What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Sẽ thật là thiếu sót nếu như chỉ nói đến sức mạnh của dòng thác và sự hung dữ của nó mà không nói đến những con người chinh phục dòng thác. Đầu tiên là những người nghiên cứu trị thuỷ. Ở bên trên dòng thác, họ làm một cái đập với mục đích là điều tiết bớt lưu lượng và chỉnh dòng chảy. Đến tháng 6 năm 1969 lần đầu tiên trong lịch sử người ta chứng kiến thác Mỹ dừng chảy. Và các nhà địa chất cùng với quân đội Mỹ thu dọn, đục đẽo các mảnh đá đem về nghiên cứu. Đến tháng 11 năm đó nó mới được chảy lại.
Năng lượng của Niagara là vô biên, và ngừoi ta đã xây dựng lên một nhà máy điện khác dưới hạ lưu của nó. Và hiện tại nó đang cung cấp điện cho cả vùng đông bắc bước Mỹ và Canada này


Thác Mỹ










 
Tiếp đến là những cuộc chinh phục thác của những kẻ mạo hiểm. Có lẽ về cái khoản mạo hiểm này người phương tây có gen mạo hiểm hơn hẳn ngừoi phương đông. Thế nên họ mới có những nhà hằng hải, những nhà phát kiến địa lý....Và trong công cuộc chinh phục mạo hiểm thác Niagara này hầu hết họ đều thuộc chủng tộc da trắng.
Ấy thế nhưng người đầu tiên vượt thác trong một cái thùng lại không phải là một tay anh chị bất hảo, cũng chẳng phải là một tay phượt thủ chuyên nghiệp cỡ như Bear Grylls, mà cũng chẳng phải một bạn trẻ nông nổi..... mà là một người phụ nữ, một giáo viên 63 tuổi. Bà vượt thác Niagara trong một cái thùng gỗ và một cái săm xe chứa oxy để thở. Đơn giản thế thôi, nhưng khi lên bờ bà nói câu đầu tiên là khuyên mọi người đừnng làm như bả.
Được kích thích bởi một bà già 63 tuổi, nhiều tay anh chị rồi phượt thủ.....nghĩ rằng bà già nhà quê kia còn làm được, tại sao mình không làm được? và kết cục là 10 người đi thì chắc chỉ có 1-2 người trở về được với vợ con. Thế nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều người thử sức với mẹ thiên nhiên mà cũng chẳng hiểu vì sao nữa.
Cá biệt có Steve Trotter, ngừoi đã lập kỷ lục khi vượt Niagara trẻ nhất vào năm 1985 khi mới 22 tuổi thành công. Không bằng lòng với kỷ lục đó. 10 năm sau, anh quay lại cùng bạn gái với nỗ lực trở thành cặp đôi đầu tiên vượt Niagara. Và may mắn anh lại thành công và lại lập nên kỷ lục là người đầu tiên 2 lần vượt Niagara thành công.
Nhưng cũng có người lập lên những kỷ lục khá buồn cười, như David Munday đã lập lên kỷ lục với 4 lần vượt thác không thành công vì bị bắt. Những khó khăn lớn nhất khi muốn vượt thác gồm 2 vấn đề. Đó là thùng tono để bảo vệ cơ thể và không khí để thở. Nhưng vào một ngày đẹp trời Jesse Sharp không cần cả hai thứ đó, anh muốn trở thành người đầu tiên vượt thác bằng thuyền Kayak và đương nhiên hành động điên rồ này không thành công và Sharp đã không bao giờ được ngắm mặt trời mọc trên thác Niagara nữa.
Ngày nay vẫn có nhiều người đến để chinh phục thác các bác nhà mình nếu có đủ dũng khí xin mời đến thử sức nhưng trước khi các bác xuống nước hãy chuẩn bị sẵn 10.000 CAD tiền phạt đã










 
Khi còn tàu đi vào gần thác chồm lên chồm xuống như muốn chìm, rồi nước hắt vào ướt hết cả người thì em lại thấy mấy người già là bình tĩnh nhất. Đứng cạnh em là một bà già gần 80 tuổi, mặt lạnh tanh không chút biến sắc. Và bố em cũng thế, cụ cũng gần 80 nhưng coi chuyện này là chuyện bình thường











Còn đây là trung niên :D



 
Nếu đi thăm thác từ phía bên Mỹ còn có 1 option nữa là đi cầu gỗ xuống dưới đáy thác của Mỹ. Cây cầu này năm nào cứ đến mùa đông là đổ, và tháng 4 hàng năm họ lại dựng lại phục vụ khách du lịch






Cái thác nhỏ này nó là thác Bridal Veil đấy các bác. Thác này cùng với hai thác Niagara cùa Mỹ và của Canada tạo thành hệ thống Niagara falls. Giữa thác Bridal Veil và thác Niagara Mỹ bác bác để ý thấy có người đứng các bác nhé. Đó cũng là một option thăm thác nữa khi các bác đến đây


 
Thăm thác xong lên ờ chụp một kiểu với cái áo mưa rách nát







Quay ra chỗ đậu xe lên xe để về thấy cái xe này. Tý nữa thì lên nhầm, bố khỉ :D







Hoá ra xe mình đây, có cả CS lẫn quân đội bảo vệ. Nhưng toàn thấy buôn chuyện chắc nói xấu cán bộ :D



 
Về tới Montreal thì trời cũng đã tối. Hôm sau là ngày gia đình em về Việt Nam. Chuyến bay về khởi hành lúc 15h20' vậy là em còn hẳn một buổi sáng dạo phố và ngắm cảnh Montreal trước khi chia tay










 
Hôm đó vào đầu tuần lại đầu giờ sáng nên mọi người cũng khá vội vã đi làm. Ngồi lặng lẽ ngắm mới thấy mọi mặt chuyển động của xã hội, mỗi người một vẻ cũng khá hay. Đôi khi cũng cần sống chậm, chùng lại một tý để ý đến những thứ xung quanh mình. Và biết đâu từ đó lại bbieets mình cần cái gì hoặc cho mình những ý tưởng mới mẻ










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,499
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top