What's new

[Chia sẻ] [BẮC KINH DU KÝ] - Hành trình đi tìm những sắc màu

(beer) Chào Diễn đàn. Mình là thành viên mới. Hân hạnh đến với Diễn đàn.

Mình biết đến Diễn đàn trong một lần tìm kiếm thông tin cho chuyến đi Bắc Kinh của mình. Nhờ những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích của các bạn, mình đã thực hiện chuyến đi tốt đẹp. Mình rất biết ơn.

Đã có nhiều topic hấp dẫn của các anh/chị và các bạn giới thiệu về các địa danh trên đất nước Trung Quốc, tuy nhiên theo mình nhận thấy chưa có topic nào đi sâu giới thiệu rõ nét về thủ đô Bắc Kinh. Cho nên, mình mạo muội xin phép lập topic này, tóm tắt lại hành trình của mình, qua đó cung cấp đầy đủ hơn hình ảnh và thông tin về thành phố này, nhằm chia sẻ tới những ai quan tâm hoặc có ý định tham quan Bắc Kinh trong tương lai.

Mình yêu thích kiến trúc và đô thị, thành thử góc nhìn của mình có xu hướng đi sâu về hai yếu tố này. Bắc Kinh là thành phố có nhiều sắc thái kiến trúc. Do đó, mình lấy chủ đề cho loại bài viết này là "Bắc Kinh du ký - Hành trình đi tìm những sắc màu".

page03.jpg


Hy vọng mình có thể mang đến vài thông tin bổ ích để chia sẻ tới các bạn, như mình đã từng nhận được từ các bạn.

Trân trọng :)
 
Last edited:
Phần 3 (tiếp)

Sở dĩ, cổng thành này có tên Thiên An Môn là vì nó được đặt theo một hệ thống tên gọi chung của kinh thành Bắc Kinh xưa.

img_6950.jpg


Thiên An Môn ở phía nam (trong đó, “Thiên An” có nghĩa là an lành trên trời cao), cùng với Địa An Môn ở phía bắc (an lành dưới nhân gian), Đông An Môn, Tây An Môn hợp thành 4 cổng chính theo 4 phía dẫn vào kinh thành trước kia.

7200773342_12599ccae2_c.jpg


Trở lại Quảng trường Thiên An Môn. Quảng trường này được ví như trái tim của đất nước Trung Hoa. Cho nên, đứng ở đây xem như đang đứng ngay tại trung tâm đất nước này. (c)

Bởi nơi đây không chỉ có ý nghĩa trung tâm về mặt tinh thần, mà nó thực sự là trung tâm về mặt chính trị, là nơi đầu não tập trung bộ máy quyền lực, hành chính nhà nước.

7200773486_48311cc5cf_c.jpg


Do đó, mặc dù chỉ là một khoảng không gian công cộng, quảng trường này được chính quyền thực hiện chế độ bảo vệ gắt gao, thiết lập hàng rào bao quanh toàn bộ khuôn viên, quy định giờ mở cửa trong ngày, người ra vào quảng trường đều phải qua máy soi an ninh. X(

Trên diện tích rộng lớn của quảng trường, lính gác được phân bố dày đặc, theo dõi “đến từng centimet”. :gun

Cũng chính vì lẽ đó, theo cảm nhận của riêng tui, quảng trường này mới chỉ đạt được yếu tố bề thế, đủ sức gây choáng ngợp cho bất kỳ ai khi đứng giữa chốn rộng lớn khoáng đạt này. Mà nó thiếu đi một điểm nhấn cảm xúc (NO) , nơi mà người ta có thể ghi nhớ và lưu giữ ấn tượng, chẳng hạn như thảm cỏ xanh mướt trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), một tòa nhà thờ duyên dáng ở Quảng trường Đỏ (Matxcơva), hay một chiếc cầu đá cổ ở quảng trường trước Hoàng Cung (Tokyo).
 
Last edited:
Phần 3 (kết)

Nói thêm về các công trình kiến trúc xung quanh quảng trường. Xét riêng về chi tiết đường nét, dễ dàng nhận thấy hầu hết không có được vẻ đặc sắc và tinh xảo như kiến trúc phương tây. (NO) Ưu điểm duy nhất là hình khối đường bệ đầy uy nghi quyền lực, cùng màu sắc nhã nhặn, tạo được vẻ cân bằng không gian rộng lớn bao quanh.

img_6974.jpg


Tòa nhà đồ sộ trong ảnh là Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, nằm ở cánh phía đông của quảng trường, đối diện với Đại Lễ đường Nhân dân ở cánh phía tây (xem ảnh dưới).

img_6987.jpg


Trước khi khép lại, mời các bạn ghé qua mặt sau của tòa nhà Đại Lễ đường Nhân dân. Đặc biệt với những ai yêu thích kiến trúc, đừng quên chịu khó dành chút thời gian đi bộ vòng ra phía sau tòa nhà này. Vì có một bất ngờ thú vị ở đó.

7200805628_64d4b01854_c.jpg


Điều thú vị xuất hiện rồi đây! (c)

Một công trình có dáng dấp kiến trúc cực kỳ hiện đại và độc đáo nằm về phía tây ngay gần sát quảng trường, mang đến sự giao thoa đặc sắc kim cổ, đó là Nhà hát quốc gia. Tui sẽ dành riêng một bài viết để giới thiệu thật trọn vẹn vẻ lung linh huyền ảo của công trình này – một điểm nhấn thú vị không thể bỏ qua khi ghé thăm Bắc Kinh.

(hết phần 3)

------------------------------------

(Photo by Kiendzang)
 
Last edited:
Phần 4 - "Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành"

“…Na Giai quay đầu nhìn Tử Cấm Thành một lần cuối. Cung điện nguy nga lộng lẫy nhưng toàn ẩn chứa trùng trùng ân oán, hiểm họa mai phục khắp nơi, thật khiến người ta kinh tâm. Na Giai còn nhớ tâm trạng hiếu kỳ, bồn chồn, háo hức khi sắp tiến cung, hồi tưởng cuộc sống kỳ quái bao năm nay, nhớ đến hoàng đế, nhớ đến hoàng hậu. Lần nữa cô lại không ngăn được dòng nước mắt nóng trào tuôn”.

(trích tiểu thuyết “Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành”, tác giả Hongkong Lương Phụng Nghi)

Thú thực là tui không có thích tiểu thuyết, cho nên việc đọc tiểu thuyết lại càng không tưởng :D . Nhưng mà, tui thấy câu trích dẫn cũng như tựa đề của tiểu thuyết này hay, tui mạn phép đưa vào để tạo cảm hứng thi vị cho điểm dừng chân tiếp theo trên cuộc hành trình.

“Mặt trời lặn sau Tử Cấm Thành”

7200775070_060661269a_d.jpg


Trước tiên là đôi dòng giải thích cho tên gọi Tử Cấm Thành (紫禁城). Phân tích Hán tự thì, “Cấm Thành” nghĩa là khu thành cấm thường dân ra vào, còn “Tử” có nghĩa là màu tía (hoặc tím). Dịch sát nghĩa là “thành cấm màu tía”. Nhưng thật ra thành này không được sơn phết màu tía nào cả, mà chữ “Tử” nên được hiểu theo cách khác. Đó là chữ “Tử” (紫) trong “Tử Vi”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử. Từ đó, chốn cung cấm mà Vua ở được gọi là “Tử Cấm Thành”.

Tử Cấm Thành Bắc Kinh có thể được xem là tòa thành còn tồn tại nguyên vẹn và hoành tráng nhất, xét về quy mô, diện tích, giá trị thẩm mỹ và kiến trúc trong số các tòa kinh thành còn sót lại ngày nay ở các nước phương đông. Đây quả thật là một báu vật không chỉ của Trung Quốc, mà của toàn nhân loại.

Nơi sinh sống của những bậc đế vương và những vị hoàng hậu nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, nơi cung cấm với bao tiếng than ai oán của những kiếp người… tất thảy tạo nên một sức cuốn hút mạnh mẽ, là niềm khao khát thôi thúc bấy lâu đối với tui.
 
Phần 4 (tiếp)

Mặc dù rất muốn có mặt tại Tử Cấm Thành đúng thời khắc đẹp, như cái tiêu đề đầy thi vị của bài viết, nhưng với đặc trưng ngày dài đêm ngắn của mùa này ở Bắc Kinh thì điều đó là bất khả thi, bởi tận 7h tối mới là thời điểm hoàng hôn! Mà Tử Cấm Thành chỉ mở cửa cho du khách từ 8h30 đến 17h00 hàng ngày. Thôi, tui đành thực hiện chuyến khám phá với tiêu đề ngược lại:

Mặt trời mọc chói chang trên Tử Cấm Thành! :D

img_7559.jpg


Lối vào duy nhất tham quan Tử Cấm Thành là cổng Thiên An Môn. Mặc dù hôm nay là ngày bình thường trong tuần, nhưng du khách tham quan vẫn rất đông. Vào cuối tuần hoặc các dịp lễ, lượng người sẽ tăng khiếp khủng. Do đó, chọn ngày giờ thích hợp là một vấn đề đáng lưu ý trong việc lên lịch trình tham quan Hoàng Cung.

img_7575.jpg


Sau khi rồng rắn theo dòng người vượt qua cổng đầu tiên là Thiên An Môn (vòng thành thứ nhất, đây mới chỉ là khuôn viên phía ngoài Tử Cấm Thành), qua tiếp một cổng phụ cũng to vật vã không kém, lúc này mới tới cổng Ngọ Môn (vòng thành thứ hai, tức là Tử Cấm Thành).

img_7571.jpg


Du khách sẽ dừng chân mua vé tham quan tại đây, với giá vé cắt cổ 60RMB :( (khoảng 200 nghìn tiền VN). Giá vé đồng hạng cho người lớn, không phân biệt quốc tịch. Có vé trên tay rồi, bắt đầu bước vô Hoàng Cung.
 
Phần 4 (tiếp)

Nhìn vào sơ đồ sau đây để dễ hình dung (ảnh: Google Maps).

05-ngo-mon-copy.jpg


Sau khi qua cổng Ngọ Môn, sẽ bước vào một sân lớn trước một cổng tiếp theo là Thái Hòa Môn. Trước khi đi vào sâu hơn phía trong, tạm dừng chân ở đây để quan sát.

img_7574.jpg


Đây là mặt phía sau của Ngọ Môn. Mặc dù mỗi ngày nơi đây thu tiền vé cắt cổ của hàng tỉ tỉ du khách, dường như vẫn chưa đủ bù đắp kinh phí trang hoàng cho cổng chính Hoàng Cung. Màu sơn trên tường hiện tại trông có vẻ nham nhở. Thật tội nghiệp. Mong mấy bạn bỏ quá cho Bắc Kinh! ;)

img_7603.jpg


Mặt trước của Ngọ Môn khá thô kệch và xấu xí, nhưng mặt sau lại rất đẹp và hài hòa, với một dòng nước uốn lượn vắt ngang. Theo tui đánh giá thì vị trí này là một trong những góc chụp đẹp nhất trong toàn bộ Tử Cấm Thành, do đó chớ vội bỏ qua.

img_7623.jpg


Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hòa Môn, công trình to lớn trong hình. Bước qua Thái Hòa Môn, ta sẽ vào đến trung tâm Hoàng Cung.
 
Phần 4 (tiếp)

Gọi là trung tâm, bởi vì khi nơi đây có Điện Thái Hòa:

06-thai-hoa-mon-copy.jpg


Điện Thái Hòa là công trình quan trọng bậc nhất của Hoàng Cung, nơi Vua thiết triều và bàn việc chính sự với quan lại, như ta vẫn thường thấy trong phim (ảnh: Google Maps).

img_7638.jpg


Tại khu vực này, ta nên rẽ sang hai dãy tường lang hai bên, một là để thoát đám đông người và người, hai là để tránh nắng giữ sức khỏe, ba là có khả năng bao quát các công trình để đưa vào ống kính.

img_7672.jpg


Hai bên sân chính ở khu vực Điện Thái Hòa là các tòa viện bề thế, nơi làm việc của các quan lại triều đình.

01.jpg


Toàn cảnh khu Điện Thái Hòa, nhìn từ tường lang bên cánh phải.
 
Last edited:
Phần 4 (tiếp)

Từ đây đi sâu vào trong, sẽ dẫn vào 2 tòa điện tiếp theo cũng có cùng tên “Hòa”.

07-dien-thai-hoa-copy.jpg


Phía sau Điện Thái HòaĐiện Trung Hòa - nơi nghỉ ngơi, ăn bánh, uống cafe của Vua :)) trước và giữa mỗi buổi thiết triều, còn sau cùng là Điện Bảo Hòa - nơi “chạy thử chương trình” của triều đình, tức là tổng duyệt các nghi thức trước khi ra “diễn” chính thức ở Điện Thái Hòa (ảnh: Google Maps).

img_7734.jpg


Đây là hình ảnh thực địa ở khu vực sân chung của 3 tòa điện có cùng tên “Hòa” này. Theo thứ tự từ trái qua là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.

img_7736.jpg


Ngắm nhìn thêm một góc khác về Điện Thái Hòa.
 
Last edited:
Phần 4 (tiếp)

Tất cả các cung điện mà ta đã lướt qua nãy giờ mới chỉ thuộc phạm vi “Ngoại triều” tức là nơi làm việc của triều đình. Bây giờ, tiến vô sâu hơn phía sau Điện Bảo Hòa, mới tới khu “Hậu cung” là nơi ở của Vua, thái hậu, hoàng hậu và các cung nữ.

08-cung-can-thanh-copy.jpg


Nơi đây có hàng trăm gian nhà, với hàng nghìn phòng lớn nhỏ. Cũng chính vì thế mà Tử Cấm Thành Bắc Kinh được mệnh danh là cung điện có nhiều gian phòng nhất thế giới (ảnh: Google Maps).

img_7600.jpg


Chốn cao quý này xưa kia bao thiếu nữ ước ao được vào để đổi đời. Hồng nhan thì đời nào cũng thế! Có kẻ diễm phúc trở thành bà hoàng, nhưng cũng có lắm mỹ nhân mãi chôn vùi xuân sắc phía sau những gian phòng lạnh lẽo. :(

img_7747.jpg


Cung điện lớn nhất trong khu vực này là Cung Càn Thanh. Chỉ biết rằng thì là, Vua ngủ chỗ này, Vua đọc sách chỗ này, Vua ăn chỗ này. Tui tò mò đi ra xung quanh thử tìm chỗ Vua “giải quyết nỗi buồn”, chỗ Vua nhậu… nhưng không tìm ra. Đây mãi là một bí ẩn của nhân loại! (c)

img_7748-001.jpg


Trong hình là ngự phòng với ngai vàng, nơi Vua đọc sách, làm thơ. Còn các nàng cách cách, các chàng a ca vây quanh tung tăng mua vui cho “phụ hoàng”.

img_7606.jpg


Dung Ma Ma, Ngũ A Ca và Tiểu Yến Tử ở nơi đâu?
Tể tướng Lưu gù và Hòa Thân chắc ngày xưa từng cự lộn nhau chỗ này.
 
Last edited:
Phần 4 (kết)

Lạc vào đây, có đến hằng hà sa số các gian phòng, ngõ lối chi chít để khám phá, nhưng sức người có hạn, kẻ lữ khách giang hồ không thể đi được hết toàn bộ khu Hoàng Cung chỉ trong một buổi dạo chơi ngắn ngủi. Giờ là lúc kẻ giang hồ giã từ chốn kinh thành (BB)

img_7758.jpg


“Kiendzang ngoái đầu nhìn Tử Cấm Thành lần cuối. Cung điện nguy nga lộng lẫy nhưng ẩn chứa trùng trùng ân oán, hiểm họa mai phục khắp nơi, thật khiến người ta kinh tâm”.

Dù lúc này giữa trưa nắng gắt, không có ánh hoàng hôn rọi trên gác tía tường son, tui vẫn cố gắng tạo ra không khí cổ trang sến súa(!), bắt chước tâm sự nàng Na Giai đượm màu thi vị cho nó giống tiểu thuyết :)) .

img_7764.jpg


Thời thế đổi dời, xưa kia những kẻ thường dân như tui đây chỉ có thể đứng ngoài mà ngóng vào chốn lầu son quyền quý, đừng hòng bao giờ mơ có thể mua vé vào ung dung dạo bước thưởng mây ngắm hoa như hôm nay. Mặt trời vẫn mọc và lặn nơi Tử Cấm Thành, ngày xưa, ngày nay và mãi mai sau. Những câu chuyện thâm cung bí sử, những âm mưu tranh quyền đoạt vị, những khúc bi thương tráng ca ai oán, hay những mơ ước lấp lánh vàng son vẫn mãi còn đó chốn kinh thành rực rỡ này, gợi niềm cảm hứng bất tận cuốn hút bước chân lữ khách muôn phương.

(hết phần 4)

------------------------------------------------------

(Photo by Kiendzang)
 
Last edited:
Phần 5 - "Quả trứng" lung linh

Bên cạnh mảng màu truyền thống đậm nét, Bắc Kinh có một dấu ấn kiến trúc khác không kém phần đặc sắc là kiến trúc hiện đại. Rất nhiều công trình xây dựng mọc lên gần đây với thiết kế độc đáo khoác lên thành phố Bắc Kinh một dáng vẻ tân kỳ đầy sức sống.

Nước Trung Quốc hùng mạnh, người Trung Quốc ưa phô trương thanh thế, hai yếu tố này gộp lại tạo điều kiện để những công trình kỳ vĩ ra đời, đưa Bắc Kinh bứt lên và khẳng định vị thế thủ đô của quốc gia lớn và đông dân nhất thế giới này.

Trên bước đường phát triển của mỗi thành phố, cần có những “bước ngoặt” để thay đổi bộ mặt. Đó là lý do vì sao mà các thành phố lớn trên thế giới đua nhau giành quyền đăng cai những sự kiện thể thao/triển lãm mang tầm cỡ khu vực và thế giới, dẫu tốn kém vô vàn tiền của sức lực. Vì các thành phố ấy cần những “bước ngoặt”.

Và Bắc Kinh đã tìm được cho mình một dịp may hiếm có và biết cách tận dụng thời cơ để tạo “bước ngoặt”.

Ấy là tui muốn nhắc đến sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Bảy năm chuẩn bị, mở rộng hạ tầng đường sá giao thông, chỉnh trang đô thị, xây dựng mới nhiều công trình công cộng đã trình làng trước thế giới một Bắc Kinh lột xác ngoạn mục vào thời điểm 2008 trước khi Thế Vận Hội diễn ra.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,563
Bài viết
1,153,709
Members
190,126
Latest member
ThanhDuyStore
Back
Top