Re: 15 ngày một mình trên đất Ấn. Cưỡng hiếp í hả? Không dễ dàng xảy ra như ta nghĩ.
Có 4 tôn giáo lớn được khai sinh ngay trên đất nước Ấn Độ. Đó là Ấn Độ Giáo (Hinduism), Kỳ Na Giáo (Jainism), Phật Giáo (Buddhism), và Đạo Sikh (Sikhism). 4 tôn giáo này dù được khai sinh tại Đông Phương, nhưng đã truyền bá ra ngoài biên cương Ấn Độ đến khắp nơi trên thế giới.
Theo thống kê dân số năm 2001, Ấn Độ Giáo là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ với 80% dân số là tín đồ Ấn Độ Giáo. Ngoài ra, tại những quốc gia khác như Nepal, Ấn Độ Giáo có 23 triệu tín đồ, tại Bangladesh có 14 triệu, và Đảo Bali có 3.3 triệu. Trên thế giới, Ấn Độ Giáo có số tín đồ đông đứng hàng thứ 3 sau Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.
Điểm đến tiếp theo là một đền Ấn giáo (quên tên mất rồi

))
Ấn Độ Giáo
Ân Độ Giáo không những là truyền thống tôn giáo lớn và lâu đời nhất của Tiểu Lục Địa Ấn Độ mà còn của cả thế giới. Ấn Độ Giáo không phải được khai sáng bởi một vị giáo chủ độc nhất hay có một hệ thống thống nhất về niềm tin hay tín điều, mà chỉ là một hiện tượng tôn giáo bắt nguồn và dựa vào các truyền thống Vệ Đà. Phó Tổng Thống Ấn Độ Sarvepalli Radhakrishnan từng phát biểu rằng Ấn Độ Giáo không chỉ là niềm tin mà còn là sự hợp nhất của lý trí và trực giác. Radhakrishnan cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ Giáo không thể được định nghĩa trên lời lẽ mà phải trải nghiệm. Ấn Độ Giáo có đặc tính cởi mở và bao dung được tất cả các niềm tin khác nhau. Người ta cũng có thể định nghĩa Ấn Độ Giáo như là một phương thức sống.
Chứng liệu xưa nhất về tôn giáo tiền sử của Ấn Độ mà sau này là Ấn Độ Giáo là vào Thời Đại Đồ Đá Mới tức khoảng thời gian của văn minh Harappa từ 5,500 tới 2,600 năm trước công nguyên. Niềm tin và sự thực hành tôn giáo thời đại cổ xưa (1,500 tới 500 trước công nguyên) được gọi là “tôn giáo Vệ Đà Lịch Sử.” Ấn Độ Giáo mà ngày nay chúng ta thấy được phát sinh từ các bộ Vệ Đà, mà văn bản cổ nhất là Rigveda, khoảng 1,700 tới 1,100 năm trước công nguyên.
Chữ Hindu bắt nguồn từ chữ Phạn Sindhu, là tên gọi theo lịch sử địa phương của con Sông Ấn Hà nằm ở phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và được đề cập đến trước tiên trong Rig Veda. Chữ Hindu lần đầu tiên được những đội quân xâm lăng Ả Rập dùng và lưu truyền rộng trong ngôn ngữ Ả Rập như là al-Hind tức là lãnh thổ của những người sống chung quanh sông Ấn Hà. Chữ Hindu trong ngôn ngữ vùng Vịnh Ba Tư cũng còn được dùng để chỉ tất cả người dân Ấn Độ. Vào thề kỷ thứ 13, chữ Hindustan được biết đến rộng rãi như là chữ thay thế cho India, có nghĩa là “lãnh thổ của Ấn Độ Giáo.” Thuật ngữ Ấn Độ Giáo được giới thiệu trong tiếng Anh vào thế kỷ thứ 19 để nói đến truyền thống tôn giáo, triết học và văn hóa bản địa của Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 19, các học giả Max Muller và John Woodroffe đã thành lập một học viện nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ từ một viễn cảnh của Âu Châu. Họ mang văn học Vệ Đà, cổ sử và kinh điển, và triết lý tới Âu Châu và Hoa Kỳ.
Ấn Độ Giáo thường được biết có nhiều hệ phái khác nhau. Theo lịch sử, Ấn Độ Giáo có 6 trường phái tư tưởng chính, nhưng chỉ có 2 trường phái Vedanta và Yoga là phát triển lâu dài. Hiện nay, Ấn Độ Giáo có các trường phái chính như Vaishnavism, Shaivism, Smartism, và Shaktism.
Các giáo thuyết chủ đạo của Ấn Độ Giáo gồm Dharma (Pháp, nguyên lý đạo đức và chức phận), Samsàra (Luân hồi, sống, chết và tái sinh), Karma (Nghiệp, hành động tạo tác và kết quả của hành động tạo tác), Moksha (Giải thoát khỏi luân hồi), và Yoga (các phương pháp tu tập). Những giáo thuyết này có vẻ trùng hợp với giáo thuyết của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo, nhưng thực tế có nhiều khác biệt trong nhận thức và thực hành chúng trong Ấn Độ Giáo so với Phật Giáo và Kỳ Na Giáo.
Ấn Độ Giáo là một hệ thống tư tưởng phức hợp với những niềm tin sai biệt gồm nhất thần, đa thần, vô thần, phiếm thần, hoài nghi, v.v… và quan điểm về Thượng Đế của Ấn Độ Giáo thì phức tạp và tùy thuộc vào mỗi cá nhân và truyền thống hay triết lý đi theo. Đôi khi còn được xem như là nhất thần tức tôn thờ một vị thần duy nhất nhưng cũng chấp nhận sự hiện hữu của nhiều vị thần khác. Kinh điển Rig Veda, bộ kinh cổ nhất và triết lý Ân Độ Giáo không hạn chế quan điểm trên vấn nạn về Thượng Đế và sự sáng tạo vũ trụ, mà đúng hơn là khuyên cá nhân con người đi tìm và khám phá những câu trả lời về cuộc sống. Hầu hết tín đồ Ấn Độ Giáo tin rằng thần linh hay linh hồn được gọi là tiểu ngã (atman) là tồn tại vĩnh viễn. Theo giáo thuyết Ấn Độ Giáo, tiểu ngã là cái bóng mờ của Thần Brahma, vị thần tối cao. Mục tiêu sau cùng của đời sống là nhận thức được rằng tiểu ngã đồng nhất với Brahma. Áo Nghĩa Thư nói rằng bất cứ ai trở nên tỉnh giác hoàn toàn về tiểu ngã như là nội thể của tự ngã thì nhận thức được sự đồng nhất với Brahma, và do vậy, người đó cũng đạt tới sự giải thoát. Tóm lại, theo Ấn Độ Giáo tiến trình giải thoát cá nhân chính là tiến trình thể nhập và đồng nhất tiểu ngã (atman) với đại ngã Brahma.
Theo các trường phái nhị nguyên trong Ấn Độ Giáo như Dvaita và Bhakti thì Brahma là đấng tối thượng, và họ lễ bái, như Thần Vishnu, Thần Brahma, Thần Shiva, hay Thần Shakti, tùy theo trường phái. Ngược lại, các giáo nghĩa vô thần trong Ấn Độ Giáo như Samkhya và Mimamsa thì cho rằng người ta không thể chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế. Samkhya biện minh rằng một Thượng Đế bất biến không thể là nguồn gốc sinh ra thế giới biến đổi không ngừng. Giáo phái thuộc Ấn Độ Giáo như Vaishnava thờ Thần Vishnu; còn giáo phái Shaivite thờ Thần Shiva; và Shakta thờ Thần Shakti.
Về mặt thực nghiệm, Ấn Độ Giáo cho rằng để đạt tới mục đích cứu cánh giải thoát của cuộc sống người ta phải thực hành các phương pháp tu tập được gọi là Yoga. Các giáo nghĩa dạy về Yoga gồm có Bhagavad Gita, Kinh Yoga Sutra, Hatha Yoga Pradipika, Áo Nghĩa Thư. Yoga gồm có:
- Bhakti Yoga (tình yêu và hiến dâng),
- Karma Yoga (chánh nghiệp),
- Raja Yoga (thiền định), và
- Jnana Yoga (trí tuệ).
Các thần cũng được dùng như những phương pháp để xưng tụng và cầu nguyện giúp tập trung tư tưởng và bày tỏ sự hiến dâng lên Thượng Đế hay thần linh.