What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Bác tôi là Tiến sĩ vật lý và nghề chính là bác dậy vật lý - môn khoa học cơ bản cho 1 trường ĐH. Nhưng chẳng hiểu thế nào bác lại thích triết học và học tới TS luôn mới ghê, mà lại không phải học ở trường vớ vỉn lìu tìu. Bằng TS triết học của bác là do trường Cornell - một trong 8 trường thuộc Ivy League cấp. Đúng là không học thì thôi, học phải tới nơi tới chốn. Nhưng đó là ở nước ngoài khi cuộc sống no đủ, chứ ở VN nếu không phải lo cuộc sống chắc em cũng sẽ đi học thêm về ngành lịch sử hay văn hoá gì đấy em thích mặc dù chẳng để làm gì, chỉ để biết






Cái máy tính Apple không phải là cái duy nhất cổ lỗ sĩ trong nhà bác tôi. bác còn một con xe GM đời 7x trong gara nữa. Và cũng như chiếc máy tính, nó vẫn chạy tốt. Hàng ngày bác vẫn lái xe đi chợ, ra ngân hàng hay đi chơi bằng chiếc xe này







 
Ở đây ngoài phòng khách chính, còn có phòng khách nhỏ để tiếp những người khách thân mật. Bác tôi ở đây từ những năm 6x của thế kỷ trước. Hồi đó còn rất ít ngừoi Việt ở bên này, nên bác chơi và ngao du chủ yếu cùng với những người Do Thái, những người dạy học cùng bác. Bác mua ngôi nhà này cũng của 1 ngừoi Do Thái, và hình như khu bác ở cũng là khu Do Thái thì phải, vì lúc nãy đi qua tôi có loáng thoáng nhìn thấy một nhà thờ Do Thái











 
Nếu như đến một thành phố Bắc Mỹ mà chưa kiếm được khu chợ Việt hay Tàu, các bạn cứ vào google map gõ key words "Walmart" lập tức nó sẽ hiện ra cái siêu thị gần bạn nhất. Nhưng thường là xa trung tâm vì siêu thị này cực lớn, cần diện tích rộng. Nhưng vào đây các bạn có thể mau nguyên liệu về nấu đủ các món ăn từ món ăn Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo....Nhưng tôi chỉ mua về để nấu món ăn Vietnam thôi











 
Hôm sau em dành nguyên một buổi chiều đến thăm Trường Université de Montréal (Trường ĐH TH Montreal) sở đĩ đến thăm ngôi trườngh này vì em có ngừoi bạn đang làm Master ở đây. Và nói về ngôi trường này thì mợ ấy nói khá nhiều trong thread này rồi. Bác nào muốn tìm hiểu về ngôi trường này thì nên đọc trong đó. Còn bài này em chỉ nói về cảm nhận cá nhân











 
Université de Montréal luôn nằm trong top 5 các trường DH của Canada. Ra cận cửa khoa đón tôi, H dẫn tôi đi xuyên qua các đường hầm, qua giảng đường lớn, đến các khoa phòng. H giới thiệu cho tôi những chính sách cấp scholar ship mà H đang theo học. Tạm dừng một công việc với một mức thu nhập đáng mơ ước ở VN, H sang đây học master với mong muốn tìm ra một môi trường tốt cho 2 con của mình. Và với một nỗ lực không ngừng nghỉ cô hoàn thành chương trình học trong vẻn vẹn có hơn 1 năm
H nói nhanh, trong mắt rực lên những hy vọng, những khát khao, hoài bão. Những thứ mà thường chỉ có ở độ tuổi ngoài 20 nhưng tôi không ngờ nó vẫn tồn tại trong người phụ nữ ngoài 40 tuổi tràn đầy năng lượng này.










 
Để tránh những vấn nạn trong nước: ô nhiễm, hệ thống giáo dục, y tế xuống cấp và các vấn đề khác nữa, nhiều người chọn con đường ra đi. Có người chọn con đường đầu tư, có người chọn con đường kết hôn rồi du học tìm cách xin việc rồi ở lại. Thậm chí những người dân không có trình độ cao, tài sản lớn thì họ chọn con đường nhẩy thùng ra đi....tất cả cũng chỉ vì mưu cầu hạnh phúc ở một bờ bến mới.
Cũng thật tiếc khi trong phần lớn những người ra đi là những ngừoi có trình độ, tài năng và có nhiều tài sản. H là một trong nhữung người như thế, nhận thấy khi hai con mình sang một đất nước xa lạ học hành và kafm việc khi đã trưởng thành cơ hội thành công khó khăn hơn là tiếp xúc với văn hoá của bản địa từ nhỏ. Nhưng bọn trẻ sang làm sao? sao mà tự nhiên sang đó học được????? Sau khi nghiên cứu H quyết định apply CV sang học Master ở bên này. Với mục đích ngoài việc học hành một nghề mới, kiếm cơ hội mới, công việc mới còn một mục đích chính nữa là đem hai con sang tiếp cận một nền giáo dục tân tiến. Kiểu đi đó gọi là tị nạn giáo dục :D








 
Nói thì dễ, nghĩ khó hơn một chút, nhưng làm thì cực khó. Tự nhiên thay đổi môi trường sống, mọi việc phải bắt đầu lại từ đầu, một thân một mình nơi đất khách quê người. Phải nỗ lực gồng gánh ngoài việc học tốt còn phải lo cho 2 con. Thật khó có thể tưởng tượng được những khó khăn mà mẹ con H phải trải qua trong những ngày đầu. Nhưng may mắn, khi bọn trẻ con bị ép vào hoàn cảnh cùng với việc đi học được tiếp xúc với các bạn bên này nên tính tự lập của bọn chúng rất cao, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm vượt bậc, H không những đã hoàn thành mà còn làm rất tốt những dự định ban đầu của mình










 
Việc học master cũng cực kỳ áp lực, H không giống như học trong nước (kiểu cũ), học Master ở đây muốn chọn bao nhiêu môn học trong 1 kỳ cũng được miễn là anh vượt qua được nó. Với quan điểm tốt nghiệp sớm, ra trường sớm thì cơ hội sẽ nhiều hơn, nên H hoàn thành xuất sắc khi học xong master chỉ trong vòng hơn 1 năm. Ban đầu khi đăng ký, không ít các bạn SV nuớc ngoài nói là cô bị điên, học thế này thì tẩu hoả nhập ma và đich đến là BV Tâm thần. Nhưng không, cúng chẳng biết bằng cách nào mà H vượt qua được, nhưng chắc chắ ở đây không có chuyện chạy thầy với mua điểm. Thế mới tài










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,641
Bài viết
1,154,301
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top