko phải vẽ thiếu đâu, theo mình thấy họ vẽ cả quần áo sắc phục nữa, nhưng lâu dần nét vẽ xuống cấp theo thời gian, hòa với màu tường trong khung cảnh tối nên nhìn trong khám thiếu ánh sáng có thể thấy như ko đầy đủ mọi bộ phận. Nói chung mình cũng rất khó ngắm kỹ các mural trong các điện thờ, ko chỉ Tashilhunpo mà còn Jokhang, Potala, Sera ... vì từ ngoài chen chúc vào đc thì mắt lóa hết cả, xô đẩy vừa đi vừa ngắm, tay lại ko dám sờ cũng ko dám chụp, nên chỉ có thể ngắm và về nhà ngồi nhớ lại thôi ...
 
@ Codet: confirm với bạn đó là Kelsang temple ^^


Ah về việc vẽ các mural đó thì mình đồng ý là rất nghệ thuật, nhưng ko phải vẽ thiếu đâu, theo mình thấy họ vẽ cả quần áo sắc phục nữa, nhưng lâu dần nét vẽ xuống cấp theo thời gian, hòa với màu tường trong khung cảnh tối nên nhìn trong khám thiếu ánh sáng có thể thấy như ko đầy đủ mọi bộ phận. .

hề hề, tks nhé. Bạn quả là ng cẩn thận. Thôi ta ko tranh luận nữa, nhưng giả thiết bạn cho rằng đầy đủ và bình thường, chỉ bị mờ đi do thời gian và nến bơ.... thì ko khả thi rồi.

Bởi vì mình đã quá ngạc nhiên nên quan sát rằng sự nổi bật của một vài đường nét là có dụng ý cả... Vì toàn bộ hình họa đều giống nhau, chỉ khác nhau tư thế và đặc biệt là tay, lúc đó đang ở thế nào, chú gì... thì điểm nhấn vào đó.

:D

Khi nào có duyên đi lại lần hai, chắc sống chết bon chen thế nào cũng cố mà chụp lại. :d

PS: Vừa đọc bài trên, thấy bạn nói đến thịt bò, hận quá nên chạy ra phong ngoài tìm gói thịt bò Tạng mua ở Lasha, đau hết cả người vì gói thịt bò này.

Số là tối hôm trước, khi chúng tôi đi chén ở một nhà hàng, qua siêu thị vớ dc gói thịt bò Tạng về chén thử thấy ngon quá.
attachment.php

Hôm sau trước khi rời Lasha, hai đứa gái chúng tôi cố chạy ra siêu thị mua vớt mua vát mấy gói mang về làm quà cho lũ bạn.
Nào ngờ đâu, về nhà ăn thử thì thấy ko giống như gói ban đầu. Chắc là bao bì giống nhau, khác chữ, mà mình thì ko có biết chữ nên mua nhầm. May mà tôi chỉ vác có 2 gói về, còn cô bé kia thì làm... 10 gói. Ăn nó kiểu gân gân mà lại như là... ô mai... Tóm lại là vô cùng khó ăn. Trong khi ý muốn phải là thịt bò khô cơ. : (

Bạn nào mua thịt bò Tạng ở LAsha thì chú ý tránh xa gói kia nhá. Khó nhằn lắm. : d
 
Last edited:
Hôm sau trước khi rời Lasha, hai đứa gái chúng tôi cố chạy ra siêu thị mua vớt mua vát mấy gói mang về làm quà cho lũ bạn.
Nào ngờ đâu, về nhà ăn thử thì thấy ko giống như gói ban đầu. Chắc là bao bì giống nhau, khác chữ, mà mình thì ko có biết chữ nên mua nhầm. May mà tôi chỉ vác có 2 gói về, còn cô bé kia thì làm... 10 gói. Ăn nó kiểu gân gân mà lại như là... ô mai... Tóm lại là vô cùng khó ăn. Trong khi ý muốn phải là thịt bò khô cơ. : (

Bạn nào mua thịt bò Tạng ở LAsha thì chú ý tránh xa gói kia nhá. Khó nhằn lắm. : d

Kinh nghiệm hay quá :D thịt bò khô này tớ mua khi ku HDV đưa vào 1 chỗ chuyên bò bò và bò ... có đến vài chục mâm ý, nào là bò tảng, bò miếng, bò sợi, bò khô, bò ướt, bò thuốc bắc, bò đóng gói ... cũng vì tớ ko rành tiếng Trung nên chả biết tên loại nào với loại nào, cứ đi thử từng loại rồi chỉ trỏ 1-2 lạng (>_<) Thực lòng mà nói, bò khô VN mình ngon hơn hì, thịt mỏng và mềm, mùi nhẹ nhưng vị ngon hơn :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,359
Bài viết
1,159,386
Members
190,548
Latest member
jowanins
Back
Top