What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh châu Âu trong 20 ngày (lịch trình trang 1)

Ở sân bay có quầy bán vé các loại giao thông công cộng của Berlin. Có loại vé 1 chuyến, vé 2h, vé ngày, vé tháng v.v. Mua vé 2h sẽ sử dụng các loại bus và metro trong vòng 2h trong nội thành Berlin. Tụi em mua 2 vé, nhưng tay bán vé lại để vé ở dưới 1 xấp quảng cáo và tờ giới thiệu về Berlin nên em vơ sót 2 cái vé. Leo lên bus ông lái xe cũng chẳng buồn để ý nhưng tụi em mới nhận ra là không có cái vé. Quyết định là lậu vé. Metro và bus ở Đức chẳng có mấy khi soát vé. Chỉ có 1 lần mà em sẽ kể sau.

Trước khi về nhà tụi em quyết định thăm Berlin trước vì trời hãy còn sáng (khoảng 9h)

Vợ bảo: qua bên này thấy tủi thân. Ở nhà mình cũng không phải là thấp, vậy mà qua đây mà lạc nhau, ngước mặt lên toàn thấy vai tụi nó.

Thanh niên thì đẹp giai đẹp gái, nhất là thiếu nữ. Nhưng mấy bà già thì như cái túi mỡ, phùng phình chảy xệ thấy ghê, có lẽ vì thế mà chúng nó phải sống gấp. So với Nhật thì bên này khác hẳn. Tụi Nhật có cảm giác như cần cù chịu khó gom góp chắt chiu, dành dụm từng chút để xây dựng cuộc sống. Cuộc sống ở Nhật quá khổ, quá chật chội, quá tiết kiệm. Còn tụi ở đây chúng nó sống sướng, nhàn tản, làm việc ít hơn, vui chơi nhiều và thoải mái hơn, giàu có hơn. Cả thành phố Cottbus nhà ở thừa mứa sang trọng, nhu yếu phẩm rẻ rề, tiện nghi, công trình công cộng, cây xanh... cái gì cũng đủ đầy nhưng vắng người. Ấy nhưng Nhật thì sạch sẽ hơn đấy. Con người Berlin sống vui tươi, nói chuyện thoải mái, đi lại tự nhiên. Cái không khí của Đông Đức vẫn khác Tây Đức, em cảm nhận như vậy.

Tới nhà thờ Thệ phản Kaiser-William-Memorial (Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche) tại Breitscheidplatz:

Picture340.jpg

Nhà thờ được xây trong thập kỷ 1890, bị bom phá năm 1943. Phía trước là nhà thờ mới xây từ 1959-63. Nhà thờ cũ được giữ lại như 1 khu tưởng niệm. Nhà thờ mới sức chứa 1000 người còn được dân Berlin gọi là Hộp đựng son môi và phấn trang điểm. Mặt tiền nhà thờ mới ghép bằng 21,292 tấm thủy tinh màu, lấy cảm hứng từ nhà thờ Chartres gần Paris. Bên trong có tượng chúa bằng đồng và biển đồng tưởng niệm những người Tin Lành bị giết trong thời Quốc xã nắm quyền.

Picture342.jpg


Picture344.jpg


Picture345.jpg


Picture348.jpg
 
Picture352.jpg

Vệ sinh công cộng của Berlin. Đèn chiếu từ trong nên khách đi nhìn thấy cái bóng khá rõ.

Đi metro về ga Hermannplatz. Hoàn toàn lậu vé, là do hoàn cảnh đẩy đưa chứ em nào có muốn đẩy?
Picture354.jpg


Mỗi lần nghe tới chữ platz (tương tự plaza hay piazza hay place - quảng trường) là em lại nhớ tới bài hát Am Adolph Hitler Platz thời Quốc xã, một bài hát vừa sặc mùi lính tẩy, vừa đậm chất gothic, nhưng nghe vẫn hay:
http://www.mediafire.com/?sharekey=bdc4cf69f60f0ca6d2db6fb9a8902bda

Grafitti bôi bẩn khắp nơi ở Châu Âu mà em đã đi qua
Picture356.jpg
 
Last edited:
Tại Berlin tụi em ở nhờ nhà người quen. Căn hộ ở trong 1 khu toàn dân Thổ
Picture363.jpg


Người Thổ tới đây đã đem văn hóa của họ với Kebab, dọc tẩu thuốc lào, các quán cà phê và bán lẻ thực phẩm vào Berlin. Cũng như vậy, người Việt ở Đức tự xây dựng cho mình không gian văn hóa riêng. Trong nhà là bàn thờ.

Picture359.jpg

Bàn thờ tổ

Picture360.jpg

Bàn thờ thiên, chứng tỏ chủ nhà là người miền Tây.


Cảnh này làm em nhớ tới phim "Goodbye Lenin", khi cánh thanh niên đi quảng cáo antenna parabol cho 1 nhóm thanh niên người Việt "bắt được cả VTV4 nữa"
Picture361.jpg


Picture358.jpg

nhà cửa thì khung bê tông nhưng tường vách ngăn là tấm xốp lắp ghép. Các mối nối xử lý kỹ. Vật liệu cũng như VN thôi nhưng kỹ thuật thi công tốt. Cửa nẻo làm chắc chắn, thô nặng.
 
Metro khá dễ sử dụng. Tặng các bác bản đồ tuyến. Duy nhất 1 lần em bị soát vé là ở Hauptbahnhof (ga trung tâm) Berlin, lúc khoảng 6h. Tụi em ở cuối của toa cuối, có 1 chàng trung niên mặc quần áo civil tới gần rồi móc thẻ nhân viên ra yêu cầu cho kiểm tra vé. Tụi em mua vé rồi nên đưa ra là anh chàng đi chỗ khác, lần lượt hỏi thăm tất cả trong toa.

http://www.bvg.de/index.php/en/Bvg/Detail/folder/699/id/2719/nb/1/name/Transit+Network+Maps

Picture365.jpg


Picture366.jpg
 
May cho bạn là đi U8 hướng Hermannstraße không gặp người soát vé đấy. Những tuyến tàu điện ngầm đi qua khu nhiều dân Thổ như U7, U8 và U9 thường xuyên bị kiểm tra vì dân Thổ rất hay lậu vé. 40€ tiền phạt cũng chẳng ít ỏi gì!
 
Picture377-1.jpg

Hauptbahnhof của Berlin, một công trình mới xây. Tụi em đến ga này để khởi động bộ vé giành cho du khách của EuroRail Pass, được sử dụng trong 15 ngày trên toàn bộ mọi tuyến của Euro Rail ở khắp 15 nước của Schengen. Con vé này quyết định số phận, tinh thần và nhịp độ của chuyến đi. Thực ra là vô cùng tiện lợi. Chỉ cần reserve chỗ ngồi trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên reserve chỗ ngồi không phải là rẻ. Ở Đức nó có giá là 5 E/ng, ở Tiệp là 7 E, ở Áo hình như là 15, Ý là 20, TBN là 25. Riêng các chặng từ Geneve đi Barcelona và từ Madrid đi Paris bằng tàu đêm, tụi em phải trả mỗi người 75 E cho chỗ nằm. Chẳng từ Wien đi Venezia có giá khoảng 25 E.

Picture382-1.jpg


Picture386-1.jpg


Picture387-1.jpg


Picture396.jpg

Xe đạp chạy vào ga

Picture401.jpg


Picture402.jpg

Còn đây là nhà ga có từ thời Hitler. Trong trận công chiếm Berlin năm 45, Hitler đã cho xả nước vào nhà ga điện ngầm để cản bước của Hồng quân, khi đó bên trong ngầm toàn thường dân và thương binh Đức. Phim Die Untergang vừa rồi không nói rõ về chi tiết này.
 
Chúc mừng chú có chuyến đi hoành tráng nhá. Hôm chú ra sân bay anh có chạy theo gửi mấy cái ống bơ và vài ngàn Ơ nhưng bị kẹt lô cốt, trời mưa, kẹt xe,....nên không ra kịp. :))
 
Last edited:
@vntuyen: hehe, thực lòng em cũng có ý định ấy. Vật cái mũ tàng ra, lấy bút chì và giấy...

Như đã kể, Đông Đức vẫn có không khí khác so với Tây Đức (mặc dù ở Frankfurt cũng có tượng công nhân lao động, nhưng là công nhân Hitler). KHác cả ở con người, lối sống. Thú vị là Berlin vẫn giữ lại những di sản thời DDR, nhất là tên đường tên phố. Trên đại lộ Unter den Linden có quảng trường với tượng cụ Marx và Engel bên nhau. Gã lang thang của chúng ta tự hào được chụp ảnh bên hai cụ, như 1 di sản của lịch sử. Con người của thời đại này, quá khác biệt với thời đại hai cụ, vừa hạnh phúc và tự hào, vừa thông cảm, lại vừa có chút trầm tư, đứng giữa hai con người vĩ đại của quá khứ. Hitler khi yêu cầu Albert Speer vẽ ra đại lộ vĩ đại này hẳn sẽ lên tăng xông nếu biết được tương lai. Cũng như vậy khi Heinrich Heine, nhà thơ Đức gốc Do Thái, có hẳn 1 ga metro mang tên ông, dù thơ của ông đã làm mồi cho lửa trong "Đêm của lưỡi dao săn". Ngoài các vị trên, em còn tìm thấy tên ga Rosa-Luxemburg Platz, Markisches Museum và Karl Marx Strasse, và tên đường Karl Liebknecht bên cạnh những tên vua chúa và danh nhân khác của Đức.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,493
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top