tamgiacvang0
Phượt thủ
Re: 20 ngày - Tam Giác Vàng, hành trình tìm cái mới trong cái cũ trên từng cung đườn
Đoàn em đã đến Luong Pra Bang, với 40 ngôi chùa nổi tiếng, với cảnh nhà sư đi khất thực an lành trong nắng sớm; Hoàng Cung tráng lệ, rộng mênh mông bên bờ sông Mê Kông; những bản làng nức tiếng bao đời với sắc nước hương trời của các cô gái đẹp “Tiến Vua” (theo cách gọi của người Việt Nam,, chỉ việc tuyển vào hoàng cung); với thác Quang Xỉ ba tầng tuyệt đẹp cả thế giới biết tên.
Luang Prabang từng là kinh đô của vương quốc Lạn Xạng (Vương quốc triệu voi) từ thế kỷ 14 đến năm 1946.
Luang Prabang còn là thủ đô của Vương quốc Lào, nhưng nay là một tỉnh lỵ nằm cách thủ đô mới Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, dân số khoảng 25 ngàn người. Năm 1995, Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa của thế giới.
Sớm tinh mơ, từng đoàn sư sãi trong tấm áo choàng màu vàng cam xếp hàng 1 đi khắp các nẻo đường. Nghi lễ này vẫn được tôn trọng qua cách những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em cung kính quỳ trước cổng nhà, tay đặt lên món quà khất thực dâng cho nhà sư. Khi đoàn sư đến, hai bên kính cẩn trao và nhận món quà này, dù đó là việc đều đặn diễn ra mỗi ngày. Xong việc, thì người ta vẫn quỳ yên ở đó, nghe một đoạn tụng niệm ngắn giống như lời ban phước lành từ các vị sư.
Từ sáng sớm, người dân đã ngồi chờ các nhà sư đến để lấy đồ:
Đoàn em đã đến Luong Pra Bang, với 40 ngôi chùa nổi tiếng, với cảnh nhà sư đi khất thực an lành trong nắng sớm; Hoàng Cung tráng lệ, rộng mênh mông bên bờ sông Mê Kông; những bản làng nức tiếng bao đời với sắc nước hương trời của các cô gái đẹp “Tiến Vua” (theo cách gọi của người Việt Nam,, chỉ việc tuyển vào hoàng cung); với thác Quang Xỉ ba tầng tuyệt đẹp cả thế giới biết tên.
Luang Prabang từng là kinh đô của vương quốc Lạn Xạng (Vương quốc triệu voi) từ thế kỷ 14 đến năm 1946.
Luang Prabang còn là thủ đô của Vương quốc Lào, nhưng nay là một tỉnh lỵ nằm cách thủ đô mới Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, dân số khoảng 25 ngàn người. Năm 1995, Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa của thế giới.
Sớm tinh mơ, từng đoàn sư sãi trong tấm áo choàng màu vàng cam xếp hàng 1 đi khắp các nẻo đường. Nghi lễ này vẫn được tôn trọng qua cách những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em cung kính quỳ trước cổng nhà, tay đặt lên món quà khất thực dâng cho nhà sư. Khi đoàn sư đến, hai bên kính cẩn trao và nhận món quà này, dù đó là việc đều đặn diễn ra mỗi ngày. Xong việc, thì người ta vẫn quỳ yên ở đó, nghe một đoạn tụng niệm ngắn giống như lời ban phước lành từ các vị sư.
Từ sáng sớm, người dân đã ngồi chờ các nhà sư đến để lấy đồ:






