What's new
Hơn hai mươi năm trước, trên đường vào Nam mình nhìn thấy tháp Chàm lần đầu tiên khi đến Bình Định. Mình thấy nó nằm trên đồi cao, rất ngạo nghễ và hoành tráng, nổi bật lên trên tất cả những gì quanh nó. Sau đó mình đi làm đầu tiên ở Nha Trang, sau đó thì Phan Rang rồi ... và mình cũng luanh quanh khu vực miền Trung rất nhiều năm. Mình đến tận nơi có tháp, từ Huế đến Phan Thiết nhưng mãi năm 2002 mới biết cái tháp này. Lần đó, năm 2002, mình chỉ nghe thôi là mình tìm cách đến thăm ngay. Mình không nghĩ là tháp này được trùng tu lại vì đến giờ cũng không có ai chăm sóc thì nói gì đến trùng tu? Mình nói vậy cũng vì mình so với 10 năm trước thôi, lúc đó khi thăm cái tháp này, mình cảm thấy lành lạnh và jungle lắm. Tuy nhiên 10 năm trước đây mình thấy có một khung sắt đỡ cái tháp, còn bây giờ thì không thấy nữa. Gạch xây cửa cũng có vẻ mới và khác lạ so với những tháp Chàm khác.
Một điều lạ là quanh tháp có cả bàn thờ, bát nhang kiểu chùa chiền của đạo Phật vậy???

Mấy cảnh xung quanh tháp.
Con đường vào tháp, mới mở (chắc lại phải chặt đi ít cây).



Cũng cây này quấn quanh cây kia.



Đây là tấm biển ghi Trường PHTH EaSoup là đơn vị nhận chăm sóc cái tháp này.

 
Last edited:
Mới rời tháp Yang Prong đi ra cầu bắc qua sông EaH'Leo thì chúng tôi nhận được điện thoại của nhóm sau gọi hẹn chỗ ăn trưa. Chúng tôi chỉ kịp quan sát dòng sông nhỏ, vì vào mùa này thì dòng sông ở đây chưa nói lên được gì. Cây cầu bê tông bắc qua sông chưa hòan chỉnh, vẫn phải đi qua sông bằng cầu tạm nhưng thêm một vài tháng nữa các bác sẽ có mấy lựa chọn cho việc đi thăm chỗ này. Chúng tôi lại quay lại EaRốk để đi theo hướng về EaSoup.

Rời EaRốk, chúng tôi đi qua một cánh đồng lúa để trở lại Easoup. Nghe nói đây cũng là một trong hai vựa lúa của Đắc Lắc, tôi nghĩ các bác đều biết cái vựa lúa kia rồi.
Cây cầu trước khi vào thị trấn EaSoup vẫn còn tạm bợ thế này tuy thị trấn đã có đèn xanh, đèn đỏ.



Ngã ba trung tâm thị trấn với đèn tín hiệu giao thông.

 
Last edited:
Hơn hai mươi năm trước, trên đường vào Nam mình nhìn thấy tháp Chàm lần đầu tiên khi đến Bình Định. Mình thấy nó nằm trên đồi cao, rất ngạo nghễ và hoành tráng, nổi bật lên trên tất cả những gì quanh nó. Sau đó mình đi làm đầu tiên ở Nha Trang, sau đó thì Phan Rang rồi ... và mình cũng luanh quanh khu vực miền Trung rất nhiều năm. Mình đến tận nơi có tháp, từ Huế đến Phan Thiết nhưng mãi năm 2002 mới biết cái tháp này. Lần đó, năm 2002, mình chỉ nghe thôi là mình tìm cách đến thăm ngay. Mình không nghĩ là tháp này được trùng tu lại vì đến giờ cũng không có ai chăm sóc thì nói gì đến trùng tu? Mình nói vậy cũng vì mình so với 10 năm trước thôi, lúc đó khi thăm cái tháp này, mình cảm thấy lành lạnh và jungle lắm. Tuy nhiên 10 năm trước đây mình thấy có một khung sắt đỡ cái tháp, còn bây giờ thì không thấy nữa. Gạch xây cửa cũng có vẻ mới và khác lạ so với những tháp Chàm khác.
Một điều lạ là quanh tháp có cả bàn thờ, bát nhang kiểu chùa chiền của đạo Phật vậy???
Tiếc quá, hầu như tất cả các tháp Chàm hiện nay đều đã trùng tu lại hết rồi. Cách đây vài năm có dịp đi thăm tháp Chàm Pôshanư ở Phan Thiết cũng thấy bàn thờ và bát nhang, và cũng thấy có người Chăm tới lui vì họ sống quanh khu vực này. Ở Tây Nguyên hình như đâu có dân tộc Chăm mà lại như thế nhỉ?
Thêm nữa, anh duturi cho hỏi con đường tuần tra biên giới này đã làm xong những đoạn nào ở miền Nam và miền Trung rồi?
 
Thêm nữa, anh duturi cho hỏi con đường tuần tra biên giới này đã làm xong những đoạn nào ở miền Nam và miền Trung rồi?

Mình mới chỉ đi một số đoạn, có đoạn hồi mình đi thì chưa làm xong nhưng vẫn có thể đi xe ô tô được nên nhớ không chính xác vì mình đi từ tháng 11/2010 tới nay.
Ở Miền Nam và Tây Nguyên thì mình mới chỉ đi trên vài đoạn ở dọc biên giới Tây Ninh, Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum.
Miền Trung thì mình chỉ đi đoạn ở Nghệ An nhưng lúc đó mình đi từ phía Lào sang và đi cùng với đơn vị bộ đội đang làm đường.
Mình thấy có mấy bác đi ở Miền Trung và Tây Nguyên như Nguyenhoangha và hình như cả bác Chitto nữa đấy, hãy hỏi các bác ấy cho rõ.
 
Ở Nghệ An chưa thông tuyến mà chỗ đi được chỗ không , xe đạp đi được vì bí quá thì vác ! Tây Nguyên mình cũng mới đi đoạn Bờ Y thôi , mê nhất là đoạn Cửa khẩu Lệ Thanh sang Bờ Y nhưng khó quá !
 
Bổ sung thêm là nhóm của bác Lengkeng cũng vừa làm một chuyến theo Đường Tuần tra biên giới ở Bình Phước về đấy. Hãy đợi và theo dõi báo cáo của các bác ấy.
 
Last edited:
Hẹn nhau về quán ăn gần hồ EaSoup thượng phía đối diện Nghĩa trang liệt sỹ huyện EaSoup. Trong lúc đợi mọi người tới và gọi thức ăn, tôi lại lòng vòng phục vụ các bác.

Nghĩa trang liệt sỹ huyện Easoup, phía đối diện với hồ Easoup thượng.





Hồ EaSoup thượng khu vực ngay thị trấn. Có tấm biển ghi lại thông tin về cái hồ này nhưng nhìn ảnh thì thấy nó bị vỡ, sứt sẹo nhiều quá, sợ bị bác Làm Bảng Hiệu phê bình là bôi bác Tây Nguyên nên thôi, không up lên đây.

 
Ăn xong thì cũng hơn 2 giờ chiều. Vội vàng lên xe để đi tiếp. Đích đến chiều nay của chúng tôi là TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Quãng đường thì xa, vừa đi lại còn thích chụp ảnh nên "lúc nào cũng vội".
Đi ngang qua cách rừng và khu hồ EaSoup, chúng tôi không dừng lại chụp ảnh vì lý do chính là không còn đủ thời gian và hơn nữa vào lúc hai ba giờ chiều ánh sáng cực xấu nên đành phải lỗi hẹn với các bác, hy vọng lần sau lên, cây cối ra thêm chút hoa lá cho nó có tình.
Đi ngang Bản Đôn, cũng chỉ chụp cái ảnh khi xe đang chạy. Chỗ này thì anh em trên diễn đàn phượt này biết cả rồi nên chắc cũng chẳng cần phải chú thích làm gì.

 
Khoảng hơn 3 giờ chiều thì về tới TP Buôn Ma Thuột. Đi xuyên qua TP đến đường 14 và trực chỉ hướng thị xã Buôn Hồ. Như vậy là mới tạm biệt đường 14C thì giờ lại đi theo đường 14.

Đầu TP Buôn Ma Thuột trên đường 14 (đoạn này là vừa qua khúc ngã ba cây số 3 các bác ạ).



Thấy ngay nhà máy bia (không phải một mà là hai nhé).

 
Last edited:
Đường 14 đoạn này khá đẹp. Đi quanh co giữa những đồi cao su hoặc thông hoặc cà phê rất tuyệt.





Đây là nóc nhà của Tây Nguyên đấy các bác ạ.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,432
Bài viết
1,147,181
Members
193,498
Latest member
Kecthaihongphuot
Back
Top