What's new

An Giang - vùng đất lưu dấu những huyền thoại thời mở cõi

12/ Cụm di tích Thới Sơn - nơi Tổ đình của đạo Bửu Hương Kỳ Sơn:


Theo thứ tự của cụm di thích Thới Sơn:
1/ Đình Thới Sơn (tọa độ googlemap 10.600972, 105.005420)
2/ Chùa Thới Sơn. (tọa độ googlemap 10.602626, 105.012515)
3/ Chùa Phước Điền (Trại ruộng Thới Sơn) (tọa độ googlemap 10.599945, 105.026276)

Untitled 1 by Chantam, trên Flickr

* Sơ lược về vùng đất Thới Sơn và đạo Bửu Sơn Kỳ Hương:

Khoảng đầu thế kỷ 20 trở về trước, vùng đất Bảy Núi ở Nam bộ còn rất hoang vu, đây là giang sơn của những loài ác thú và bệnh tật hoành hành; nhưng bên cạnh đó nơi ấy cũng là nơi các đạo sĩ, nhà sư đến tu tập hoặc hành thiện cứu đời, giúp nước với nhiều huyền thoại lưu truyền đến nay về vùng “Thất Sơn huyền bí”. Và Trại ruộng Thới Sơn khi ấy nằm ở chỗ gần như “sơn cùng thủy tận” của huyện Tịnh Biên (An Giang).

Chúng ta đi từ cổng chào ở tỉnh lộ 948 rẽ vào con đường đất chừng 300 mét là thấy ngôi đình Thới Sơn to lớn nằm bên tay phải, bên kia đường là chân của núi Két. Thoạt đầu cứ tưởng cái trại ruộng năm xưa ngày nay vẫn là một nơi quạnh vắng, nhưng không phải vậy, ngày nay có khá nhiều chiếc xe chở khách hành hương đến viếng đậu choán một bãi đất rải rác bóng cây. Còn ở quanh hành lang đình, nhất là nơi nhà khách, những người hành hương từ nhiều nơi tụ năm tụ bảy chuyện vãn, kẻ nằm, người ngồi.

Chuyện xưa kể rằng, Đoàn Minh Huyên (Đức Phật Thầy Tây An) sanh ngày rằm tháng Mười năm Đinh Mão (1807) tại làng Tòng Sơn (Cái Tàu Thượng, Sa Đéc, Đồng Tháp hiện nay). Năm 1849, có một trận dịch hoành hành tại làng Tòng Sơn, ông ra tay cứu chữa thành công. Thời gian nầy, ông khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Với cách tu không chú trọng hình thức, không ăn chay, không thờ tượng, không xây cất chùa chiền.

Trần Văn Thành, một đại đệ tử của Đoàn Minh Huyên, đã đưa tín niệm nầy vào lòng tín đồ khiến họ hăng hái tham gia chống quân Pháp xâm lược để “đền ơn quốc vương thủy thổ (theo nghĩa ơn Tổ quốc) bảo vệ vùng núi Cấm, nơi Phật sẽ xuất hiện, mở vận hội mới cho toàn thể loài người” (Sơn Nam, “Lịch sử đất An Giang”). Về sau, ông về tu tại Tây An Cổ Tự (núi Sam, An Giang) nên được tín đồ tôn gọi “Phật Thầy Tây An”.

Năm 1851, ông dẫn một số tín đồ khai hoang vùng Láng Linh và Thới Sơn, cắm thẻ quanh vùng Thất Sơn. Buổi đầu, dưới sự hướng dẫn của hai đại đệ tử là Tăng Chủ và Đình Tây, hàng ngàn tín đồ đã cày sạ lúa tại Xuân Sơn và Hưng Thới, sau gộp lại là Thới Sơn, gọi Trại ruộng Thới Sơn. Trại ruộng là nơi cung cấp lương thực cho hàng ngàn gia đình tại đây ăn no, có sức đánh quân xâm lược.

Đến vùng đất Thới Sơn bây giờ, trại ruộng năm xưa đã bị chia tách thành nhiều mảnh nhỏ do nhiều người dân khai thác, không chỉ làm ruộng mà nhiều nơi trở thành vườn cây ăn trái... Khi đến đây chúng ta còn có thể tìm hiểu và được nghe kể về hai đại đệ tử của Phật Thầy Tây An về hơn 100 trước: Cụ Đình Tây tên thật là Bùi Văn Tây. Cụ Tăng Chủ tức Bùi Văn Thận, còn gọi Bùi Thiền Sư. Họ là những người có đức lớn, đạo pháp uyên thâm, võ dũng phi thường nên rất được dân chúng tôn kính.

Ngoài cổng là một hồ nước rộng chứa nước sinh hoạt cho cả vùng. Và cũng chính hồ nước nầy, theo mọi người kể thì đây là là nơi ông Đình Tây lén Phật Thầy thả nuôi một con sấu thành tinh hung dữ mũi đỏ và có 5 cái chân có tên “Ông Năm Chèo”. (Mình sẽ kể thêm về chuyện cá sấu Ông Năm Chèo và bộ binh khí của Phật Thầy Tây An cho ông Đình Tây để bắt cá sấu Năm Chèo ở phần sau khi đến tham quan di tích Mộ Ông Đình Tây).

DSC_0308 by Chantam, trên Flickr

Đi vòng theo bờ hồ về phía tay phải trước cửa đình một đỗi thấy một chiếc cổng sơn vàng chữ đỏ, ghi: “Mộ Ông Thiền Sư Bùi Tăng Chủ”. (Mình sẽ kể thêm về những giai thoại của Ông Tăng Chủ và con Bạch Hổ ở phần sau khi đến di tích Mộ Ông Tăng Chủ)

DSC_0307 by Chantam, trên Flickr
 
Last edited:
12.1/ Địa điểm thứ nhất tại cụm di tích Thới Sơn - Đình Thới Sơn:

Đình Thới Sơn do Phật Thầy Tây An (tên thật là Đoàn Minh Huyên, 1807-1856), người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cùng với những tín đồ của ông xây dựng vào năm 1851, để thờ vị thần chủ quản vùng đất (thần Thành hoàng) mà họ đến khai phá. Ban đầu đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1945, đình bị quân Pháp đến đốt phá. Năm 1956, đình được người dân dựng lại với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói, nhưng lại bị bom đạn đánh sập.

Sau năm 1975, dân làng góp công, góp của xây dựng lại và tồn tại cho đến ngày nay.

Ngôi đình xây dựng theo kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói, tường xây, nền gạch men, bốn cột chính bằng bê tông cốt sắt biểu trưng cho tứ chúng, xung quanh đình còn có các công trình nhà khách, nhà bếp... Sân đình có bàn thờ Tổ quốc, Thần Nông và các miếu thờ Sơn Quân - Bạch Mã - Chiến sĩ trận vong.

Đình Thới Sơn thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, các khánh thờ chạm khắc công phu, sắc nét… Nội thất đình trang trí rực rỡ, mỹ quan, trước hương án có cặp hạc đứng trên lưng qui chầu thần. Hai bên tả - hữu bàn thờ đối xứng: Tiền hiền - Hậu hiền…

Nhìn chung tổng thể đình Thới Sơn với lối kiến trúc bề thế, tuy đã nhiều lần sửa chữa, tôn tạo. Diện mạo, bố cục bài trí vẫn giữ được bản sắc kiến trúc văn hóa vật thể của dân tộc, vào các ngày lễ hội, nhân dân các nơi về lễ bái khá là đông đảo…


Một góc ở phía trước của đình Thới Sơn

DSC_0264 by Chantam, trên Flickr

DSC_0265 by Chantam, trên Flickr


Bà con dân cư tại địa phương buôn bán ở đây khá đông

DSC_0266 by Chantam, trên Flickr

DSC_0267 by Chantam, trên Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,444
Bài viết
1,147,312
Members
193,505
Latest member
w88vtvcom
Back
Top