What's new

[Chia sẻ] Xe touring là gì ? Tại sao bạn lại cần ráp 1 chiếc touring ?

5. Đi xa đem theo gì ?

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đem theo gì trước 1 chuyến đi xa, vì đem quá nhiều thì nặng xe, đạp đuối, mà đem thiếu thì rắc rối .

Sau đây là list đồ mình thường đem theo khi đi xa, có thể quên hoặc thiếu gì đó, mong các bạn bổ sung dùm nhé .

+ Tiền : Vấn đề đầu tiên :D
- Mỗi ngày mình thường đem theo khoảng 500k, xài hết thì hôm sau kiếm ATM rút, nên chú ý thấy ATM ở tp lớn thì rút liền vì có thể bạn sẽ đi đến những chỗ ko có ATM
- Nên chuẩn bị tiền lẻ, đi ở những nơi hẻo lánh mà móc tờ 500k ra mua chai nước 5k dễ bị chửi đó, nếu ATM nhả ra tờ 500k thì kiếm chỗ nào to to bự bự đổi hoặc mua gì đó để có tiền lẻ .
- Nên nhét 100 - 200k + 1 thẻ ATM khác vào 1 chỗ nào đó, phòng trường hợp rớt ví thì vẫn còn có thể rút tiền dc. Đợt mình đi Nha Trang, đến Phan Thiết thì rớt đâu mất cái thẻ ATM, phải nhờ bx gửi thẻ khác ra Cam Ranh rồi đạp ra lấy .
- Hạn chế móc ví show hàng ra ở những chỗ đông người, và cũng là để hạn chế để quên, rớt ví, mình thường để vài chục đến 100k ở túi ngoài, uống nước, ăn cơm gì thì móc ra trả .

Và quan trong nhất là câu hỏi thường gặp nhất là : Xe này giá nhiu em ? Đừng khai thật giá trị chiếc xe của bạn, mình thường nói xe em 5 6triệu ah .

+ Trang phục :
Mình thường đem theo 2 bộ đồ đạp xe ( quần bỉm + áo tay dài ) + 2 áo thun + 2 quần đùi

DSC00255 by Nam Nguyen, on Flickr

áo mình hay mặc áo loại cho MTB, ưu điểm là mau khô, tay dài che nắng dc, nhẹ, mát, khuyết điểm là nó ko có túi .
Quần thì mình mặc loại bỉm ngoài, nhưng touring đúng kiểu thì phải chơi quần sọt loại quần mau khô, nhìu túi, với xe xài yên brooks thì ko cần bỉm, mà thôi nhà ko có điều kiện thì đành chịu.

Mỗi thứ mang 2 bộ, cứ tối đến thì chịu khó ngồi giặt rồi phơi trong phòng trước máy lạnh, hoặc có cục nóng máy lạnh ở ngoài càng tốt, nếu chưa khô thì hôm sau máng trên baga xe đạp vài tiếng là khô.

Áo thun thì lựa loại mỏng thôi và mau khô, nên lựa áo màu sáng vì nếu tối có mặc đạp thì vẫn dễ nhận ra .
Quần đùi thì 1 cái mỏng mỏng mặc đi ngủ, 1 cái dài dài ngang đầu gối để có gì cần gặp gỡ các bạn gái thì cũng đỡ ngượng .

À và 1 vấn đề tế nhị là đạp xe thì có mặc xịp ko ? Mình mặc bỉm thì ko mặc xịp, đạp khó chịu lắm, nó hầm và cấn, thả rông cho nó thoải mái .

Nón : trước mình hay đội nón bảo hiểm, nhưng h chuyển sang đội nón tai bèo. Dân touring đi xa cũng ít ai đội nón bảo hiểm mà đội tai bèo vì các lí do sau :

+ Nhẹ - mát, che nắng dc
+ Gấp gọn nhét vào túi dc
+ Có thể thấm mồ hôi, tránh mồ hôi chải xuống mặt
+ Đi mưa thì nó cũng che dc 1 phần, ko như nón bảo hiểm nước nó chảy xuống đầu rồi chảy vào trong áo
+ Touring ko đạp nhanh như road, cũng ít offroad nhiều như MTB nên xác xuất té cũng ít

Nhưng nói gì thì nói, trong trường hợp có té thì nón BH vẫn sẽ bảo vệ bạn tốt hơn nón tai bèo, mình ko khuyên các bạn chọn loại nón nào, cái đó tùy vào sở thích của các bạn .

Kính :
DSC01342 by Nam Nguyen, on Flickr

Đi xa thì ko thể thiếu kính mát, mình đang dùng kính loại này, chả nhớ hiệu gì, mua 400k nhưng xài rất okie, nó nhẹ, rớt xuống nước vẫn nổi, và rất kín, trời mưa nước mưa ko lọt vào dc, đeo mát mắt . Mình xài gần 10 tháng rồi, kính vẫn trong và nhìn rõ

Đi xa bạn phải có kính mát, 1 là để đỡ chói mắt, 2 là bảo vệ mắt bạn trước bụi, côn trùng, có 1 số con đường côn trùng nó bay loạn xạ, nó bay trúng mắt rất nguy hiểm

Mình cũng thường đem theo 2 cái khăn trùm đa năng, dùng thay khẩu trang che bụi, che nắng

ah có 1 cái típ nhỏ, dù hơi mất vệ sinh, là trời nắng quá thì bạn cứ dấp nước lên khăn trùm, ống tay, chạy mát lắm, nhưng tối về nhớ giặt cho sạch .
 
Last edited:
DSC09865 by Nam Nguyen, on Flickr

Để an toàn hơn thì bạn cũng nên đem theo cái áo phản quan, áo này rất gọn nhẹ, là áo lưới nữa nên mặc rất mát, giá khoảng 40k

Găng tay : Cái này thì chắc ko phải nói, ai đạp xe cũng có rồi, găng tay nên lựa loại có đệm gel cho êm .

Ống tay + ống chân :
DSC05746 by Nam Nguyen, on Flickr

mặc áo tay dài nhưng mình luôn thủ theo ống tay, trong trường hợp cần mặc áo thun tay ngắn thì vẫn có thể đạp dc, còn ống chân thì nên có, tour Nha Trang mình ko đem theo ống chân, đi về cái chân đen thui như cột nhà cháy . Khi đạp xe nên trùm càng kín càng tốt, 1 là tránh nắng chiếu trực tiếp có thể gây ung thư, bỏng da, 2 là làm đen da, về nhà bị vợ chê .

Giày thì mình đã nói ở trên rồi, chắc ko cần nhắc lại .

Ngoài ra bạn cũng nên đem theo 1 cái khăn mỏng, nhẹ để lau mặt, lau người

Áo mưa :
DSC05803 by Nam Nguyen, on Flickr

Áo mưa bạn nên mua loại chuyên dùng cho xe đạp, vì nó nhẹ, gấp gọn dc và có khả năng thoát hơi tốt, mình đang xài loại khoảng 350k, gấp lại thì chỉ bằng nắm tay, và rất nhẹ .

Mà thật ra mục đích của nó cũng chỉ để chống mưa tương đối, nếu đạp 1 đoạn ngắn thì okie, chứ đạp xa liên tục thì lát người bạn cũng ướt đẫm, 1 phần do mồ hôi ra, 1 phần do mưa ngấm vào, nó chi có tác dụng tránh cho mưa đập trực tiếp vào người và cho đỡ lạnh, nhưng vẫn phải có, vì đạp xe trong mưa ko có áo mưa rất dễ bệnh .
 
+ Các thiết bị điện tử, pin xạc dự phòng
Dĩ nhiên điện thoại là ko thể thiếu, ngoài vấn đề liên lạc thì chúng ta cần phải coi map, google các địa điểm đến, check in facebook, chụp hình tự sướng vvv... Nhưng các bạn nhớ đem theo 1 túi chống nước cho nó nhé, đợt đi mộc hóa vừa rồi mình tèo mất cái dth vì trời mưa. Nếu dc thì chơi những dòng active chống nước, chống sốc càng tốt .

samsung-galaxy-s6-active-r-1.jpg

thèm con SS S6 active lắm

nhưng mà hiện tại thì đang xài em này :

DSC00329 by Nam Nguyen, on Flickr

Pin xạc dự phòng :
Thời đại hiện đại nên cái gì cũng hại điện, dth bạn xài pin cao lắm dc 1 đến 2 ngày, nên đi xa bạn sẽ cần đến pin xạc dự phòng, thường thì 1 cục 10.000mah là đủ xài ( dung lượng thật )
cái này thì nên lựa hàng tốt tí, mình đang xài của Ihave boss, trước mua 850k mà h hình như còn 650k àh, ưu điểm là gọn, đẹp, hiệu suất chắc dc 80% hơn vì nó xạc dc con galaxy core, S5 cũng dc 4-5 lần, cái note 10.1 thì dc 2 lần rưỡi. Ngoài ra 1 thương hiệu khác là Anker cũng khá ổn, giá thì cao hơn 100-200k thì phải.
31-nDbRYXfL.jpg

nói chung đồ điện tử nên xài hàng tốt tốt tí cho yên tâm

ngoài xạc dự phòng thì mình cũng đem theo 8 cục pin AAA cho cái đèn pin, cái đèn này xạc trực tiếp dc trên thân đèn luôn nên ko cần đem xạc.
Mình cũng đem theo pin máy ảnh cho con nex7, tất cả những đồ điện tử mình thường bỏ vào 1 cái hộp chống nước cho an toàn .

Còn 1 thứ khác cũng khá hữu dụng khi đi xa là smart watch, mình đang xài con galaxy neo2

gear3_1_prod_0.png


con này đợt mua sale off có 1tr8, pin nó cũng dc 2-3 ngày, chống nước. Có nó bạn có thể đo nhịp tim, đo bước chân, nhận cuộc gọi đến và nghe dth mà ko cần móc dth ra, chuyển bài hát vvv.... khá là tiện, và nó cũng trâu bò,. Đợt mình đi Gò Công có bị té, đập nguyên cái mặt nó xuống đất mà ko sao, chứ lúc đó đeo con Buberry chắc bể nát rồi.

+Máy ảnh .
H thì chức năng chụp hình của dth quá mạnh rồi nên cũng tiện, nhưng mình thì vẫn thích chụp bằng máy ảnh hơn ( 1 phần vì cái dth galaxy core đang xài chụp xấu mù ). Combo mình hay đem đi là nex7 + cz 24 1.8. Combo này hoàn hảo cho những chuyến đi phượt bằng xe đạp : gọn nhẹ, pin khá trâu ( đợt đi Nha Trang mình xài chưa đến 2 cục dù chụp rât nhiều , trong khi con A7r thì chụp liên tục chỉ dc nửa ngày / cục, và lại khá cồng kềnh ), chất lượng ảnh thì tuyệt vời, đa số hình đi chơi mình đều xài combo này .

Nếu có chọn máy ảnh, theo mình nên dùng những dòng mirrorless nhỏ gọn như sony, fuji, hoặc mấy con super compact như sony RX chứ đạp xe mà vác theo mấy con DLSR thì đuối lắm, còn mấy dòng compact thường thường thì h chụp ko lại điện thoại luôn ấy chứ .

Đem theo máy ảnh thì bạn cũng nhớ có 1 cái túi chống nước cho nó, và 1 cây bút lau lens nhé .
 
Hình cuối bạn cuốn cái gì ở khung xe vậy, chống trầy sơn hay có tác dụng gì khác không?
Mình thấy hành trình một ngày mà đạp khoảng 200Km thì có vẻ không duy trì được lâu (với sức mình mặc dù mình đạp xe hàng ngày khoảng 25Km kết hợp chạy bộ hoặc bơi, tuần đá bóng 2 buổi nữa). Mình nghĩ nếu hành trình khoảng >3 ngày thì mỗi ngày chỉ nên đạp cỡ 120Km/6 tiếng thì còn có sức dự phòng cho những ngày phải đạp nhiều hơn 120Km.
Mình đồng quan điểm về vụ ăn/nghỉ và team đạp tour, cái trò này mất sức đổ mồ hôi nhiều mà ăn ngủ vạ vật quá thì đi tour không nổi. Mình cũng hay đi 1 mình nên vụ tiện đâu lều đó không ổn lắm vì lo thức canh đồ ngủ ko nổi, tốt nhất vào nhà nghỉ cỡ 150K/đêm tắm rồi nằm phè ra làm 1 giấc cho khỏe.
Về vụ xạc thiết bị, mình đang nhờ bạn chế một động cơ 12v gá vào bánh trước và chế thêm diot/mạch chuyển để vừa đạp vừa xạc điện thoại cho những tour đi rừng rú. Tính dùng cục dynamo mà nó ra dòng AC không xài đc, chế thì phức tạp.
 
+ Đồ ăn - mình đã nói ở trên rồi, mình chỉ bỗ sung thêm bài viết của anh Huy Nguyen về nước uống bù điện giải

Đang định viết tiếp loạt bài "Dân touring xài đồ gì" thì có anh bạn hỏi rằng trong cái bình Camelbak của mi khi đi touring thì mi uống cái nước quái quỷ chi mà lâu lâu "tau" thấy nó màu cam, lâu lâu lại màu xanh? Đoạn tiếp sẽ cho biết mình uống cái gì trong cái bình đó...



Thật ra khi đi touring mình ưu tiên uống nước nơi hàng quán bán sẵn cho đã khát...ví dụ như chanh muối, nước mía, nước dừa và đặc biệt khoái uống nước tăng lực và bia sệt...Tuy nhiên sau khi đã hơi ớn về các chất tạo ra các sản phẩm tăng lực và CSGT bắt đầu bắt hà hơi thổi ngạt kiểm tra nồng độ cồn luôn cho dân xe đạp (joking) thì mình đã giảm bớt tới mức có thể khi dung nạp các sản phẩm này.



Mình có 2 cái bình: 1 cái là bình giữ nhiệt (sẽ có bài mình sử dụng bình gì và tại sao?). Cái bình còn lại Camelbak Chill mình dùng để đựng nước bù electrolytes (nước bù điện giải).



Do đó bạn không cần phải đọc đoạn tiếp nếu bạn:

- Vận động không hơn 1 giờ đồng hồ;

- Chưa vọp bẻ khi đạp xe;

- Không quan tâm tại sao bị và cách để không bị vọp bẻ;

- Bạn chỉ đạp cung tầm 20-40km/ngày, tốc độ 10-15km/h, 1 hay 2 tuần mới đạp 1 lần và hạnh phúc với tần suất đạp xe như vậy;



Nếu bạn bắt đầu quan tâm làm sao để đạp được xa, đạp vui khỏe, tận hưởng thú vui xe đạp, nhất là các bạn sắp mon men vào chạy cent thì đọc tiếp...



Một trong những nguyên nhân vọp bẻ, đuối sức, lả người, ói tới mật xanh khi vận động liên tục là do mất cân bằng electrolytes trong cơ thể.

Vậy electrolyte là cái gì? Nó là chất hóa học tạo thành các ion trong cơ thể. Các ion này mang những năng lượng điện (electrical energy) tới các cơ giúp cho các chức năng của cơ thể hoạt động ở tần suất khả dĩ nhất. Hiểu nôm na electrolytes giống như dầu nhớt trong động cơ. Bản thân nó không làm động cơ chạy được nhưng là yếu tố không thể thiếu để cả hệ thống vận hành trơn tru. Thiếu hụt electrolytes sẽ làm các cơ căng cứng tới hạn mà dân mình thường gọi là vọp bẻ. Bỏ qua chuyện bị vọp bẻ thường xuyên ngay cả trong lúc...nằm vì bạn suy dinh dưỡng thiếu calci trầm trọng, mình chỉ để cập tới vấn đề vọp bẻ khi hoạt động "đỉnh cao" cơ. Không biết các bạn ra sao chứ mình sợ nhất vọp bẻ, nhất là vọp bẻ ngay mông...haha. Các vận động viên cũng không khác gì mình, họ cũng sợ nhất là vọp bẻ vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích khi tranh tài hay việc cải thiện thành tích khi tập luyện, hoặc hơn cả là tạo hình ảnh không hay chút nào: dân amateur, "yếu mà còn ra gió"....



Tại sao tôi bị thiếu hụt electrolytes? Nếu bạn vận động hơn 1 tiếng đồng hồ, vận động nhanh, mạnh, liên tục...hoặc vận động dưới trời nắng nóng thì electrolytes sẽ theo mồ hôi ra ngoài cơ thể. Lúc đó bạn vừa bị mất nước (hydration) vừa mất cân bằng electrolytes (electrolytes imbalance). Nhiều bạn chỉ nghĩ uống nước lọc hay nước suối để bù nước (dehydration) mà quên bù electrolytes (replenishing electrolytes ) chỉ vì đơn giản bạn chưa bị vọp bẻ bao giờ hoặc các cơ của bạn chưa tới điểm tới hạn. Nhưng nếu tiếp tục vận động trong tình trạng mất cân bằng electrolytes thì không sớm thì muộn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy các cơ bắt đầu yếu dần và rơi vào tình trạng "trên bảo dưới éo nghe" và dẫn tới vọp bẻ.



Dĩ nhiên là ngoài việc phải tập luyện thường xuyên để luyện cho các cơ quen dần với tần suất hoạt động nhanh, liên tục và dài với khối lượng vận động thích hợp từng người bạn còn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ các bữa ăn trước và sau quá trình vận động, có chế độ nghỉ ngơi thích hợp và đầy đủ để các nhóm cơ có thời gian hồi phục. Không có chuyện cứ đạp mãi, chạy mãi không ngừng nghỉ mà không vọp bẻ, không đuối sức cho dù đã cung cấp đầy đủ electrolytes và năng lượng như thế nào đi nữa.



Do bạn không thể dự trữ trước electrolytes trong cơ thể nên việc cung cấp electrolytes trong suốt quá trình vận động là việc phải quan tâm. Phương châm mình thường áp dụng khi đạp xe là "ăn khi chưa đói, uống khi chưa khát, và nghỉ khi chưa mệt"...quá trình này cần thực hiện định kỳ và liên tục. Ví dụ cứ 15 phút đạp xe mình uống một ngụm nước bù electrolytes ....Một trong những thức uống ưa thích và bù electrolytes thiên nhiên số một của mình là nước dừa. Tuy nhiên nước dừa không thể để lâu và để có lượng nước dừa đủ dùng trong suốt chặng là việc không kinh tế, "nhức não", khó có thể làm được đặc biệt khi bạn đi vào vùng không có trồng dừa ví dụ như ở châu Âu, hoặc lên Trường Sơn Tây, hoặc ở nơi dừa bán 30K một trái :). Do đó có sẵn các nước bù electrolytes bằng cách nào đó vừa nhẹ nhất và tiện dụng nhất là ưu tiên hàng đầu của mình mỗi hành trình và chắc là các bạn cũng vậy.
11427169_10204365338749939_167670964294593528_n.jpg




Việc này không cần phải lăn tăn vì các nhà khoa học đã nghiên cứu và các nhà sản xuất đã cho ra những thức uống thể thao sports drink cho các vận động viên ví dụ như Revive của Pepsi, Aquarius của Coca-Cola, Pocari Sweat của Otsuka Pharmaceutical, hoặc các viên sủi, bột sủi...bù electrolytes như GU Brew của GU hoặc Zero của High5. Các sản phẩm này thành phần và tỉ lệ các electrolytes và các chất cần thiết khác ví dụ Vitamin C, D, B6... được hòa chế vừa đủ không dư không thiếu cho mọi hoạt động. Việc tự pha chế thức uống bù electrolytes ví dụ như nước chanh/cam pha muối không đảm bảo tỉ lệ cần thiết và đôi khi gây ra phản ứng phụ nếu lượng pha không phù hợp như trong trường hợp bỏ nhiều muối quá sẽ tăng electrolyte sodium làm rối loạn chức năng thận...vv..



Sản phẩm viên sủi ở Việt Nam thường thấy có 2 loại chính là GU Brew của hãng GU (Mỹ) và Zero của hãng High5 (Anh quốc). Tiếng tăm của 2 hãng này trên thị trường sản phẩm nutrition cho vận động viên thì không cần phải nói thêm. GU được đóng gói 12 viên/tuýp, Zero 20 viên/tuýp đủ các loại mùi như chanh, cam, táo, dâu, cherry...cho các bạn lựa chọn. Có luôn loại có caffein phục vụ nhu cầu các bạn chạy triplecent :)



Nếu nhìn vào thành phần các chất (Nutrition Facts) của 2 sản phẩm này bạn sẽ phát hiện ra một điều rất lý thú là tại sao GU được ưa chuộng cho những bạn ưa chạy cent và Zero lại là lựa chọn cho những ai đang cần giảm cân :). Đó là lượng carb (carbonhydrate) cung cấp bởi mỗi viên. GU cung cấp lượng carb tới 3g/viên trong khi đó Zero chỉ có 0.8g/viên. Carb tối cần thiết cho vận động, nếu không có carb thì chỉ có nằm ngáp chứ khỏi nói tới chuyện vận động đỉnh cao, đỉnh thấp gì cả. Cơ thể mỗi người dự trữ 1 lượng carb nhất định, khi hoạt động hết carb thì cơ thể sẽ đốt mỡ để sản sinh ra carb. Nếu bạn xài hết carb mà cơ thể không sản sinh ra carb hoặc không kịp cung cấp đủ bạn phải bù carb để có thể tiếp tục vận động.

Do đó Zero High5 được đa số các bạn sử dụng để bù electrolytes tránh vọp bẻ nhưng không cần lượng carb nhiều để có thể đốt mỡ nhanh giảm cân tạo một thân hình thon thả trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu độc lập của khoa Khoa học thể chất đại học Glasgow ở Scotland thì Zero đốt tới hơn 41% lượng mỡ so với các loại thức uống sports drink khác.

Trong khi đó GU cung cấp lượng carb tới 3g/viên phù hợp với hoạt động đỉnh cao mà không cần phải sử dụng thêm các loại gel năng lượng bù carb.

11401139_10204365337949919_5327972723039351417_n.jpg




Vậy nên dùng GU hay Zero? Đó là tùy theo nhu cầu túi tiền, mục đích và sự tiện lợi khi mua

1. Túi tiền: GU 1 tuýp 12 viên vs Zero 1 tuýp 20 viên với giá tiền gần tương đương nhau.

2. Mục đích: GU cung cấp 3g carb mỗi viên vs Zero cung cấp 0.8g mỗi viên như đã nói ở trên
 
Hình cuối bạn cuốn cái gì ở khung xe vậy, chống trầy sơn hay có tác dụng gì khác không?
Mình thấy hành trình một ngày mà đạp khoảng 200Km thì có vẻ không duy trì được lâu (với sức mình mặc dù mình đạp xe hàng ngày khoảng 25Km kết hợp chạy bộ hoặc bơi, tuần đá bóng 2 buổi nữa). Mình nghĩ nếu hành trình khoảng >3 ngày thì mỗi ngày chỉ nên đạp cỡ 120Km/6 tiếng thì còn có sức dự phòng cho những ngày phải đạp nhiều hơn 120Km.
Mình đồng quan điểm về vụ ăn/nghỉ và team đạp tour, cái trò này mất sức đổ mồ hôi nhiều mà ăn ngủ vạ vật quá thì đi tour không nổi. Mình cũng hay đi 1 mình nên vụ tiện đâu lều đó không ổn lắm vì lo thức canh đồ ngủ ko nổi, tốt nhất vào nhà nghỉ cỡ 150K/đêm tắm rồi nằm phè ra làm 1 giấc cho khỏe.
Về vụ xạc thiết bị, mình đang nhờ bạn chế một động cơ 12v gá vào bánh trước và chế thêm diot/mạch chuyển để vừa đạp vừa xạc điện thoại cho những tour đi rừng rú. Tính dùng cục dynamo mà nó ra dòng AC không xài đc, chế thì phức tạp.

mình quấn băng keo điện cho đỡ trầy sườn, đồng thời lót thêm miếng cao su nữa

về sức đạp thì mỗi người mỗi sức, mình có quen mấy anh có thể đạp 160 - 200km đường đèo dốc liên tục, còn đường bằng thì 300km mấy ảnh cũng nhai dc tuốt

120km thì với mình hơi ngắn, tại nếu sáng 5g sáng đề pa thì tầm trưa là tới rồi
 
+ Lều - túi ngủ - võng
Đây vẫn đang là 1 vấn đề đau đầu của mình, lều hiện mình có 2 cái, 1 cái lều Quechua tự bung, 2 lớp, nằm rộng rãi 2- 3 người, nhưng khuyết điểm là nó wá to và nặng ( gần 3kg ) nên ko thể chở xe máy dc, cái này mua 1tr2
1 cái lều khác là hàng VN tự may, nằm dc 2 người ko thoải mái lắm, chỉ dc cái nhẹ và gọn ( 1kg2 ), nhưng nó lại rất nóng do chỉ có 1lớp, lại ko chống mưa dc. Đợt đi Mộc Hóa 2 vợ chồng nằm trong lều ko kéo cửa lều lại dc vì quá nóng, liều mạng mở cửa lều ngủ luôn, sáng bị muỗi cắn sưng hết *** :(, lều này mình mua 300k
Thấy dân đi tour hay xài lều Eureka loại 1 người giá tầm 650k thì phải, nhưng h ko có tiền mua :(

Bạn nào biết loại lều nào gọn nhẹ, giá rẻ tì chỉ dùm mình với nha

12006346_1077013692309623_2529655441101413561_n by Nam Nguyen, on Flickr
Lều mình là cái lều xanh dương đó

Đợt rồi có 1 số bạn đem theo lều Eureka backcountry giá tầm 850k nhưng nó cũng bị thấm dù là lều 2 lớp

Túi ngủ thì mình thấy thật sự ko cần thiết vì thời tiết VN khá nóng, nằm trong lều còn chịu ko nổi nói chi nằm trong túi, bữa đi Mộc Hóa thằng gái tự kỷ nó đem theo túi ngủ, cuối cùng sáng dậy thấy nó nằm phơi thân bên ngoài cái túi vì nóng quá chịu ko nổi. Nếu đi miền Bắc hoặc cao nguyên thì chắc cần, giá túi ngủ dao động từ 250k - 500k tùy loại

Còn võng thì ngon nhất vẫn là võng Eno nhưng giá cao, phải trên dưới 2triệu, mình đang nhập về võng của NatureHike, thấy ghi tải dc 190kg, nặng có 350gram, xếp lại khá gọn, để chờ hàng về mình sẽ test rồi rv sau , giá tầm 300k thôi

Ngoài ra còn 1 món khá hữu dụng khi đi xa, là cái gối hơi :

5 by Nam Nguyen, on Flickr

cái này khi đi thì xì hơi ra xếp gọn lại, tối ngủ lấy cái bơm xe đạp bơm căng lên là nằm thoải mái, trước toàn phải lấy túi quần áo làm gối, nặng có 85gram
 
+ Tool - ruột xe - bơm
Đi xa thì chắc chắn bạn phải đem theo 1 bộ tool, 1 bộ vá vỏ, và ít nhất 2 cái ruột
Tool mình đang xài 1 bộ của beto giá 450k, khá ngon, nó có đủ hết : khóa lục giá, cờ lê, vít bake, vít dẹt, cắt sên, nạy vỏ vvv....
Nếu có tiền thì chơi hàng xịn của Topeak, Lezyne tầm 600k - 1tr thì wá ngon, còn ko làm bộ này 150k cũng đủ xài :
3 by Nam Nguyen, on Flickr

Ngoài ra nếu có điều kiện thì làm thêm 1 bộ multi tool của leatherman hay victoria inox thì tuyệt, mình cũng đang thèm nhưng h chưa có tiền mua . Bữa đi dầu tiếng có 1 anh có đem victoria inox, nhìn mà ghiền, gọt trái cây veo véo

Ruột xe : luôn chắc rằng bạn có ít nhất 1 cái ruột cho 1 cung đi ngắn ngày, và 2 cái cho 1 tour dài ngày, ruột nên mua loại tốt tốt, mình thì đang xài swachble nhưng ko hiểu sao dạo này ruột nó hay bị xì lỗ, cái bánh mới cán đinh 1 lần mà ruột thì đã thay 3 cái, lủng chắc gần chục lỗ. Ruột đừng xài kenda hay martin, tuy giá có 40k ( ruột swachble 120k ) nhưng nó rất mỏng, dễ bị dập, tét ruột khi đi đường xấu, và cán đinh thì cũng khó vá do ruột nó mỏng quá .

Ah nếu bạn xài ruột van đầu Pháp thì nhớ mang ít nhất 2 cái van chuyển sang đầu Mỹ, vì đa số các tiệm bơm xe ko có đầu chuyển sang van nhỏ .

Mà thường khi bị bể bánh thì mình thay ruột luôn chứ ko vá, cái ruột bị bể mình sẽ kiếm chỗ nào vá ép nhờ và luôn cho chắc, dù cũng đã có lần tự vá và chạy ngon lành ko bị xì.

NGoài ruột dự phòng bạn cũng nên có 1 bộ vá vỏ sơ cua, phòng khi bể hết ruột thì còn có cái mày xoay sở :

kitreparacion-zefal-universalplus by Nam Nguyen, on Flickr

bộ vá vỏ bạn có thể dùng loại này của zefal, rất gọn nhẹ mà đủ chức năng, giá khoảng 70k

Nhân tiện mình cũng hướng dẫn cách vá vỏ luôn, dù hi vọng các bạn sẽ ko phải cần đến nó :

1. Tháo cái bánh bị xì ra
2. Lấy bộ nạy vỏ, nạy vỏ, tháo ruột ra
3. LẤy bơm bơm căng lên, xoay vòng lắng nghe tiếng xì, xác định khu vực bị xì, có thể lấy nước nhấp nhấp lên coi chỗ nào nổi bong bóng cho dễ.
4. Lấy miếng giấy ráp, chà nhẹ chỗ bị xì, chà nhẹ thui chà bạnh là banh cái ruột nha
5. Bôi 1 tí keo xung quanh chỗ bị xì, lấy tay xoa đều ra xung quanh cho bằng với diện tích miếng dán
6. Lấy miếng dán dán lên, dán xong kiếm cái gì đó đập đập mấy phát, make sure là các mép đều ép chặt xuống ko bị hở
7. Chờ khoảng 10p cho keo khô rồi lắp ruột vào vỏ
8. Bơm hơi căng nhẹ, sau đó kiếm chỗ nền cứng cầm 2 bên thành vỏ nện xuống đường 1 vòng cho talông vô đều 2 bên ( talông vô ko đều bánh chạy sẽ bị đảo, có thể dẫn đến cong niềng )
9. Quan sát xem talong vào đều chưa, nếu đều rồi thì bơm căng lên, rồi gắn vào lại .

À và bạn cần đem theo 1 cái bơm xe, rất quan trọng.
Bơm thì mình đang xài cái beto gì đó mua lâu wá chả nhớ, nhưng nếu mua thì bạn nên chọn loại này : giá tầm 350k

Giyo-bicycle-portable-mini-high-pressure-pump-gm-81.jpg

Nó có ưu điểm là : có đồng hồ đo áp suất, dùng chân bơm dc, với lại đầu vòi là loại đầu mềm, tránh gây rách chân vòi của ruột, cái bơm mình đang xài ko có mấy thứ này, bơm tay mỏi chết luôn

Bạn cũng nên trang bị 1 chai châm sên, mình thì đang xài loại này, 150k

pro-lube-329687f18942.jpg

Khi vào nhà nghỉ hay ks, bạn nên đem theo mấy cây bàn chải đánh răng, để dành làm vệ sinh sên, ghé cây xăng mua nửa bình xăng là vệ sinh bét nhè dc rồi, nhất là sau khi đi mưa, đi offroad sình lầy

DSC00062 by Nam Nguyen, on Flickr
ngoài ra 1 thứ rất quan trọng, đó là master link, nó dùng khi bạn bị đứt sên thì lấy master link ra nối lại là xong, dù dùng tool cắt sên nối sên cũng dc nhưng ko phải là dễ làm đâu, làm sai là toi luôn sợi sên đó ( mình bị 1 lần rồi ), 1 miếng master link loại tốt thì khoảng 50k, nhớ lưu ý mua đúng loại sên của mình đang xài ( 10s, 9s )

Ah quên còn thiếu 1 món nữa, là bố thắng và dĩa thắng, nên đem theo sơ cua 1 cặp bố thắng và 1 - 2 cái dĩa thắng, trong trường hợp bị té cong dĩa thì vẫn có thể thay thế dc. Và các cung đường đổ đèo dốc nhiều cũng bào thắng rất ghê nên bố thắng đem theo là cần thiết .

Nếu bạn nào đi xe thắng dây thì cũng nên đem theo 1-2 sợi dây thắng, dây đề đề phòng trường hợp đứt dây
 
Last edited:
Đến đây coi như tạm hết những gì mình biết, nếu sau này nhớ ra thêm dc gì hoặc biết thêm dc gì mình sẽ bổ sung sau. H thì mình xin dc giới thiệu 1 sô bài viết của anh Huy Nguyen , anh Huy là dân đi tour chuyên nghiệp nên bài viết chi tiết, và khoa học hơn bài của mình nhiều :

"Dân đạp touring xài đồ gì?" PEDAL
Bạn đã đạp xe vài chặng đường xa...

  • Có khi nào bạn ở trong trường hợp muốn cái chân phải nghỉ ngơi một tí trong khi dồn sức vào guồng đạp sang chân trái hay ngược lại?
  • Có khi nào bạn muốn thay đổi kiểu đạp xe: không phải... nhấn mà là ...kéo?
  • Muốn đứng đăng trên xe hay thực hiện động tác bunny-hop mà không lo phải trượt chân và đập cái "ấy" vào cái gióng ngang?
  • Muốn tất cả ý chí khi sức sắp cùng, lực đã kiệt là vào guồng quay của đôi chân thay vì phân tâm định vị đôi chân ở vị trí nào đó trên pedal?
  • Bạn đã đạp xe lâu rồi nhưng vẫn còn có cảm giác mình và xe là 2 vật thể riêng biệt. Quan tâm làm cách nào đó để bạn và xe có thể kết nối hòa hợp tuyệt diệu như khi Jake cưỡi con Toruk trong Avatar? Điều bạn cần suy nghĩ tới là ... NÂNG CẤP PEDAL


VÌ SAO?

Pedal phẳng truyền thống chịu tác dụng của lực đôi chân chỉ gần 1/2 vòng quay một chút tức là từ hướng 1 giờ tới tối đa hướng 6 giờ....Vậy từ hướng 6 giờ vòng trở ngược lại hướng 1 giờ nó không nhận lực gì cả tuy nhiên đôi chân của bạn cũng phải quay, cũng phải tốn năng lượng. Khi chân ở vòng quay 6 giờ tới 1 giờ nó phải sử dụng một lực tuy không lớn để tỳ bàn chân lên pedal để chống trượt, vô tình gia tăng một lực cản lên cái chân còn lại ở phía bên kia pedal.
11416159_10204393339049929_5870300410040885519_n.jpg
Pedal rọ



Các cải tiến của pedal qua từng thời kỳ nhằm một mục đích duy nhất là tận dụng tối đa lực truyền từ đôi chân biến thành công có ích để đưa chiếc xe đạp di chuyển về phía trước. Tuy nhiên đòi hỏi của con người không dừng lại ở đó. Không những chỉ muốn xe di chuyển nhẹ nhàng ít tốn sức mà còn muốn nó có thể di chuyển tức thời và nhanh (lúc tăng tốc về đích hay leo dốc), muốn nó nhảy như ngựa (bunny-hop), nhảy xa hơn vđv nhảy xa (nhảy vựợt dốc), hay có thể lao xuống dốc thẳng đứng (downhill..)...do đó cải tiến của pedal lại có nhiều biến thể.



Cải tiến đầu tiên của pedal là loại pedal rọ. Tuy nhiên loại này nhanh chóng được cải tiến bằng pedal can hay còn gọi là clipless pedal do những ưu điểm vượt trội của nó. Không giống như pedal rọ, bạn chỉ cần cái pedal có gắn một cái "khung" để cố định đôi bàn chân, clipless pedal gồm 2 phần: phần clip của pedal và phần cleat (can) để gắn vào đôi giày. Do đó khi lần đầu tiên sắm clipless pedal bạn phải sắm luôn 2 thứ: pedal và giày. Loại pedal này được phát triển tiên phong bởi hãng Shimano và nó có riêng một chuẩn được đặt tên của Shimano đó là SPD (Shimano Pedal Dynamics) cho loại cleat 2 lỗ. Các chuẩn khác cho loại 3 lỗ được phát triển bởi Look gọi là chuẩn Look-style hay SPD-SL và chuẩn SpeedPlay cho loại cleat 4 lỗ.

10462469_10204393325129581_3972829583978994593_n.jpg
Các chuẩn cleat



VẬY DÙNG LOẠI NÀO? 2, 3 HAY 4 LỖ?

Do bạn phải dùng giày can tương thích chuẩn của pedal nên ở đây mình sẽ phân loại giày theo kiểu giày đi được (walkable shoes) hay không từ đó suy ra loại pedal thích hợp. Đi được ở đây hiểu là độ thoải mái khi mang giày cleat để đi bộ một đoạn khá xa, không gây hư hỏng cho giày và cleat.



Phân loại kiểu này thì giày có cleat 3 lỗ chuẩn Look-style/SPD-SL và 4 lỗ SpeedPlay được xếp vào giày không đi bộ được do thiết kế phần cleat rộng chuyên dụng cho đua tốc độ hoặc đua đường dài. Đế giày cho chuẩn này thường là đế cứng, vật liệu nhẹ nên lực nhấn từ đôi chân tác động trên cả bề mặt thông qua bàn chân là nhỏ, đảm bảo truyền lực ổn định khi cần tác động một lực lớn trong khoảng thời gian khá dài.
11248806_10204393454212808_6798501615721926012_n.jpg
Cleat 3 lỗ Look/SPD-SL cho road Nếu dùng giày này để đi bộ thì phần cleat thường làm bằng nhựa sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và nhanh chóng mòn và hư hỏng. Ngoài ra nó còn khua xuống mặt đường y như vó ngựa xe thồ và rất dễ bị trượt.



Trong khi đó giày chuẩn 2 lỗ SPD được xếp vào loại giày đi bộ được thường được dùng cho MTB/touring (và đôi khi có thể dùng cho cả luôn road). Thiết kế 2 lỗ của SPD cho phép phần cleat được nằm sâu sau lớp đế giày nên có thể sử dụng giày thích hợp để vừa đạp vừa đi bộ, trekking, chạy bộ, đi bar, dancing được luôn :) và có thể để ....đẩy xe mà không bị trượt. Đi MTB hay touring thế nào bạn cũng lâm vào trường hợp này khi sa vào vũng lầy hay đẩy xe lên dốc cao...



10649765_10204390826267111_4484280251097275174_n.jpg
Các nhóm cơ tương ứng với biểu đồ lực đạp



CLIPLESS PEDAL CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?

Do thiết kế để "dính" tạm thời đôi bàn chân vào pedal nên bạn có thể toàn tâm toàn ý tập trung cho guồng chân mà không cần lo âu về vấn đề trượt chân khỏi pedal. Có thể phối hợp các động tác nhấn, kéo xen kẽ hay đồng thời của đôi chân để phân sức hay luyện các nhóm cơ như kéo trái + nhấn phải hay ngược lại; kéo cả trái lẫn phải; nhấn cả trái lẫn phải; kéo và nhấn trái hay kéo và nhấn phải...Đặc biệt nếu bạn phải uphill với touring hay downhill với MTB thì có clipless pedal là một lợi thế vô cùng lớn về tiết kiệm sức và tăng tự tin khả năng điều khiển xe ở những khúc quanh, thực hiện những cú nhảy vượt dốc hay bunny-hop qua những chướng ngại vật hay ổ gà...



Hơn nữa nếu sử dụng giày đế cứng bạn có thể giảm biên độ lên xuống của cặp đùi bằng cách mở rộng biên độ lắc lên xuống của bàn chân và truyền lực một cách nhẹ nhàng từ cổ chân vào pedal hệt như cú vẩy cổ tay thay vì một cú đập cả cánh tay ở môn bóng bàn...rất lý thú :)



VÀ DĨ NHIÊN CÓ NHƯỢC ĐIỂM

Ngoài yếu tố phải tốn thêm tiền để trang bị thì đa số ý kiến mình nhận được từ các ae đạp xe là mối lo ngại phải đo đường khi không kịp rút chân ra khỏi pedal, nhất là khi đạp trong thành phố. Vấn đề này được Shimano nghiên cứu và trình làng công nghệ Click'R dựa trên nền tảng chuẩn SPD. Click'R dựa trên các thiết kế cải tiến về kết cấu cơ khí và hình học của phần clip và phần cleat giúp cho đạp thủ có thể rút chân ra khỏi clipless pedal nhanh và nhẹ nhàng nhất chỉ bằng 60% lực cần thiết theo nhiều hướng khi không có Click'R. Tuy nhiên sau khi đã sử dụng quen clipless pedal thì có hay không có Click'R thì bạn sẽ không thấy khác gì mấy. Mặt khác Shimano và các hãng khác cũng đưa ra sản phẩm hybrid "một can một phẳng" để phù hợp với nhu cầu đạp xe trong thành phố hay khi bạn không sử dụng giày có cleat để đạp xe. Sản phẩm này là lựa chọn số một cho dân touring khi mà đồ mang theo phải đa năng và giảm tới mức tối đa số lượng cũng như trọng lượng.



KẾT LUẬN

Có thể nói một khi bạn đã quen với sử dụng clipless pedal thì bạn sẽ có cảm giác thân thuộc đến mức sẽ không muốn đạp xe nếu không có nó. Sự thật là vậy. Clipless pedal nâng cái "level" đạp xe của bạn tới một mức cao hơn. Đó là hưởng thụ chứ không phải hành xác nữa...



TOURING DÙNG PEDAL NÀO?

Như đã nói ở trên, dân touring thường dùng cái gì đa năng do đó hybrid clipless pedal (một can, một phẳng) là lựa chọn hàng đầu. Ở Vietnam bạn có thể tìm thấy loại "một can một phẳng" chuẩn SPD như bên dưới. Trong đó Shimano PD-T420 được đa số các bạn mới bắt đầu sử dụng clipless pedal sử dụng do có thiết kế Click'R. Shimano PD-T780 được phần lớn các bạn touring lâu năm chọn vì chứng minh được tính bền bỉ với thiết kế có kèm miếng phản quang tiện lợi.

11401129_10204393249687695_3953781488962708621_n.jpg
Các clipless pedal "một can, một phẳng" cho touring



VÀ GIÀY CAN NÀO?

Bạn có thể sử dụng bất cứ loại giày can nào thích hợp với chuẩn pedal đã chọn. Đa số các bạn touring chọn chuẩn SPD nên giày cũng phải là SPD. Vì đặc điểm thời tiết nóng ẩm và đặc thù của khi đi touring ở Vietnam thì lọai sandal có sẵn chỗ gắn cleat như Keen Commuter hay Shimano SD66 là thích hợp hơn cả. Trong đó Keen Commuter được phân lớn các ae touring chọn vì độ bền và thiết kế rất ngầu :)

11401447_10204393289368687_8909966421349897724_n.jpg
Keen Commuter cho touring



1794688_10204393618816923_8131533359540638580_n.jpg
Shimano SD-66
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,435
Bài viết
1,147,291
Members
193,503
Latest member
giacay0989588749
Back
Top