namnguyen1387
Banned
"Dân đạp touring xài đồ gì?" - ĐÈN SAU
Nhu cầu trang bị ĐÈN TRƯỚC khi đạp đêm là thật sự cần thiết để mình tránh "địch", thì cái ĐÈN SAU cũng cần...phải có để "địch" nó tránh mình
.
Đa số các bạn đạp xe mình thấy trên đường dù không trang bị đèn trước nhưng đều trang bị cho mình ít nhất là một cái đèn sau. Điều đó cũng chứng tỏ là các bạn có quan tâm đến độ an toàn khi lưu thông trên đường
ít nhất cũng là từ phía sau. Nếu để ý thì các bạn cũng nhận thấy rằng bản thân chiếc xe đạp cũng đã có trang bị đèn (light) sau: đó là cái phản quang của cặp pedal, hay miếng phản quang được gắn sẵn trên cái baga. Trên các túi xe đạp, nón bảo hiểm và quần áo xe đạp loại tốt đều có các vạch phản quang hoặc trên một vài vỏ xe (Schwable Plus chẳng hạn) cũng có sọc phản quang trên nhằm tăng thêm tính an toàn từ mọi phía. Đo đó đèn không chỉ có nhiệm vụ chiếu sáng trước, báo hiệu sau mà còn phải báo hiệu ở cả bên hông xe. Các loại vừa kể trên gọi là sáng thụ động positive hoặc reflector. Ở bài này mình chỉ đề cập tới ánh sáng active có nghĩa là tự phát ánh sáng hay đèn có bóng, để chủ động báo hiệu cho các phương tiện lưu thông từ phía sau và bên hông là có sự hiện diện của mình cho dù các phương tiện đó có trang bị đèn hay không.
Như đã nói ở bài ĐÈN TRƯỚC, các trang bị cho dân touring đối với mình phải bền bỉ. Đèn sau cũng vậy. Chất liệu mặt đèn phải bền màu, không phai, không mờ, đèn phải chịu được thời tiết ẩm ướt, các thiết bị điện tử phải hoạt động ổn định, pin cùng loại với các thiết bị khác, thời gian pin sử dụng được lâu, đèn có góc chiếu càng rộng càng tốt. Riêng về chế độ sáng (chớp tắt flashing...) thì mình không quan tâm lắm, lý do theo mình là do tâm lý của đa số người chạy sau mà thấy phía trước có cái gì chớp chớp, tắt tắt thì...một là chói và chướng mắt hay "bất bình ra tay", hai là tò mò vít ga chạy tới coi xem nó là cái gì...Đó cũng là tại sao ở một số nước người ta không cho phép sử dụng đèn sau là đèn chớp tắt.
Không phải nói là tất cả dân touring đều sử dụng baga sau nên mình cũng chỉ đề cập tới đèn gắn trên baga. Còn đèn có diện tích mặt đèn nhỏ ví dụ như đèn nút áo thì mình coi như là đèn dự phòng trong trừờng hợp đèn chính gắn trên baga...ngủm. Với đèn này thì bạn có thể gắn ở bất cứ đâu: trên nón (dễ bị bể vỡ), móc trên túi sau áo xe đạp hay túi xe đạp (dễ bị rơi), gắn trên cốt yên (dễ bị che khuất), gắn trên chân cặp giò đạp (chói mắt các phương tiện khác)...Điều bất tiện là đèn rất dễ mất do rơi rớt dọc đường hay do "cầm nhầm" vì nó rất dễ tháo lắp. Độ sáng, bề mặt chóa, mặt bảo vệ, góc sáng cũng hạn chế và rất dễ bị che khuất.
Những cây đèn bên dưới là những cây mình đã "săm soi" rất mất thời gian trên internet và sắm được. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng theo nhận định cá nhân của mình tuy nhiên nó có cùng chung ưu điểm là độ sáng rõ và nhìn thấy được từ rất xa vài trăm mét.
Cái đèn thứ nhất mình sắm và cũng đã ....mất rồi không hiểu là do rơi rớt (tự an ủi) hay do cầm nhầm? là cây đèn Cateye TL560. Cây này có chế độ sáng chớp tắt flashing rất là vui mắt và mắc nhất.
Tới cây thứ 2 là cây B+M Busch & Müller 4D. Cây này có tơi 4 bóng led đo đó nó sáng rực nhưng không chói mắt, có thể nhìn rõ từ xa hơn vài trăm mét. Hai bóng đảm nhiệm cho chiếu sau, 2 bóng cho chiếu ngang. Do thiết kế có phần lồi như một góc tư quả cầu ở giữa nên góc phát sáng của cây này lên tới hơn 220 độ. Rất an toàn. Muốn thay pin bạn phải tháo 2 ốc có kèm sẵn long đền chống tháo để tháo ra khỏi baga và sau đó tiếp tục 2 vít phía sau rất mất thời gian...bù lại nó lại làm nản lòng các "chiến sỹ hay cầm nhầm" nên rất khó mất
. Cây này có thiết kế rất chắc chắn, đẹp tinh xảo, nhìn vô là biết "bờ rồ" liền, đệm cao su chống nước rất kiên cố, các phụ kiện đi kèm rất tỉ mỉ, chăm chút. Đèn sử dụng 2 pin AAA cho duy nhất một chế độ sáng liên tục permanent trong khoàng 40 giờ. Điểm mình không thích duy nhất của cây này là nó hơi bị "sumo", cả bề ngang lẫn bề cao.
Cây thứ 3 là cây Asklen TL70. Cây này nhìn rất đẹp vừa vặn và stylist, tuy chỉ có 2 bóng led màu đỏ được bố trí ở phần lồi nhựa trắng. Với thiết kế này cộng với chất liệu và các họa tiết của phần nhựa đỏ mặt chóa đèn có tác dụng hắt ánh sáng từ 2 đèn led nằm ở ngoài cùng vào phần mặt nhựa đỏ ở giữa và tăng góc phát sáng của cây này lên tới 220 độ. Nhìn từ khoảng hơn 200m đèn này cho một vầng sáng rất rõ nhưng dịu. Đèn sử dụng 2 pin AAA cho 2 chế độ sáng: liên tục permanent (45 giờ) và chớp tắt flashing (90 giờ). Asklen TL70 có kèm theo 2 pát: một cho gắn vào túi baga, một cho gắn thẳng vào baga. Pát gắn vào baga có rãnh trượt, rất dễ tháo đèn để thay pin và cất...vào túi. Thiết kế "tool-less design" nên bạn có thể thay pin không cần dụng cụ gì cả. Chỉ cần tháo đèn ra gỏi pát trên baga bằng tay và lẩy nhẹ nắp nhựa để thay pin. Đây là điểm không thích theo ý mình vì cứ lo lắng là khi nào thì nó ra đi không lời từ biệt như cây Cateye. (https://www.youtube.com/watch?v=MHKjAYRmsbg)
Cả 3 cây đều đạt một số chuẩn sau:
- Chống nước cấp độ 1 (hơn hẳn cấp độ tự phong "chống nước nhẹ" TCVN
: hoạt động miệt mài trong điều kiện thời tiết mưa nhẹ tới tầm tã.
- Chuẩn an toàn chiếu sáng dành cho xe đạp cấp quốc gia: Cateye xuất xứ Nhật đạt chuẩn JIS của Nhật Bản, BM xuất xứ Đức đạt ZtVZO của Đức, riêng Asklen xuất xứ Taiwan đạt cả 2 chuẩn trên...ghê chưa?
Nhu cầu trang bị ĐÈN TRƯỚC khi đạp đêm là thật sự cần thiết để mình tránh "địch", thì cái ĐÈN SAU cũng cần...phải có để "địch" nó tránh mình
Đa số các bạn đạp xe mình thấy trên đường dù không trang bị đèn trước nhưng đều trang bị cho mình ít nhất là một cái đèn sau. Điều đó cũng chứng tỏ là các bạn có quan tâm đến độ an toàn khi lưu thông trên đường
Như đã nói ở bài ĐÈN TRƯỚC, các trang bị cho dân touring đối với mình phải bền bỉ. Đèn sau cũng vậy. Chất liệu mặt đèn phải bền màu, không phai, không mờ, đèn phải chịu được thời tiết ẩm ướt, các thiết bị điện tử phải hoạt động ổn định, pin cùng loại với các thiết bị khác, thời gian pin sử dụng được lâu, đèn có góc chiếu càng rộng càng tốt. Riêng về chế độ sáng (chớp tắt flashing...) thì mình không quan tâm lắm, lý do theo mình là do tâm lý của đa số người chạy sau mà thấy phía trước có cái gì chớp chớp, tắt tắt thì...một là chói và chướng mắt hay "bất bình ra tay", hai là tò mò vít ga chạy tới coi xem nó là cái gì...Đó cũng là tại sao ở một số nước người ta không cho phép sử dụng đèn sau là đèn chớp tắt.
Không phải nói là tất cả dân touring đều sử dụng baga sau nên mình cũng chỉ đề cập tới đèn gắn trên baga. Còn đèn có diện tích mặt đèn nhỏ ví dụ như đèn nút áo thì mình coi như là đèn dự phòng trong trừờng hợp đèn chính gắn trên baga...ngủm. Với đèn này thì bạn có thể gắn ở bất cứ đâu: trên nón (dễ bị bể vỡ), móc trên túi sau áo xe đạp hay túi xe đạp (dễ bị rơi), gắn trên cốt yên (dễ bị che khuất), gắn trên chân cặp giò đạp (chói mắt các phương tiện khác)...Điều bất tiện là đèn rất dễ mất do rơi rớt dọc đường hay do "cầm nhầm" vì nó rất dễ tháo lắp. Độ sáng, bề mặt chóa, mặt bảo vệ, góc sáng cũng hạn chế và rất dễ bị che khuất.
Những cây đèn bên dưới là những cây mình đã "săm soi" rất mất thời gian trên internet và sắm được. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng theo nhận định cá nhân của mình tuy nhiên nó có cùng chung ưu điểm là độ sáng rõ và nhìn thấy được từ rất xa vài trăm mét.



Cả 3 cây đều đạt một số chuẩn sau:
- Chống nước cấp độ 1 (hơn hẳn cấp độ tự phong "chống nước nhẹ" TCVN
- Chuẩn an toàn chiếu sáng dành cho xe đạp cấp quốc gia: Cateye xuất xứ Nhật đạt chuẩn JIS của Nhật Bản, BM xuất xứ Đức đạt ZtVZO của Đức, riêng Asklen xuất xứ Taiwan đạt cả 2 chuẩn trên...ghê chưa?