What's new

Xe đạp về nguồn

Đã lâu không đi phượt thực sự dù thời gian gần đây, tôi ra Bắc vào Nam cũng nhiều. Những chuyến đi công tác với lịch kín mít những gặp gỡ, làm việc và ăn uống. Có đến chỗ này, chỗ kia một tí nhưng thực sự chả có chút thời gian nào để chơi, để phượt thành ra dù đã đến đó, ở đó nhưng cũng không tìm hiểu được gì nhiều:)). Nói trắng ra là không phải phượt.

Tôi đi phượt thường hay độc hành, rất ít khi đi với gia đình và bạn bè. Sở dĩ vậy không phải tôi có ý gì mà cái chính là muốn được tự mình trải nghiệm, tự mình quyết định, tự mình đi đứng, ăn, ngủ, nghỉ theo cách của mình. Mà khổ nỗi, cái cách đi của tôi ít ai muốn theo vì nó bụi quá, khác quá:(.

Gần đây, tôi bỏ cả xe máy và tham gia hội "xe độp" để nâng cao sức khỏe. Không những tôi mà cả nhà tôi đều chuyển sang xe đạp. Cứ cuối tuần, chúng tôi lại lượn lờ đạp xe quanh xóm hay kèm mấy sắp nhỏ đi đá bóng... thấy cuộc sống chậm được một chút.

Lang thang vùng đông bắc và tây bắc cũng nhiều, được thấy nhiều cảnh nước non hùng vĩ. Đã có lần ngồi thử bên cái bàn đá ở Pắc Bó-Cao Bằng vì nghe tây nó đồn, ai ngồi vào đó sẽ thành chủ tịch nước:T. Tồi thì không mơ điều đó mà chỉ có mong muốn, lúc nào mấy đứa con lớn thì đưa chúng nó đi Phượt giống mình.

Cuối cùng thì năm nay, tụi nhỏ cũng đã lớn, biết bơi và đi được xe đạp thành thạo nên tôi quyết định cho chúng đi về nguồn, vừa là học lịch sử, vừa rèn luyện kỹ năng sống như là phần thưởng cho kết quả học sinh giỏi. Thực ra phần thưởng này hơi quá sức đối với chúng vì nó gian khổ như một kỳ học quân đội, hơn là được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả mới kết thúc vào ngày 31.05

Tôi lên lịch để tụi nhỏ có thể về nguồn được an toàn nhất bằng xe đạp. Sau hai tuần liên hệ cuối cùng chúng tôi đã lên đường. Chúng tôi đã qua ngày đầu tiên và hiện giờ tụi nhỏ đang ngủ say sau ngày đầu chiến bằng xe đạp trên con đường lở lói đầy bụi ở Sơn Dương.

Đoàn gồm 5 cậu con trai từ 9-12 tuổi có 2 người lớn đi kèm sẽ đi xe đạp một vòng quanh chiến khu Tân Trào-Sơn Dương-Tuyên Quang, sau đó về Thủ đô Kháng chiến ATK Định Hóa-Thái Nguyên.

Tôi muốn chia sẻ cung này để mọi người tham khảo nếu có điều kiện tổ chức cho các con.
 
Thử thách đầu tiên với bọn trẻ ngày đầu là đi từ Láng Hạ ra Mỹ Đình. Xuất phát lúc 12h10 dưới cái nắng như đổ lửa của Hà Nội, chúng tôi dự định có mặt tại Bến xe Mỹ Đình lúc 13h00. Nhưng sự việc đã vượt ra ngoài tính toán. Đường quá đông và nhiều ngã tư khiến các cậu bé đi rất chậm. Trong đoàn có cậu bé nhất chỉ đạp được khoảng 3 km là đã mệt rồi. Rất may có mấy mẹ đi tiễn bằng xe máy cho nên để kịp giờ xe, đã bốc cả con và xe đạp nên xe máy để chạy ra bến xe cho kịp.

Những cậu còn lại cũng phải kèm rất chặt mới đến được bến xe lúc 13h10. Cổng chính không cho xe vào mà chúng tôi phải đi cổng sau. Cổng sau cũng có biển cấm xe máy thành ra đoàn bị ách lại. Một thằng bặm trợn rất khoát không cho đoàn mang xe vào dù chúng tôi đã giải thích phải mang xe vào để gửi ô tô. Nó muốn chúng tôi phải thuê dịch vụ bốc vác của chúng nó chứ không cho tự vào. Tôi thì cứ đi, trông tôi cũng ngầu chứ không vừa. Kính đen, quần hộp rằn ri, áo phanh ngực nên thằng kia cứ lầu bầu chửi bới chứ không dám động vào tôi và bọn trẻ.

Cuối cùng các con cũng đến được nhà xe sau khi rất vất vả tìm kiếm trong bãi xe rộng mênh mông, xe cộ đi lại lộn xộn như đèn cù. Chỉ còn vài phút là xe xuất bến. Chúng tôi lại hối hả bốc xe đạp và xe máy lên xe. Mồ hôi đầm đìa với đống hành lý, cuối cùng chúng tôi cũng lên được xe an toàn. Xe này loại 47 chỗ rất to. Gặp đúng hôm 02.06 thi tốt nghiệp THPT thành ra xe rất vắng, ngồi rất thoải mái.

Các cu cậu được bài học đầu tiên khi ra ngoài xã hội: Có những người luôn muốn gây khó dễ cho người khác.

Bài học kinh nghiệm cho tất cả các bác là: Khi muốn gửi xe đạp, xe máy lên ô tô, hãy gọi nhà xe cho người đón ở cổng đưa vào hoặc để họ thương lượng với bọn kia. Khi đó mình dễ thở hơn:gun
 
Từ Hà Nội, xe qua đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài, rẽ vào quốc lộ 2 đi Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Sau đó qua Quốc lộ 2C để về Quốc lộ 37 đến Thị trấn huyện Sơn Dương-Tuyên Quang. Đoạn QL 2C đường đang làm lại quá xấu. Bon trẻ con cư bị lắc lư liên tục nhưng không đứa nào bị say xe. Đó là do hàng ngày, chúng đều đi xe tuyến đến trường học nên quen. Trong khi đó, nhiều cậu thanh niên ngồi phía trên liên tục gọi m...e...oe.

Đường xấu thành ra đoạn đường 130 km xe đi hết gần 4h. Đến Sơn Dương chúng tôi đi kiếm ngay chỗ ăn cho các con vì biết vào đến Tân Trào sẽ tối và chẳng có gì ăn. Ở ngã ba đi Tân Trào, chúng tôi thấy có quán cơm bình dân nhưng chẳng có khách nào liền vào đặt cơm. Bà chủ có vẻ xởi lởi vì thấy lũ trẻ con lạ nên cứ mời ăn hết cái này cái kia.

100_3815.jpg


Cuối cùng chúng tôi gọi một đĩa cá suối, rau muống luộc với cà muối, 2 cái bánh bao chiên nhân đường và một đĩa trứng tráng. Bọn trẻ con cũng không ăn được mấy vì không hợp khẩu vị của chúng. Với lại, chúng tôi cũng muốn nhanh để đi cho sớm vì từ đây vào Tân Trào còn hơn 15 km đạp xe.


100_3813.jpg


Sai lầm của chúng tôi là tin người và không hỏi giá trước, khi ăn xong thanh toán mới tá hỏa khi con mẹ kia đòi 300k cho bữa ăn trên. Chúng tôi làm ầm lên và chửi con mẹ đó tham, ăn của mấy đứa trẻ con cũng chẳng tốt đẹp gì. Con mẹ kia cũng không vừa. Nó nói đã ghi thế này, thế kia. Tôi đòi xem mụ tính kiểu gì thì mụ cứ lật mãi cuốn sổ nhàu nát nhưng chả thấy mụ ghi cách tính thế nào mà lại ra từng ấy tiền. Thế là mụ lại tẽn tò kê các món ra để tính đủ 300k.

Chúng tôi không muốn đôi co nên trả quánh và đi cho nhẹ nợ nhưng trong lòng thấy gợn về cái nhân tình thế thái nơi này, thành ra nghi ngờ cảnh giác cả với những người khác.

Đây, các bác nhìn kỹ mụ này. Nếu có lảng vảng tại Thị trấn huyện Sơn Dương thì hãy cạch mặt mụ ra.


100_3816.jpg
 
Từ Sơn Dương vào Tân Trào khoảng 15-16km chúng tôi quyết định cho 2 cậu 9 tuổi đi xe ôm vì chắc chắn các cậu không đạp được con đường xấu và dốc kia. Thành ra phải thuê 2 xe ôm để chở người, xe đạp và hành lý. Vì bị mụ hàng cơm lừa nên chúng tôi mất rất nhiều thời gian thuê xe. Cuối cùng, 6h15 mới bắt đầu xuất phát. Tôi kèm 3 cậu 12 tuổi (cùng học lớp 6A3 trường THCS Đoàn Thị Điểm) đạp xe về Tân Trào. Tôi biết các cu cậu chưa bao giờ đi trên con đường khó như này. Ở Hà Nội, có đạp xe quanh xóm thì cũng toàn đường nhựa, phẳng lì chứ ở đây, đất đá lổn nhổn, đèo dốc bụi mù thành ra trong cả quá trình đi, vừa động viên vừa sửa xe cho các con đi được dễ dàng nhất.

Trong 3 xe đạp, thì 2 cái khung cao, đạp rất nhanh và có đèn và 1 cái khung thấp không đèn, lốp gai to thành ra đi rất chậm. Tôi luôn đi sau để động viên và chiếu sáng bằng ánh đèn xe máy để cu cậu đi được dễ dàng, đồng thời để 2 bạn kia đợi đi cùng cả nhóm. Trời tối hẳn, đường vắng tanh, hai bên cây cối rậm rạp, cứ đến ngã ba tôi lại cẩn thận đợi người để hỏi đường đi cho chắc ăn. Cuối cùng, gần 8PM chúng tôi cũng đến được nhà ông Hoàng Trung Dân-Thôn Tân Lập-xã Tân Trào. Các con nghỉ một lúc rồi tắm giặt và đi ngủ.

Tôi hỏi chúng ngày đầu tiên thế nào thì tất cả đều nói rất vui và chẳng mệt tí nào. Mình thấy ngày đầu đã ổn nên cũng vui cùng các con.

Sáng hôm sau, ngày đầu tiên ở ATK Tân Trào, cho các cu cậu đạp xe đi ăn sáng. Hôm qua đến lúc tối thành ra không ai thấy. Bỗng sáng nay có đoàn trẻ con đạp xe đạp, thành ra mọi người đều nhao ra xem.

Bún thịt lợn không ngon như ở nhà nhưng các cậu cũng hào hứng ăn.


100_3820.jpg



Và cũng cụng li bò húc hô 1..2..3 dzô như người lớn​
100_3829.jpg
 
Vì những phượt thủ tương lai, thật hâm mộ một người cha như anh. Nhìn mà tủi thân cho hồi nhỏ chả được ai chỉ dạy tận tình cả, đến khi lớn rồi mới tự mày mò mà đi.
 
Điểm tham quan đầu tiên là Đình Tân Trào, nơi quốc dân đại hội họp ngày 16-17.08.1945 ra lệnh tổng khởi nghĩa và bầu chính phủ lâm thời. Các con đứng bên ngoài cổng chụp chung kiểu ảnh với đầy đủ xe đạp và đồ nghề. Đây là bức ảnh duy nhất mà cả đoàn chụp với nhau như vậy.

100_3834-1.jpg

Nói về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa đìnhTân Trào, thông tin thì rất nhiều. Cái tôi muốn kể và gợi mở cho các con về lịch sử thiên nhiều về những thứ chúng không dễ tìm theo con đường chính thống. Ví dụ tạo sao chính phủ được thành lập lại là Lâm thời, tại sao các đoàn đại biểu Bắc-Trung-Nam không đến họp được đủ, tại sao Hà Nội không nhận được lệnh khởi nghĩa mà vẫn khởi nghĩa, ai là người quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. Tại sao trong thời gian dài họ không được nhắc đến...


100_3838.jpg


Bọn trẻ cũng không quan tâm nhiều lắm đến lịch sử đâu, cần phải có cách khơi gợi mới lôi cuốn được sự chú ý của chúng. Tôi cũng cố làm mọi cách, kể cả đánh đố để gợi sự tò mò...

Phía đường vào Đình Tân Trào có rất nhiều cây xanh với những cái biển con ghi tên người trồng. Tôi cũng hỏi chúng có biết tại sao người ta lại thích lên đây trồng cây và để lại cái biển kia không? Một cậu bé trả lời một cách ngộ nghĩnh là chắc các bác điền tên để sau này còn kể công là mình đã trồng được một cây xanh ở đây=))


100_3839.jpg
 
Trước đình Tân Trào có một tấm biển xi-măng to trên có ghi về việc thành lập chính phủ Lâm thời. Tôi cố gắng giải thích với các con cái chữ lâm thời kia có nghĩa là một dạng tạm thời, tự phong. Tình hình nước ta khi đó Pháp đã bị Nhật đảo chính, Nhật đầu hàng đồng minh, chính quyền phong kiến Bảo Đại bù nhìn thành ra nước ta có một khoảng trống quyền lực. Việt Minh lúc đó đứng ra triệu tập Quốc dân đại hội (cũng là tự gọi) để thành lập chính phủ Lâm thời đứng lên lãnh đạo nhân dân giành độc lập.

100_3841.jpg



IMG_0305.jpg

Các con cũng được kể rõ là lúc mới giành độc lập, mặc dù rất khó khăn, thù trong giặc ngoài nhưng Bác Hồ đã cố gắng tổ chức tổng tuyển cử để xóa bỏ chữ "Lâm thời" trước chữ Chính phủ. Đó cũng là lý do tại sao, khi mới ra đời, Nước Việt Nam mới chẳng được ai công nhận về ngoại giao bao gồm cả Liên xô (trừ một nước duy nhất mà người đứng đầu là bạn của bác).
 
Các con vào đình, nghiêm trang hành lễ trước bàn thờ. Cái mà chúng tôi mong muốn ở các con là khi đứng trước bàn thờ đình Tân Trào, các con nhớ và biết ơn các vị tiền nhân, những người đã cống hiến cho tổ quốc và dân tộc để các con có được những điều tốt đẹp như ngày hôm nay.

100_3848.jpg



100_3844.jpg
 
Kể cho các con nghe câu chuyện lịch sử ít người nhắc đến, đó là Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào ngày 17-18.08.1945 và thông qua lệnh tổng khởi nghĩa. Nhưng vì rất nhiều lý do như đường xá xa xôi cách trở, đi lại khó khăn nên đã có nhiều đoàn đại biểu không đến được Đại hội. Tuy nhiên, không vì thế mà chính phủ lâm thời không được thành lập và lệnh tổng khởi nghĩa không được ban ra.

Điều ngạc nhiên là ở ngay Hà Nội, Khởi nghĩa đã nổ ra trước cả khi nhận được lệnh của trung ương và rất may mắn đã thành công mỹ mãn. Khi đó, bí thư sứ ủy Bắc kỳ đi họp ở Tân Trào, mang lệnh về đến nơi ngày 19.08 thì Hà Nội đã khởi nghĩa song. Ai đã lãnh đạo vậy? Mãi gần đây người ta mới công khai ghi nhận công lao cho ông Nguyễn Khang và Trần Tử Bình với vai trò lịch sử hạn chế. Lịch sử cũng nhiều đoạn lắt léo nhưng thôi, dùng ở đó thôi, các con đâu cần biết kỹ hơn làm gì.


IMG_0312.jpg



100_3849.jpg



100_3865.jpg
 
Chúng tôi chụp chung một kiểu ảnh trước đình rồi mỗi cậu chụp một kiểu ngồi trên sạp gỗ làm kỷ niệm. Thay mặt các con, chúng tôi không quên góp một phần nhỏ công đức vào việc tôn tạo giữ gìn di tích mà khi vào tham quan khu này chúng tôi đã được miễn.


100_3866.jpg


100_3852.jpg


100_3853.jpg



100_3856.jpg



100_3855.jpg



100_3854.jpg
 
Trước cửa Đình Tân Trào có hòn đá thề. Đây là nơi linh thiêng đối với các con nên tôi bảo các con chụp chung một hiểu ảnh ở chỗ này với bàn tay đặt lên hòn đá như các bậc tiền nhân trước đây đã đặt.

Tôi muốn chúng có một khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn, để có được sự quyết tâm, cố gắng thực hiện các mong ước của bản thân. Mong ước của chúng, chúng phải tự lỗ lực đạt được. Chúng tôi chỉ là những người tạo điều kiện để chúng có thể biến các ước mơ của chúng thành hiện thực mà thôi.

Và ở đây, có thể là những bước dài trên con đường đó.


IMG_0309.jpg



100_3858.jpg



100_3859.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,380
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top