What's new

[Chia sẻ] Hàng Dương - Bàn Thờ của Tổ Quốc

Có một người đã nói với tôi rằng:" Trong cuồc đời của Chú, Chú thấy chú đi 2 nơi của Việt nam ta mà thấy chú rất mãn nguyện, một là được Viếng lăng Bác và hai là Viếng Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo nơi biết bao chiến sỹ và đồng bào yêu nước đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc...."
Thật vậy nếu có điều kiện chúng ta hãy một lần đến để cảm nhận và thắp lên mộ chị Võ Thị Sáu Một nén hương và cùng nhau hát bài hát Mùa Hoa lê -ki -ma nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng,..........

Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo - nơi yên nghĩ của hơn 2 vạn chiến sỹ và đồng bào yêu nước khắp mọi miền đất nước trong suốt 113 năm "Địa Ngục Trần Gian " (1862-1975)
Khu Vườn tượng là Phù điêu Bất Khuất nằm giữa- thể hiện hai chủ đề chính " Côn đảo vừa là Địa Ngục Trần Gian vừa là Trường Học Cách Mạng".
Tay trái là tượng đài Hy Vọng, người phụ nữ và chú chim bồ câu trên tay, đây là thiết kế của nữ thiết kế Phan Gia Hương, thể hiện cho sự hòa bình và hy vọng, và đây không phải là tượng đài của chi Võ Thị Sáu.
Tay phải là tượng người đàn ông trên tay cầm mãnh áo, đó là tượng đài trao áo ( tại sao lại có tượng đài này thì tôi sẽ có một bài viết riêng kễ sâu sắc về vấn đề này )



Khu Sân Hành Lễ, biểu tượng cho một nắm mộ tập thể, do KTS Nguyễn Trực Luyện ( Chủ tịch Hiệp Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam) thiết kế, chiều cao tượng đài 21.6m (2+1+6 =9), tượng đài được nghép từ 144 phiến đá (1+4+4=9). Khu đế tượng duoc xây thành 9x9 m. Nhà Thiết kế chọn con số 9 là con số đẹp theo triết học Phương Đông.

img1947z.jpg


Ngày xưa với chế độ chôn tù vô cùng sơ sài, chỉ an táng bằng hai chiếc bao bàng, một trùm trên đầu xuống , và một trùm dưới chân lên cột lại bằng vài ba nuột dây rừng, vùi lấp người tù xuống Hàng Dương đầy nắng và cát,.....


Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ

Nghĩa địa Hàng Dương vùi thây bao số phận
Hết lớp này lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ không tên và không tuổi.

Sau 1992 Nghĩa trang được tôn tao và xây dựng , hiện nay tìm và xây được 1.912 nắm mộ ( trong 20.000 người yên nghĩ tại mãnh đất này ), trong 1.912 nắm mộ chỉ có 709 ngôi mộ có tên, số còn lại khuyết danh hoặc bị vùi lắp



Trong nghĩa trang hiện nay có những ngôi mộ được xấy dựng một cách khang trang như mộ cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong ( 1902-1942)



Mộ Chị Võ Thị Sáu lúc nào cũng đầy ắp hương hoa,....

Chị Sáu còn nằm đó
Bên hàng dương xanh rì
Đang lắng nghe từng cơn sóng vỗ,......

Mái tóc gió bay bay
Xanh rờn mười bảy tuổi!




Mộ tập thể 14 người bị xữ bắn trước chị Sáu vài hôm- trong tháng 1/1952.Hiện nay trong số 14 ngưới chỉ có thân nhân nhận 1 trong số đó.

 
Last edited:
Chuyện Tình côn đảo!
Trên mãnh đất ngày xưa đầy đau thương ấy, đến ngày nay vẫn tồn tại và phát triển những câu chuyện, chuyện vui, chuyện buồn và có cả những câu chuyện tình tưởng chừng như đó là những câu nói đùa, nhưng ngày hôm nay chính những cơ duyên đó đã tạo ra những mầm xanh đang phát triển và từng ngày góp phần xây dựng đất nước !
Đây là câu chuyện mà khi tôi ở Côn đảo từng nghe những người trong cuộc kể lại, nay cùng chia sẽ các bạn !



Nhiều người từng biết bác Lê Quang Vịnh ( hiện là Trưởng ban Tôn giáo của Chính Phủ) là học sinh xuất sắc, từng đỗ đầu kỳ thi chuyên lý toàn miền Nam năm 1954, thủ khoa cử nhân Toán Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960. Bác đã từ chối suất du học Mỹ của Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng câu chuyện tình lãng mạn và đầy chất thơ của người chiến sĩ trung kiên ấy thì ít người biết đến. Bác hoạt động cách mạng rất sớm và bị địch bắt giam ở Côn Đảo. Phòng giam của bác cạnh với phòng bác Trần Trọng Tân (nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương).

Chứng kiến Vịnh dũng cảm phản đối chào cờ, hát quốc ca ngụy, bác Tân rất quý cậu thanh niên này. Anh càng khâm phục hơn khi biết đó chính là người tử tù đã nói một câu nổi tiếng khi Tòa án Quân sự đặc biệt Sài Gòn kết tội mình: "Chúng tôi rất tiếc là chưa trừng trị được tên xâm lược Mỹ đầu sỏ ở Sài Gòn". Hai người đã trở thành bạn thân của nhau. Một lần cao hứng, bác Tân bảo Vịnh: “Mày khá lắm, nếu còn sống được đến ngày giải phóng có chịu làm em tao không? Tao có cô em gái tên Khánh xinh lắm”. Lúc ấy, ai cũng nghĩ đó chỉ là chuyện đùa.


Cuối năm 1970 đễ xoa dịu làn sóng đấu tranh khi phát hiện Chuồng Cọp Pháp đã bị phát hiện và dư luận lên án vào trung tuần tháng 7/1970. Chính quyền Mỹ -Ngụy đã cho mẹ của Người tử Tù Lê Quang Vịnh ra tận Côn đảo thăm người con của mình. Và món quà bà mang theo là một bộ đồ bà ba màu đen có thêu hai chữ " của Mạ"

Lúc bấy giờ Lê Quang Vịnh và Trần Trọng Tân ( Phan Huy Vân ) bị nhốt vào cùng một dãy xalim tối của Trại III ( trại Phú Sơn). Khu này bao gồm 14 xalim, Bác Vịnh bị nhốt xà lim cuối cùng số 14. Bác Tân bị còng xalim số 12, nhưng hai người hoàn toàn không biết về điều đó.

Đêm đến xalim tỏa hơi đá ra lạnh thấu xương người, những chiếc áo mộc mạc không thể nào xua tan cái lạnh buốt. Nằm trong xalim toi, với cánh cửa sát đe òm, lạnh lẽo. Bác Vịnh nghe phòng đâu đó kề bên có tiếng ho sặt sụa về ban đêm, nhưng không biết đó là ai ( Tôi cũng xin giải thích thêm bị nhốt trong xalim la những người tù có mức án nặng, không được ra ngoài, không cho đổ thùng vệ sinh, không tắm giặc, chân bị còng tháng này qua tháng khác, năm này qua năm nọ,...)

Bác Vịnh nhờ một anh gác ngục có thiện cảm với người tù và nói rằng " Nhờ anh chuyển dùm bộ đồ bà ba này sang phòng bên kia, phòng có người tù nào cứ mỗi tối đấn là ho, có lẽ anh ta bị lạnh ". Người gác ngục tốt bụng đã giúp bác điều đó,...

Còn về phần bác Tân nhận được bộ đồ mà cũng không biết người tù nào đã tặng mình. Một buổi sáng của ngày hôm sau, ngoài trời những chiếc lá Bàng xanh mướt đun đưa theo gió và một làn gió mạnh đi qua, có một chiếc lá Bàng khe khẻ lướt nhẹ vào xà lim bác Tân, nhặt chiếc lá Bàng xanh lên tay, và bác tân đã khắc vào đó 4 câu thơ :

" Áo lọt xà lim áo tới đây
Ôm hôn áo mới nhớ câu này
Thương nhau cởi áo trao nhau mặc
Mẹ hỏi qua cầu áo gió bay"


Bác Tân cũng nhờ anh gác ngục tốt bụng hôm trước chuyển chiếc lá Bàng có khắc 4 câu thơ vào đó như một lời cảm ơn cho người đả tặng áo cho mình.

Cầm đọc những câu thơ bác vịnh xúc động vô cùng, bác nhớ về người mẹ, người chị, về quê hương của mình.



Ngày giải phòng cũng đã đến 1.5.1975. Tại nhà tù Đôn Đảo đã chấm dứt 113 năm " Địa Ngục Trần Gian", 7.448 người tù đã được trở về đất liền đoàn tụ với gia đình, với quê hương thân yêu.

Tháng 9/1975 Bác Vịnh đại diện cho đồng bào miền Nam ra thủ đô Hà Nội dự lễ quốc khánh. Và trong cuộc hội đàm đấy có một người đã đặt cho Bác Tân một câu hỏi :" Trong khi ở nhà tù Côn đảo anh có những kĩ niệm gì sâu sắc đáng nhớ, anh có thể kể lại cho mọi người cùng biết,..."

Bác Tân trả lời :" Kĩ niệm đối với tôi rất nhiều, nhưng tôi không thể nào quên khi tôi bị nhốt trong xalim trại III, có một người tù nào đó đã tặng tôi một bộ đồ bà ba, và tôi cũng đã hồi âm lai bằng 4 câu thơ trên chiếc lá Bàng. Đến bây giờ tôi cũng không biết đó là ai, không biết người tặng áo cho tôi có ở trong hội trường này không?" Cả hôi trường im phăng phắt, và có một người đã đứng bật dậy và bước lên,.. Bác Tân và bác Vịnh hai người đã ôm chầm lấy nhau, tay bắt mặt mừng và khóc, những giọt nước mắt thật hạnh phúc.

Bác Tân nói " Bây giờ đến lúc tao phải thực hiện lời hứa trước kia với mày, mày có chịu làm em rễ tao không, bác vịnh đã gật đầu,.."

Kết quả tình yêu đó cho đến ngày hôm nay. Bác Vịnh đã có hai người con, một nam, một nữ sống êm đềm và hạnh phúc.

Người con trai của họ tên : Lê Quang Tự Do - công tác Bộ Quốc Phòng

Người con gái tên : Lê Quang Hạnh Phúc - công tác Sở Quy Hoạch Kiến Trúc tp. Hồ Chí Minh

 
Last edited:
Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo

Đặt tên khác được không bác? Đặt là Bàn Thờ Tổ Quốc sợ sợ thế nào í
 
Có gì đậu mà sợ, thì Bàn thờ cứ nói là Bàn thờ. Đây là cụm từ mà nó đã đi sâu vào tiềm thức của lớp người đi trước rùi bạn à. Không sao đâu, nếu bạn không làm điều ác thì có già đâu mà sợ hihi..., đây là sự thật lịch sử, không thể nhằm lẫn. Sống trong cuộc sống có đôi lúc ta phải nhìn thực tế vào quá khứ, như mình đã nói chính mãnh đất đau thương đó ngày nay có những nhân tài góp phần xây dựng đất nước ! Đồng ý với mình chứ !
Vì lý do đó mà minh thấy bài viết đầu tiên khá nặng nề chết chóc, mình viết thêm bài Chuyện tình Côn đảo cho bài viết nhẹ nhàn hơn!
 
Last edited:
Mình cũng nghĩ là nên thay đổi lại xíu.

VD: Bàn thờ của Tổ Quốc.

Tiếng Việt dễ nhầm lẫn nếu không nói cho đầy đủ câu cú. Thêm chữ "của", bạn vẫn giữ được tiêu đề bạn muốn đặt, mà không làm hiểu sai ý nghĩa. Mình đồng ý với ý kiến của bạn LinhEvil " Tổ quốc đã chết đâu mà phải thờ?"

Côn Đảo thật sự là nơi mà mình rất thích khi đến đó, đứng bên mộ chị Võ Thị Sáu, giữa vắng lặng, mênh mông của nghĩa trang, thấy mình thật nhỏ bé.

Viết tiếp đi bạn:)
 
Riêng iem ủng hộ bác @Triệu Nhân từ tinh thần, ý tưởng cho đến từng câu chữ .Có những cái người ta thờ từ khi nó mới ra đời, không đợi phải chết ...Mà thường thì khi chết rồi lại chẳng ai thờ mới ác .
Cũng chỉ là ủng hộ tinh thần vậy thôi...(beer)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,427
Bài viết
1,152,735
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top