What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh châu Âu trong 20 ngày (lịch trình trang 1)

24 tháng 8:

Buổi sáng tụi em dự định sẽ đi tham quan điện (palais) Versaille. Từ nhà, tụi em ra ga l'Est, rồi bắt xe bus Castor để tới line C ở ga Musee d'Orsay. Xin nói thêm là 5 ngày ở Paris tụi em sử dụng loại vé 5 ngày giá 28E/người, dùng cho tất cả các loại phương tiện giao thông công cộng nội đô, khá tiện lợi. Line A, B, C là các ga metro có số bến dừng ít nên di chuyển nhanh hơn các line đánh số thông thường. Từ trung tâm TP đi Versaille là hơn 10km, toa rộng, 2 tầng, line C chạy dọc theo sông Seine.

DSC05429.jpg

Dừng ở ga Versaille. T7 nên người đi khá đông mặc dù còn sớm.


DSC05430.jpg

Nhưng cửa hàng cửa hiệu thì chưa mở


DSC05440.jpg

Tượng đài Louis XIV, vị vua Mặt trời, vị vua chuyên quyền. Quay lại 1 chút với lịch sử: thời kỳ Trung Cổ kéo dài cho tới khi có những khám phá về địa lý của Colomb và Magallanes. Nhu cầu tiêu thụ gia tăng khiến các phường thợ lớn mạnh và hình thành giai cấp tư bản tiền công nghiệp, xóa bỏ quyền lợi của các quý tộc địa phương. Cơ cấu kinh tế tự cung tự cấp trước kia nay chuyển dần tập trung vào các đô thị lớn. Châu Âu hình thành 2 hình thái xã hội phong kiến đối lập như như nước với lửa: phong kiến tập quyền kiểu Pháp và phong kiến dân chủ kiểu Anh. Ai có xem tiểu thuyết Ivanhoe của Walter Scott đều biết tới hoàng tử John. Sau khi Richard Sư tử tâm qua đời, chàng hoàng tử lên ngôi trở thành vua John. http://en.wikipedia.org/wiki/John_of_England Vua John nước Anh thua trận trong cuộc chiến tranh Trăm năm giành giật miền Bắc Pháp với vua nước Pháp, nên còn được mệnh danh là John Lost Land - tục danh là vua John mất đất. Vì thế, quốc hội quý tộc Anh họp lại đề nghị phế vua. Để tồn tại, Vua John ký với Quốc hội Anh bản Đại Hiệp ước Magna Carta http://en.wikipedia.org/wiki/Magna_Carta, theo đó giới hạn quyền của vua, vua không thể chuyên quyền mà Quốc hội Anh có được nhiều quyền hơn ở lục địa. Chính vì thế mà nước Anh trở nên dân chủ hơn hẳn.
Quay lại với lục địa, tới thời Louis XIV, nước Pháp đã có được những nền móng cơ bản để tạo thành 1 đại cường của thế giới. Việc nêu cao ngọn cờ Kito giáo La Mã (để được Vatican nhìn nhận chính thống là thống lãnh của Châu Âu) khiến nó phải tập trung quyền lực hơn nữa để trước hết là triệt tiêu những quyền lực còn sót của phái Thệ phản ở Pháp, kế đến là ở Hà Lan. Louis XIV là lựa chọn tốt nhất. http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_XIV Được mệnh danh là Vua Mặt trời với câu nói bất hủ "Nhà nước là ta", ngài còn ảnh hưởng tới đời sống hiện đại của chúng ta qua 2 phát minh: tóc giả và giày cao gót. Bình sanh ngài vừa lùn vừa hói nên đặt thợ làm nhiều tóc giả và giày cao gót. Tuy vậy, ngài chẳng thiếu tình nhân. Triều đại của ngài còn nổi tiếng với những lễ hội, với những tiêu chuẩn của phép lịch sự Pháp, của văn minh Pháp đem ánh sáng tõa khắp Châu Âu, khiến tại các triều đình Thụy Điển, Moskow, Warsaw ... tiếng Pháp là ngôn ngữ chung bắt buộc phải dùng nếu bạn không muốn bị các phu nhân xinh đẹp khinh là đồ man rợ. Lẽ dĩ nhiên, trong âm có dương. Sự tập quyền, hay còn là chuyên quyền của Louis XIV khiến nước Pháp vỡ nợ, tạo tiền đề cho các tư tưởng Ánh sáng và khiến con cháu ngài là Louis XVI phải trả giá trong Cuộc Đại CM Pháp đẫm máu, kinh khủng.
 
IMG_0021.jpg

Giá vé khá đắt : 13,5 E/1 người nếu vào tham quan Bảo tàng Versailles, và thêm 8 E nữa nếu muốn xem Vườn Versailles.

IMG_0029.jpg



IMG_0032.jpg

Hồng y Richelieu, nhà bảo trợ cho nữ điệp viên Milady xinh đẹp và sexy của ngài Alexandr Dumas.


IMG_0035.jpg

Bức tranh ở trên vẽ Louis XIV thời niên thiếu


IMG_0036.jpg

Bức "Hercule đang vẽ trên tấm da sư tử của mình chân dung Hoàng thân Condé", họa sĩ Nicolas Heude vẽ năm 1673.
 
IMG_0049.jpg

Toàn cảnh vườn và điện Versailles
. Lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam là 1 lịch sử què quặt, không có văn sĩ, họa sĩ, ca sĩ, kịch sĩ... chỉ có thi sĩ, mà chủ đề toàn vay mượn của Trung Hoa. Trong khi đó,cùng trong vòng ảnh hưởng của văn minh Đông Á, Nhật Bản có văn sĩ từ thế kỷ 10, có họa sĩ, ca sĩ, kịch sĩ lưu danh lịch sử từ tk 8. Lịch sử XHCN của ta đổ thừa là do chúng ta nghèo, do chiến tranh, do ngoại xâm. Đúng, nhưng chỉ 1 phần. Nhật Bản chiến tranh nhiều gấp 10 lần chúng ta, và tới trước thời Minh Trị chúng ta vẫn thường rêu rao là trình độ ta ngang bằng Nhật Bản. Chúng ta không có gì để ngẩng đầu với thế giới chỉ vì 1 nguyên nhân: lịch sử chúng ta không phải là lịch sử của thương gia. Thương mại giúp khai thông hạ tầng đường xá, quán trạm, thương điếm, giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và xã hội, giúp nâng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật. Mãi tới khi người Pháp vào, chúng ta mới xuất hiện tầng lớp tư sản bản xứ, nền thương mại hoàn toàn nằm trong tay người Hoa. Chính sách khinh thường thương mại xuất hiện từ xa xưa, do những nguyên nhân mà nay còn gây tranh cãi, nhưng tới mãi gần đây vẫn còn không khí xem thường thương gia ở nước ta. Chưa khi nào trong lịch sử mà thương gia bản xứ lại đông đảo và mạnh mẽ như thời hiện tại, có lẽ đó là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta có xây dựng được nền nghệ thuật VN hay không thì là chuyện khác. Những mầm mống chớm xuất hiện thời thuộc Pháp thì nay đã biến mất hẳn, xem như nghệ thuật Việt hiện đang là số không.

IMG_0051.jpg



IMG_0052.jpg

Nếu có ai đi xem Huế, và nếu hắn thực sự đã ngẩn người trước nghệ thuật bích họa Huế tk 19-đầu 20, vậy thì hắn sẽ phải làm sao khi đứng trước nền nghệ thuật thế giới? Không lẽ hắn nhảy xuống sông Seine? Kiến trúc sư VN huênh hoang ca ngợi khả năng ghép tranh mosaic của lăng Khải Định, sẽ phải làm sao khi đứng trước Rome? Không có tiền, không chịu tìm hiểu sâu sắc triết học thì tất yếu không có nghệ thuật.


IMG_0055.jpg



IMG_0056.jpg



IMG_0058.jpg

Các "bà" của Louis XIV
 
IMG_0072.jpg

Thống chế de Luxembourg, quận công de Piney, http://en.wikipedia.org/wiki/Marshal_Luxembourg

Việc tạc tượng hay vẽ tranh truyền thần danh nhân là truyền thống từ thời Ai Cập cổ đại, giúp ngàn đời sau con người vẫn sống mãi. Những triết gia Hy Lạp hay hoàng đế La Mã có chân dung còn rõ mồn một. Trong khi đó, một nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Trãi hay Lê Lợi ngày nay không ai xác định chính xác tranh chân dung của họ. Chỉ có thể khẳng định: tổ tiên chúng ta quá xem thường ý nghĩa của việc lưu giữ chính xác lịch sử. Bởi vậy, có những sai lầm mà các thế hệ sau vẫn mắc phải. Thời Trần áp dụng Phật giáo cứng nhắc dẫn tới mất nước vào tay nhà Minh, đến thời Nguyễn cũng áp dụng Nho giáo cứng nhắc dẫn đến mất nước vào tay giặc Pháp.

IMG_0073.jpg

Thống chế Nicolas Catinat, lão này được lấy đặt cho con đường Đồng Khởi ngày nay http://en.wikipedia.org/wiki/Nicolas_Catinat


IMG_0076.jpg

Hoàng đế Napoleon III. Khi đọc Nhật ký đi Tây của Phạm Phú Thứ, thuật lại chuyến đi của phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đi sang Paris đàm phán với Napoleon II về việc giao trả 3 tỉnh miền Đông, em nhớ nhất mấy việc sau: 1. Tàu mà ta đi là phải thuê 1 tàu hơi nước của Nhật, tên ta gọi là tàu Gia Bông (Japan). 2. Khi tới Hy Lạp, họ chứng kiến cảnh dân Athens chào đón 1 hoàng tử Đan Mạch tới làm vua của họ. Khi hỏi dân địa phương, đoàn VN được biết là miễn vua biết bảo vệ quyền lợi Hy Lạp thì họ chọn. Đây là điều lạ kỳ với quan điểm dòng họ vua được trời định của VN thời ấy. 3. Khi tới xem các công xưởng CN vũ khí của Pháp, đoàn VN hoàn toàn nhận thức VN không phải là đối thủ của Pháp, không thể dùng vũ lực đánh được họ. 4. Trong nội bộ Pháp có 2 tư tưởng: a-chủ hòa, chịu trả lại đất cho VN để nhận ưu đãi (tư tưởng là có lý vì thương gia Phap sau này đã chứng tỏ họ không thể cạnh tranh với thương gia Tàu) vì vốn đầu tư khai thác ở Vn cao mà khả năng sinh lợi không cao, b-tư tưởng chủ chiến, vì máu Pháp đã đổ không thể để vô ích (tư tưởng hoàn toàn phiêu lưu và không có cơ sở thực tiễn) được nhà thờ ủn hộ. Nhà thờ ở Pháp khi ấy đang lâm nguy, vì dân Pháp dần trở nên vô thần. Nhưng nền ngoại giaop Vn khi ấy còn mới sinh, chưa biết chút gì về thế giới.


IMG_0080.jpg

Thống chế, tử tước Vauban http://en.wikipedia.org/wiki/Vauban
sáng tạo ra cách xây thành không theo hình chữ nhật và tường thẳng như trước đấy, mà là xây theo hình zic zac như ngôi sao, nhờ vậy việc phòng thủ lợi hại hơn hẳn.

Cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh-Nguyễn Huệ là cuộc chiến công nghệ kỹ thuật. Sau khi Louis XVI từ chối đề nghị của Bá Đa Lộc ủng hộ Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc quay sang cầu viện nhà thờ và vay tiền ủng hộ Ánh. Ông thuê được 1 số sĩ quan Pháp giải nghệ hoặc đang chạy trốn Cách Mạng Pháp. Các tàu chiến của Nguyễn Ánh được sĩ quan Pháp hướng dẫn cách đóng, do sĩ quan Pháp chỉ huy. Thú vị nhất là các thành lũy của Nguyễn Ánh được hướng dẫn xây theo kiểu Vauban. Khi quân Quang Toản đánh thành của Ánh không đổ thì quân Ánh đánh hạ Phú Xuân dễ dàng. Sau đấy, toàn bộ thành lũy khắp Vn đều xây theo kiểu Vauban: Sài Gòn, Huế, Sơn Tây, Nam Định, Quảng Trị, v.v. Em đã xem cả ảnh vẽ những pháo đài xây tại Hoàng Sa cũng theo kiểu Vauban.


IMG_0083.jpg

Thống chế, quận công xứ Condé (được phong quận công xứ Condé tức là em ruột vua) Louis II de Bourbon http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_II_de_Bourbon,_Prince_de_Condé


IMG_0084.jpg

Thống chế, tử tước Turenne http://en.wikipedia.org/wiki/Marshal_Turenne


IMG_0086.jpg

Nhà chính trị Michel de l'Hôpital http://en.wikipedia.org/wiki/Michel_de_l'Hôpital
 
Thực ra mỗi đất nước, mỗi dân tộc có nền văn minh, văn hóa khác nhau. Cái nào cũng có ưu, nhược điểm cả mình có xem nhận xét thì cái nào phù hợp với mình thì thấy nó hay còn không thì cảm thấy không hay
 
Nếu có ai đi xem Huế, và nếu hắn thực sự đã ngẩn người trước nghệ thuật bích họa Huế tk 19-đầu 20, vậy thì hắn sẽ phải làm sao khi đứng trước nền nghệ thuật thế giới? Không lẽ hắn nhảy xuống sông Seine? Kiến trúc sư VN huênh hoang ca ngợi khả năng ghép tranh mosaic của lăng Khải Định, sẽ phải làm sao khi đứng trước Rome? Không có tiền, không chịu tìm hiểu sâu sắc triết học thì tất yếu không có nghệ thuật.


Có lẽ một trong những người thấy rõ sự cách biệt, sự què quặt của VN nhất là Hồ Chí Minh, ông đã đi qua rất nhiều nước trên thế giới. Có lẽ ông cũng thấy sự khó khăn đến mức nào khi phải chống lại cả một hệ thống không chỉ giàu có mà còn văn minh, sâu sắc triết lý nữa.

Ông đã chống được. Nhưng còn việc đưa VN trở thành một nước có tên tuổi trong nền Văn minh, ông không có thời gian để làm, mà thế hệ sau của ông thì thất bại thảm hại...
 
Thực ra mỗi đất nước, mỗi dân tộc có nền văn minh, văn hóa khác nhau. Cái nào cũng có ưu, nhược điểm cả mình có xem nhận xét thì cái nào phù hợp với mình thì thấy nó hay còn không thì cảm thấy không hay

THực sự em không hiểu ý bác :(

@Chitto: mỗi con người, mỗi thời đại có 1 nhiệm vụ khác nhau. HCM là con người thời đại trước, chịu ảnh hưởng tư tưởng thời đại trước, được tiếp thu nền giáo dục-văn hóa thời đại trước. Và tất nhiên, HCM không thể được đào tạo bài bản chính quy như lãnh tụ các đại cường, và nếu có tự học thì cũng không thể 1 mình xoay vận cả dân tộc được. Tuy nhiên, khi thượng đế trao cho mỗi dân tộc 1 vùng đất, tức là Người đã định luôn cả tính cách và số phận của dân tộc ấy. Còn số phận của dân tộc thì phải khám phá mới biết được, có bà đồng nào nói trước thiên mệnh đâu?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,885
Bài viết
1,176,127
Members
192,164
Latest member
MGWIN
Back
Top