What's new

Xe đạp về nguồn

Đã lâu không đi phượt thực sự dù thời gian gần đây, tôi ra Bắc vào Nam cũng nhiều. Những chuyến đi công tác với lịch kín mít những gặp gỡ, làm việc và ăn uống. Có đến chỗ này, chỗ kia một tí nhưng thực sự chả có chút thời gian nào để chơi, để phượt thành ra dù đã đến đó, ở đó nhưng cũng không tìm hiểu được gì nhiều:)). Nói trắng ra là không phải phượt.

Tôi đi phượt thường hay độc hành, rất ít khi đi với gia đình và bạn bè. Sở dĩ vậy không phải tôi có ý gì mà cái chính là muốn được tự mình trải nghiệm, tự mình quyết định, tự mình đi đứng, ăn, ngủ, nghỉ theo cách của mình. Mà khổ nỗi, cái cách đi của tôi ít ai muốn theo vì nó bụi quá, khác quá:(.

Gần đây, tôi bỏ cả xe máy và tham gia hội "xe độp" để nâng cao sức khỏe. Không những tôi mà cả nhà tôi đều chuyển sang xe đạp. Cứ cuối tuần, chúng tôi lại lượn lờ đạp xe quanh xóm hay kèm mấy sắp nhỏ đi đá bóng... thấy cuộc sống chậm được một chút.

Lang thang vùng đông bắc và tây bắc cũng nhiều, được thấy nhiều cảnh nước non hùng vĩ. Đã có lần ngồi thử bên cái bàn đá ở Pắc Bó-Cao Bằng vì nghe tây nó đồn, ai ngồi vào đó sẽ thành chủ tịch nước:T. Tồi thì không mơ điều đó mà chỉ có mong muốn, lúc nào mấy đứa con lớn thì đưa chúng nó đi Phượt giống mình.

Cuối cùng thì năm nay, tụi nhỏ cũng đã lớn, biết bơi và đi được xe đạp thành thạo nên tôi quyết định cho chúng đi về nguồn, vừa là học lịch sử, vừa rèn luyện kỹ năng sống như là phần thưởng cho kết quả học sinh giỏi. Thực ra phần thưởng này hơi quá sức đối với chúng vì nó gian khổ như một kỳ học quân đội, hơn là được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả mới kết thúc vào ngày 31.05

Tôi lên lịch để tụi nhỏ có thể về nguồn được an toàn nhất bằng xe đạp. Sau hai tuần liên hệ cuối cùng chúng tôi đã lên đường. Chúng tôi đã qua ngày đầu tiên và hiện giờ tụi nhỏ đang ngủ say sau ngày đầu chiến bằng xe đạp trên con đường lở lói đầy bụi ở Sơn Dương.

Đoàn gồm 5 cậu con trai từ 9-12 tuổi có 2 người lớn đi kèm sẽ đi xe đạp một vòng quanh chiến khu Tân Trào-Sơn Dương-Tuyên Quang, sau đó về Thủ đô Kháng chiến ATK Định Hóa-Thái Nguyên.

Tôi muốn chia sẻ cung này để mọi người tham khảo nếu có điều kiện tổ chức cho các con.
 
Sau khi tham quan đình Tân Trào, chúng tôi cho các con về nhà nghỉ ngơi vid trời cũng đã nắng. Nhà mà chúng tôi ở là nhà của cụ Hoàng Trung Dân, một gia đình người Tầy ở thôn Tân Lập (trước đây là thôn Kim Long) xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.

Cụ Dân nay đã mất, chỉ còn con dâu cụ là bà Thu năm nay cũng trên 80 tuổi, sống với anh con út sinh năm 1974. Tại nhà của cụ, từ tháng 5 đến tháng 8.1945 là nơi làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp và các chiến sĩ trước khi đón bác hồ về Tân Trào. Nhà này đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh và được tu bổ tôn tạo rất khang trang.

Bằng chứng nhận

100_3877.jpg


Góc lưu niệm trong ngôi nhà


100_3878.jpg


Bàn thờ gia tiên và cụ Dân


100_3874.jpg
 
Ngôi nhà sàn làm bằng gỗ lợp lá cọ rất rộng rãi và thoáng mát. Hai bên sườn có sàn gỗ để nằm, ở giữa lát loại bương (một loại tre) đập dập, để cả cây từ bên này qua bên kia. Đi trên sàn này hơi rung ring. Do ở dưới là chỗ sinh hoạt chung nên có thêm một lớp trần la phông bằng tôn nên phía trên rất kín.

Chúng tôi ở lại trong ngôi nhà này 7 tối và ngủ trên sườn phía phải lát gỗ. Do đó, mọi người đi lại trong nhà chúng tôi không bị rung tí nào. Nhờ đó, bọn trẻ có thể ngủ được ngon hơn mỗi khi có người đi lại trong nhà.

Ở nhà sàn, đây là lần đầu tiên nên các con rất thích. Nó rộng rãi, thoáng mát và lại được sinh hoạt cùng tập thể nên nhũng ngày đầu, các con cứ trèo lên, xuống mãi. Trải nghiệm ở nhà sàn, dù nằm trên sàn gỗ, khác xa đệm êm ở thành phố nhưng tuyệt nhiên không đứa nào kêu ca gì.


100_3881.jpg



100_3882.jpg



100_3883.jpg
 
Phía dưới ngôi nhà sàn là nơi uống nước và bày cỗ bàn mỗi khi có khách. Người cháu cụ Dân dùng nhà này mở dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm ở trọ, nhà hàng...rất đông khách nhưng nhìn chung, muốn ăn phải đặt trước vì chợ ở xa.

Khi có cỗ bàn, người ta dùng chỗ này để bày cỗ. Chúng tôi sinh hoạt ở đó, bữa đầu đặt chủ nhà nấu cơm. Sau thấy bọn trẻ con khó ăn, lại không biết nấu thế nào cho phù hợp nên gia đình chủ nhà để chúng tôi tự nấu cho các con. Và mỗi bữa ăn, chúng tôi ăn ở dưới sàn hoặc dọn lên nhà trải chiếu ngồi trên sàn bương.


100_4043.jpg



100_4047.jpg



IMG_0330.jpg
 
Tất nhiên ở nhà sàn này thì không tiện nghi như ở nhà nhưng rõ ràng với một chuyến đi dã ngoại thì nó tương đối thoải mái cho các con. Hơn nữa ngôi nhà này cũng có ý nghĩa lịch sử nhất định.


100_3879.jpg



100_3885.jpg
 
Trong nhà cụ Hoàng Trung Dân có tấm ảnh một ông Đại tá già. Đó là ông Nguyễn Việt Cường ở Đông Viên, Chợ Đồn, Bắc Kạn. Lần đọc thông tin ở đây với dòng chữ xác nhận của Cụ Giáp mới rõ lai lịch cụ Cường.

Cụ Cường người Tày (người Tày họ Nguyễn là câu chuyện dài), vốn học y tá trường Pháp ở Hải Dương. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, trường giải tán nên ông Cường về quê. Tại đây, ông được Việt Minh giác ngộ và theo cách mạng. Từ quê nhà, ông vượt qua đèo So, về Định Hóa rồi sang Sơn Dương. Tháng 8 năm 1945, trước khởi nghĩa, Bác Hồ bị bệnh rất nặng, sốt cao lại rét. Bác phải nằm ra cái nong lớn rồi phơi nắng. Trước đây, mọi người chỉ nói nhờ ông Lang Chỉ trong vùng bốc lá thuốc chữa bệnh cho bác. Sau này (2010) người ta biết thêm có ông Cường là người đã tiêm cho bác 2 mũi thuốc để chữa bệnh.

Ông Cường cũng là người đánh máy bản Quân lệnh số 1 lệnh cho đội Việt Nam Giải phóng quân tiến về giải phóng Hà Nội.


100_3876.jpg
 
Chuyến đi ý nghĩa và hoành tráng quá đối với lứa tuổi thiếu nhi như các cháu. Ông bố các cháu thật là dũng cảm và ... tôi không biết phải dùng từ nào để nói lên hành động của anh. Chúc anh và các cháu có những chuyến đi thành công mang ý nghĩa.
 
Như đã viết phía trên, để quản lý và đảm bảo an toàn cho 5 đứa con, chúng tôi có 02 người lớn là tôi và một mẹ nữa cũng có 02 đi trong đoàn giúp lo các phần tổ chức, hậu cần (nấu nướng, tắm giặt, dọn dẹp…) và thu dung. Ai đi bộ đội, hiểu thu dung là thế nào chắc không cần phải giải thích. Ở đây, với chúng tôi thu dung có nghĩa là khi dẫn cả đoàn đi, có con nào mệt quá không đạp được xe nữa thì các con sẽ lên xe tôi trở, còn mẹ phải vào thế chỗ để đạp xe về. Đây là việc không hề dễ dàng khi đạp xe dưới trời nắng.

Ở các nơi các con đến, mẹ đảm nhiệm việc quay phim. Tối đến, mẹ kể chuyện cho các con ngủ và ghi nhật ký.

Nói thực lòng, không có thêm sự hỗ trợ đắc lực của người bạn đồng hành này, chắc chắn tôi không thể quản lý được 05 cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi nghịch, tuổi lớn như này.

Từ bài này trở đi, tôi sẽ đưa thêm phần nhật ký của mẹ vào mỗi hành trình của các con.



100_3814.jpg


100_3862.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,571
Bài viết
1,153,754
Members
190,130
Latest member
lam_phuotthu
Back
Top