em cảm giác chùa này là của cá nhân, nếu của bá tánh, sẽ không ghi như thế này, phải là trụ trì và có pháp danh kế bên!!!
Chắc bạn là người miền nam và còn trẻ tuổi nên không biết hoặc chưa nghe kể về những ngôi "chùa làng" ở miền bắc đó thôi. Chùa ở miền nam đều có Sư và Phật tử rất quy cũ đàng hoàng như Thiên Chúa Giáo. Còn ở miền Bắc, ngoại trừ các chùa lớn, có Sư. Rất nhiều ngôi chùa ở nông thôn bị phá bỏ ở miền bắc khi bắt đầu bước vào thời kỳ xã nghĩa, nếu cầm cự được thì cũng chịu nhiều phức tạp. Mãi đến tận khoảng 1995, Việt Nam buộc phải tự do tôn giáo, lúc này các chùa khôi phục hoặc cho hoạt động trở lại.
Các chùa nhỏ không có Sư, thờ đủ thứ, Đạo Phật lẫn tín ngưỡng bản địa, có nơi còn thêm Đạo Giáo, Đạo Lão, Đạo Khổng,... Vừa thờ Phật, các loại thánh như Đền, Phủ, Miếu. Thường chỉ có một người ở gần Chùa, trông coi dọn dẹp Chùa cho khỏi qoạnh hiu và chờ thời. Ông ngoại mình cũng từng trông Chùa.
phần bia công đức, em có cảm giác nó giống như ở củ chi, "bia tưởng niệm", theo em, đã làm công đức thì không nhất thiết phải ghi tên thế này
Nhà chùa/nhà đền muốn kích thích tính háo danh của mọi người, ai cũng muốn được ghi danh có thể. Và như thế sẽ được thu nhiều
Mình đến Chùa là để tiền chẵn vào một chỗ, cũng chẳng cần lễ vật mua bán trong chùa, nhưng nhiều người không thích điều đó, biết sao được, "văn hóa miền bắc" là vậy.
nhận xét cuối cùng, nhìn tấm này thấy hơi kỳ: nơi thờ phụng mà lại có cảnh "hổ chết để da" ở đây à?
Khu di tích Am Tiên này đậm chất nhà Đền bạn nhé, đến các Đền miền bắc, họ rất khoái thờ con hổ. Thậm trí có nơi mang thịt vào Chùa để cúng là bình thường. Phức tạp thế đấy