What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh châu Âu trong 20 ngày (lịch trình trang 1)

IMG_0161.jpg

Giường ngủ của vua Louis-Phillipe (1773 – 1850). http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_Phillipe Trước đây là phòng nghi lễ, tới tk 19 được Louis-Phillipe dùng làm phòng ngủ.


IMG_0184.jpg

Sảnh Gương http://en.wikipedia.org/wiki/Galerie_des_Glaces, gian phòng lộng lẫy nhất cung điện, nối liền với Sảnh chiến tranh salon de la guerre và Sảnh hòa bình salon de la paix.


IMG_0211.jpg

Vườn Versailles nhìn từ Sảnh gương


IMG_0217.jpg

Trần phòng ngủ của Hoàng hậu Pháp quốc. Tại đây đã có 19 đứa trẻ vua chúa được hạ sinh, trong đó có Louis XV. Hoàng hậu Marie Antoinette đã trốn khỏi đám đông đang la ó giận dữ bên ngoài ngày 6 tháng 10 năm 1789 từ cánh cửa bí mật giấu dưới cánh màn treo bên trái chiếc giường này. Nếu bà không bỏ trốn rồi kêu gọi quân đội chống lại đám đông sau đó, rất có thể lịch sử thế giới đã đổi khác. Bà bị đưa lên máy chém của Robespiere ngày 16/10/1793, chín tháng sau khi chồng bà Louis XVI bị chặt đầu http://en.wikipedia.org/wiki/Marie_Antoinette

IMG_0220.jpg

Giường ngủ của Marie Antoinette

IMG_0225.jpg
 
Về khách sạn để check mail, sạc pin và nghỉ ngơi, em chợt nghe tiếng nhạc và trống ồn ào từ bên ngoài. Ló đầu nhìn, thì ra không phải nhạc, mà là biểu tình. Bác nào dịch hộ dòng chữ băng rôn với

IMG_0260.jpg



IMG_0262.jpg



IMG_0265.jpg



IMG_0266.jpg

Cảnh sát tới bảo vệ trật tự nhưng không can thiệp.
 
Dòng to trên nghĩa là "Chống Bernard" nhưng viết sai chính tả. Dòng dưới là "Cuộc đấu tranh tiếp diễn" và "Giấy tờ cho tất cả mọi người"

Cái này em đoán là biểu tình của mấy bác nhọ nồi nhập cư không có giấy tờ mà chính quyền Pháp chủ trương không cấp giấy cư trú. Bernard chắc là tên ông nội nào đó nghĩ ra cái chủ trương này.
 
IMG_0269.jpg

Bọn em đi tới Khu Montmartre. Đây là 1 ngọn đồi cao 130 m, ngoại ô phía Bắc Paris. Vốn là 1 khu nghèo ngoại ô, tới đầu tk 20, đây là nơi ở của giới văn nghệ sĩ Paris, tụ hội tinh hoa anh tài của thế giới. http://en.wikipedia.org/wiki/Monmartre

Từ Bistro - quán ăn nhanh phổ biến tại khu này, vốn có gốc từ "bystro" tức là "nhanh lên" trong tiếng Nga. Khi quân Nga chiếm Paris năm 1814, đám lính cô dắc đã dạy cho dân địa phương từ này khi hô lên "bystro" đòi ăn đòi uống. http://en.wikipedia.org/wiki/Bistro Khi em lang thang ở Châu Âu, hệ thống Bistro xuất hiện ở khắp nơi.

Quay lại với Montmartre, đầu tk 20 Pablo Picasso, Claude Monet, Salvador Dalí, Vincent van Gogh và vô số họa sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu của tk 20 lang thang các quán rượu khu này, trò chuyện, vui chơi và trao đổi kiến thức với các nghệ sĩ khác, với các trí thức cách mạng và được họ giúp hình thành quan điểm sáng tác nghệ thuật.

Quán Cối xay gió Đỏ chính là ở khu này http://en.wikipedia.org/wiki/Moulin_Rouge


IMG_0271.jpg

Em lôi chân máy ra chụp ảnh cả đoàn tại đây. Khi em leo lên đồi, có 1 chú đen to cao hôi tới chìa cái đây thắt bím ra mời buộc vào cổ tay. Đã biết trước, em nói "No", thế là chú ta bảo "Go". Vợ em cự lại còn bị nó chửi cho. Lát sau có 2 bạn người Việt tới nhắc nhở: khu này toàn tụi đen ăn cắp ăn cướp, may đấy chứ thường là có thằng giật luôn cả máy ảnh lẫn chân máy mà chạy, bạn đuổi theo sẽ có đứa thò ra ngáng chân, mất cả chì lẫn chài. Đi chơi ba lo, mỗi một vật dụng nhỏ mất đi đều không thể thay thế được: cái mũ, dây sạc điện thoại, dây nối kết máy ảnh và PC.... Hai bạn là sinh viên đang sống ở Paris.


IMG_0278.jpg



IMG_0279.jpg

Cận cảnh


IMG_0281.jpg
 
IMG_0288.jpg



IMG_0293.jpg



IMG_0295.jpg



IMG_0303.jpg

Dân rệp ra biểu diễn kiếm tiền, nhưng cũng có thể cô nàng Esmeranda này cũng kiêm luôn nghề hai ngón. Không hiểu dân Nhật du lịch làm sao sống nổi với bọn này?


IMG_0305.jpg
 
IMG_0339.jpg



IMG_0340.jpg

Vợ chồng em đi tiếp tới ga Passy để xem tháp Eiffel. NGhe nói nhà bà Trần Lệ Xuân ở gần khu này. Đây là Nhà hát Quốc gia


IMG_0341.jpg

Họa tiết trang trí. Châu Á được chọn là Kampuchia


IMG_0342.jpg

Còn đây là Châu Âu


IMG_0348.jpg

Tour de Eiffel. Tiêu biểu cho sự táo bạo tư duy. Xây dựng kỷ niệm 100 năm Đại Cách Mạng Pháp. Tk 19 là tk lãng mạn cuối cùng của loài người. Nhưng nó cũng là tk của Đại Cách Mạng Công nghiệp, khi các nhà máy sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá rẻ, chất lượng, đồng bộ. Nước Pháp khi đó vẫn còn đâu nỗi nhục bại trận trước Đức-Phổ của Thủ tướng Bismark. Clemanceau đang huỳnh huỵch viết báo phê phán bất cứ ai, tả xã hội-cộng sản hay là hữu bảo thủ, bất cứ ai dám đi ngược lại những nỗ lực giúp nước Pháp trả hận đế quốc Đức. Trong không khí đó thì Hội chợ quốc tế tổ chức tại Paris năm 1889. Nước Pháp cần có 1 biểu tượng của thành công, của văn minh, của hy vọng, của tương lai. Khi kỹ sư Gustave Eiffel trình phương án, ôi thôi bao nhiêu là văn sĩ, nhạc sĩ, triết gia, chính trị gia, lang thang vô công gia... nhao nhao phản đối: thằng chết dịch, thằng con hoang nào dám trồng giữa Paris hoa lệ, thanh nhã cái cột thép sừng sững như vậy? Thế nhưng, mục tiêu chính trị xã hội như đã nêu luôn phải thắng thế. Eiffel rõ ràng là biểu tượng chân chính cho thời đại công nghiệp cuối 19-đầu 20, với sắt thép xây dựng, với kỹ thuật cơ kếu cấu, kỹ thuật hàn, đi tán, vật liệu v.v. vô cùng tiên tiến. Vả lại, nét duyên dáng do chiếc rèm đăng ten thép uốn lên nền trời xanh phải chăng vẫn giữ được đặc trưng trang nhã của kinh đô Paris. Một lần nữa, kiến thức và tư duy táo bạo đã chiến thắng lịch sử, chiến thắng tư tưởng bảo thủ. Ở Việt Nam, tư duy đột phá chỉ chiến thắng bảo thủ khi xã hội đã phải trả giá nặng nề, hoặc là khi có thế lực bên ngoài thò bàn tay lông lá can thiệp vào hệ cấu trúc xã hội đóng kín.

IMG_0355.jpg

Thiên hạ lăn lộn ngắm tháp

Không ở đâu sản phẩm trí tuệ bị xem thường như ở ta. Báo Tuổi Trẻ đầu tuần trước đăng bài về 1 cô gái trẻ đẹp dịch toàn bộ 1 tiểu thuyết truyện chưởng và gán hết bản quyền dịch của mình cho NXB Phụ Nữ, cốt sao cho sách được giảm giá và tác phẩm dịch của mình được đăng. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=337457&ChannelID=61 Thoạt nhìn ta rất phục người dịch giả, nhưng nếu biết được là giá thành bản quyền dịch 1 trang A4 có 40 ngàn đồng (giá của 1 NXB nổi tiếng VN) thì mới thấy hết sự bất hợp lý của bản quyền ở VN. Không biết tôn trọng chân tri thức vốn gắn liền với lịch sử của ta, nay đã phát triển phồng to theo đà toàn cầu hóa. Hậu quả dễ thấy: nước ta sẽ không sản xuất được sản phẩm trí tue65t hàm lượng cao, sẽ chỉ còn biết bán công rẻ mạt, còn phần váng sữa bổ béo tất thuộc về những kẻ thông minh, có học thức hơn. Đầu óc ngu si tứ chi phát triển.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,563
Bài viết
1,153,686
Members
190,125
Latest member
johnauston54
Back
Top