What's new

Angkor: Quá khứ huy hoàng, hiện tại ảm đạm, vị lai mịt mờ

Đứng trong cổng thành nhìn lên, cảm giác như đứng trong hang động bằng đá. Các phiến đá chỉ xếp lên nhau nhưng cũng đã đứng vững gần nghìn năm

 
Qua cổng là con đường thắng tắp, chạy xuyên qua rừng già, dẫn vào khu đền chính của Angkor Thom là Bayon. Đây là bức ảnh tôi lượm trên mạng chứ thực ra hôm tôi đến thăm, đông nghịt khách du lịch các màu da nên khó có thể chụp được bức ảnh mà không có bóng người để lột tả sự hoang sơ của nơi đây.

 
Hàng lan can của cầu dẫn vào công chính phia nam với hàng người trong tư thế quỳ, tay nâng rắn thân Naga.
Có vẻ một bên là binh lính hoặc các quan võ với trang phục chiến trận, khuôn mặt nghiêm nghị

và một bên là các quan văn, khuôn mặt hiền từ, trầm lặng hơn

Cũng có thể là khuôn mặt của các bồ tát

Đây là sự tích "khuấy biển sữa": để lấy được thuốc trường sinh, các thiên thần (devas) và quỷ thần (asura) nắm lấy hai bên rắn thần Naga mà kéo.

Do đó hai hàng tượng thì hàng mặt hiền từ hơn là các thiên thần, còn bên dữ tợn hơn là các quỷ thần.

Lưu ý là Quỷ thần (asura) trong Ấn Độ không phải là loại ác quỷ khát máu của địa ngục như các nền văn hóa khác, mà là các loại cao hơn con người, chưa bằng các vị thiên thần, nhưng cũng đầy quyền năng phép thuật.

Đúng ra chư thiên nắm đầu, chư quỷ nắm đuôi Naga, nhưng ở đây thì cho nắm đầu tất, thế mới cân xứng và đẹp đẽ.
 
Đây là sự tích "khuấy biển sữa": để lấy được thuốc trường sinh, các thiên thần (devas) và quỷ thần (asura) nắm lấy hai bên rắn thần Naga mà kéo.

Do đó hai hàng tượng thì hàng mặt hiền từ hơn là các thiên thần, còn bên dữ tợn hơn là các quỷ thần.

Lưu ý là Quỷ thần (asura) trong Ấn Độ không phải là loại ác quỷ khát máu của địa ngục như các nền văn hóa khác, mà là các loại cao hơn con người, chưa bằng các vị thiên thần, nhưng cũng đầy quyền năng phép thuật.

Đúng ra chư thiên nắm đầu, chư quỷ nắm đuôi Naga, nhưng ở đây thì cho nắm đầu tất, thế mới cân xứng và đẹp đẽ.

Thanks Chitto, phục hiểu biết của bạn quá
 
Cảm giác khi nhìn thấy đền Bayon ở trung tâm là một đống đổ nát như một đống đá khổng lồ lộn xộn nổi lên những mỏm đá cố gằng vươn lên trời cao nhưng không thể làm lu mờ đi vẻ hoành tráng và kỳ vĩ của ngôi đền. Những hàng cột, hành lang không còn nguyên vẹn, những tháp bayon 4 mặt vẫn vút cao trên trời xanh. Rêu phong và năm tháng thời gian không thể xóa đi được cái hồn của đá và những đường nét tinh xảo.



Việc xây dựng đền Bayon được tiến hành sau khi vua Jayavarman VII chiến thắng quân Chiêm Thành, mở mang bờ cõi đến gần như toàn bộ bán đảo đông dương và xây dựng lại kinh đô Angkor sau chiến tranh khi nhà vua đã hơn 50 tuổi. Khi nhà vua chết, việc xây dựng Bayon vẫn chưa hoàn thành và được tiến hành sau đó nhiều đời vua sau, tuy nhiên có lẽ việc xây dựng chưa bao giờ hoàn thành vì khi đó Đế chế Khmer dần suy tàn. Chính việc xây dựng kéo dài qua nhiều triều đại vua khác nhau và thậm trí chuyển đổi thành nhiều mục đích thờ phụng khác nhau của việc thay đổi tôn giáo nên đền Bayon mang nhiều đặc điểm khá bí ẩn. Người ta ước tính rằng, riêng việc xếp đá cần phải huy động bốn nghìn công nhân làm việc liên tục trong tám năm và việc trang trí, điêu khắc hơn mười một ngàn bức phù điêu và các khuôn mặt tượng cũng cần phải huy động một nghìn thợ thủ công làm việc trong 20 năm.
 
Last edited:
Được xây dựng sau Angkor Watt gần 100 năm và là một công trình tôn giáo của đạo phật vào thời kỳ vua Jayavarman VII, nên phong cách kiến trúc của đền Bayon có điểm khác so với Angkor Watt mặc dù vẫn thừa hưởng thiết kế theo kiểu tháp đền và kỹ thuật xây dựng có thể giống nhau đó là xếp đá khít vào nhau rồi tạc các đường nét.

 
Đặc trưng của Bayon là các tượng thần Bayon 4 mặt (hay còn gọi là thần Lokesvara) hiển thị trên 37 ngọn tháp lớn nhỏ như là biểu thị của sự quan sát tứ phía của thần linh để quan sát dân chúng và che chở cho đất nước. Gương mặt bayon với nụ cười bí ẩn với các đài sen trên đầu còn là điều tranh cãi của người đời sau. Có người nói, tượng Bayon là gương mặt từ bi của Quan thế âm Bồ tát, cũng có người cho rằng đó chính là gương mặt của nhà vua Jayavarman VII vì vốn dĩ ông vua này sinh thời không màng đến quyền lực hay cai trị mà chỉ thích ẩn dật như những vị tu hành, cũng có người cho rằng đó là gương mặt của thần Siva trong Ấn Độ giáo. Chính điều này đã giúp cho các gương mặt Bayon không bị đập phá bởi con người khi vào thời kỳ sau đó, Vương quốc Khmer cải đạo sang Ấn giáo.

 
Với tôi, gương mặt từ bi của tượng Bayon mắt nhắm như đang thiền tịnh có lẽ là biểu thị gương mặt của Bồ tát hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,481
Bài viết
1,147,737
Members
193,547
Latest member
7gameswincombr
Back
Top