What's new

[Chia sẻ] [BẮC KINH DU KÝ] - Hành trình đi tìm những sắc màu

(beer) Chào Diễn đàn. Mình là thành viên mới. Hân hạnh đến với Diễn đàn.

Mình biết đến Diễn đàn trong một lần tìm kiếm thông tin cho chuyến đi Bắc Kinh của mình. Nhờ những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích của các bạn, mình đã thực hiện chuyến đi tốt đẹp. Mình rất biết ơn.

Đã có nhiều topic hấp dẫn của các anh/chị và các bạn giới thiệu về các địa danh trên đất nước Trung Quốc, tuy nhiên theo mình nhận thấy chưa có topic nào đi sâu giới thiệu rõ nét về thủ đô Bắc Kinh. Cho nên, mình mạo muội xin phép lập topic này, tóm tắt lại hành trình của mình, qua đó cung cấp đầy đủ hơn hình ảnh và thông tin về thành phố này, nhằm chia sẻ tới những ai quan tâm hoặc có ý định tham quan Bắc Kinh trong tương lai.

Mình yêu thích kiến trúc và đô thị, thành thử góc nhìn của mình có xu hướng đi sâu về hai yếu tố này. Bắc Kinh là thành phố có nhiều sắc thái kiến trúc. Do đó, mình lấy chủ đề cho loại bài viết này là "Bắc Kinh du ký - Hành trình đi tìm những sắc màu".

page03.jpg


Hy vọng mình có thể mang đến vài thông tin bổ ích để chia sẻ tới các bạn, như mình đã từng nhận được từ các bạn.

Trân trọng :)
 
Last edited:
Phần 7 - Có một Bắc Kinh dịu dàng

Một Bắc Kinh đậm đà màu sắc truyền thống. Một Bắc Kinh kiêu hãnh dáng vẻ đô thị hiện đại. Ta đã nhìn thấy một đô thị Bắc Kinh với nhiều sắc thái kiến trúc của các công trình xây dựng. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến cảnh quan thiên nhiên của Bắc Kinh. Trong phần tiếp theo đây, hãy cùng theo chân tui khám phá màu xanh Bắc Kinh.

Có một Bắc Kinh dịu dàng

Bắc Kinh có nhiều công viên. Nổi tiếng có thể kể đến: công viên Bắc Hải, Nam Hải, Cảnh Sơn… ở sát bên Tử Cấm Thành, hay Di Hòa Viên (còn được biết với tên gọi Cung điện Mùa hè).

Địa điểm mà tui chọn ghé thăm trong hành trình khám phá Bắc Kinh của mình là công viên Thiên Đàn, nằm ở phía nam thành phố, thuộc khu vực rìa của kinh thành xưa.

img_7891.jpg


Công viên có tên Thiên Đàn, vì nó nằm xung quanh khu di tích Thiên Đàn (có nghĩa là Đàn cầu trời) là nơi xưa kia nhà vua tế lễ trời đất, cầu mong thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu. Những công trình như thế này cũng gặp ở Việt Nam, chẳng hạn như Đàn Xã Tắc, Đàn Nam Giao ở Huế là nơi tổ chức các lễ tế của triều đình Nguyễn trước kia.

img_7893.jpg


Công viên này có nhiều cây xanh, là không gian yêu thích của nhiều người dân Bắc Kinh, đặc biệt là người về hưu và người già. Đến đây, ta có thể bắt gặp một hình ảnh thú vị: thư pháp trên nền gạch.

img_7902.jpg


Đây là một thú vui rất tao nhã. Những cụ già yêu thích thư pháp mỗi ngày lại vào công viên trổ tài “múa bút”, viết lên nền gạch những câu thơ yêu thích để mọi người cùng thưởng thức. Bạn đừng lo lắng nền gạch sẽ bị vấy bẩn, bởi những nét thư pháp này không phải được viết bằng mực đen, mà là nước pha dầu bóng. Nét chữ sẽ bay hơi sau một giờ đồng hồ, trả lại vẻ sạch sẽ cho nền gạch.
 
Phần 7 (tiếp)

7233234690_c07c94d82d_d.jpg


Đây là cổng vào Thiên Đàn. Nói thêm về công trình này. Mặc dù nằm khá xa Tử Cấm Thành, nhưng Thiên Đàn vẫn là một công trình quan trọng của kinh đô xưa (cùng với 3 đàn khác: Địa Đàn, Nhật ĐànNguyệt Đàn lần lượt là các nơi cúng tế Thổ Địa, Mặt Trời và Mặt Trăng).

Tòa tháp 3 tầng mái của Thiên Đàn còn là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Bắc Kinh. Du khách muốn chiêm ngưỡng màu sắc cổ xưa của Bắc Kinh thì không nên bỏ qua điểm tham quan này, bên cạnh một Tử Cấm Thành đã quá nổi tiếng.

Có một chuyện vui “éo le” mà tui gặp phải tại đây. Số là, do tìm hiểu thông tin không kỹ lưỡng, tui cứ đinh ninh là chỉ cần mua vé vào cổng 1 lần là có thể tham quan toàn bộ khu vực này. Nhưng, thật sự ra không phải. Bắc Kinh rất biết cách kiếm tiền du khách. (NO)

Vé vào cổng mà tui mua lúc đầu chỉ dành cho công viên xung quanh Thiên Đàn, nơi tui giới thiệu nãy giờ. Muốn vào thăm tiếp tòa tháp này, phải mua thêm vé nữa!!! Moi móc hết trong ví mới biết không mang theo đủ tiền. Thiệt là éo le, lúc đó không thể mượn ai hay xin xỏ ai xung quanh. Thôi thì, đứng đây ngóng mỏ nhìn vô vậy :((

7233235892_395d5d5043_d.jpg


---------------------------------

[Thông tin về cách đi lại]

- Bus: bắt tuyến số 2 tại Tiền Môn (Qianmen), đi khoảng 10 phút, xuống tại trạm Tiantan Ximen (cửa tây Thiên Đàn).
- Metro: ga Tiantan Dongmen (cửa đông Thiên Đàn), Line 5.
- Vé vào công viên: 10RMB, vé vào tòa tháp: 20RMB.
 
Last edited:
Phần 7 (kết)

Quay trở lại câu chuyện chính về màu xanh Bắc Kinh. Không chỉ có ở những khu di tích lịch sử, hay những công viên lớn, mà ta dễ dàng bắt gặp màu xanh tràn ngập khắp nơi trong thành phố.

img_7098.jpg


Chính quyền Bắc Kinh ý thức được tình trạng ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng của thành phố (theo tui đánh giá, thậm chí ô nhiễm hơn cả Sài Gòn, tui sẽ đề cập đến vấn đề này trong phần cuối cùng tổng kết về Bắc Kinh), nên đã ra sức phủ xanh đường phố nhằm mang đến bầu không khí trong lành.

img_7081.jpg


Nếu so với Tokyo, cây xanh ở Bắc Kinh có số lượng lớn hơn rất nhiều. Tui tin chắc rằng, bất kỳ du khách nào đến đây đều sẽ ưu ái dành tặng một điểm cộng khi nhận xét về cây xanh đường phố ở Bắc Kinh. Cái này thì phải những ai đến tận nơi mới cảm nhận được. Những cây xanh thân cao, tán rộng, tạo bóng mát, rất thân thiện và hữu ích với…người đi bộ. (c) Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với Tokyo, dù cả hai đều là thành phố xứ ôn đới.

img_6911.jpg


Bên cạnh mảng cây xanh đường phố, một điểm nữa của Bắc Kinh mà tui rất thích là màu xanh ở những công viên bé xinh xen lẫn giữa các khu dân cư, với hàng liễu soi bóng bên mặt nước cùng chiếc cầu cong cong là hình ảnh đặc trưng rất “Trung Quốc”.

7233276436_47534d3ca5_d.jpg


Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ văn minh của một đô thị là tạo được cho cư dân một không gian sống trong lành và thân thiện. Màu xanh đô thị góp phần tạo nên yếu tố đó. Sài Gòn hay Hà Nội không thiếu những không gian xanh, nhưng màu xanh và những tiện ích đi kèm không gian xanh ấy lại chưa được chăm chút đầy đủ và tương xứng với vị thế của một thành phố lớn.

Hy vọng rằng, cùng với sự phát triển kinh tế và sự nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, “màu xanh” ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn sẽ ngày càng được chú trọng đầu tư, để có thể trở thành một ấn tượng tốt đẹp và khó quên trong lòng du khách phương xa.

--------------------------

(Photo by Kiendzang)
 
Ui, mấy tấm hình quả trứng nhiều màu sắc của bạn thiệt là làm người ta mất ăn mất ngủ :D, tui cũng ấp ủ 1 dự định đi Bắc Kinh, mong bạn tiếp tục chia sẻ những hình ảnh đẹp.
 
@congchuadiana: cảm ơn lời nhận xét của bạn. Hy vọng là bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều màu sắc và cảm xúc thú vị khi đến BK (c)
 
Phần 8 - "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán"

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông có câu nói nổi tiếng:
“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (có nghĩa “Ai chưa đến Trường Thành thì chưa phải là hảo hán”).

Vì Bắc Kinh nằm khá gần hệ thống tường thành, rất thuận tiện cho việc ghé thăm công trình vĩ đại này, cho nên du khách đến Bắc Kinh nên thử cảm giác “làm hảo hán”. Và tui cũng không ngoại lệ, xách ba lô lên đường làm hảo hán! (c)

Có nhiều điểm tham quan Trường Thành xung quanh Bắc Kinh. Nổi tiếng và quen thuộc nhất với du khách là Bát Đạt Lĩnh (Badaling) đã được giới thiệu nhiều trong các topic trước. Tuy nhiên, theo tui nhận thấy thì nơi này khá xô bồ, không phải là nơi lý tưởng để tận hưởng cảm giác trầm lắng thi vị. (NO)

Do đó, những ai có ý định tham quan Trường Thành nên lựa chọn một trong các địa điểm sau đây: Kim Sơn Lĩnh (Jinshangling), Mộ Điền Cốc (Mutianyu), Tư Mã Đài (Simatai)… Các điểm này đều có phong cảnh hùng vĩ, hình dáng tường thành đẹp mắt, nằm trong bán kính vừa phải, cách Bắc Kinh không quá 100 km.

Và địa điểm mà tui lựa chọn cho hành trình tìm kiếm của mình là Mộ Điền Cốc (慕田峪) phát âm theo tiếng Trung là Mutianyu. Mutianyu thuộc quận Hoài Nhu (Huairou) ở ngoại thành Bắc Kinh, cách 70 km về phía bắc.

Từ bến xe bus Dongzhimen ở trung tâm Bắc Kinh, có tuyến xe bus nhanh 916 đi Huairou mất khoảng 1 tiếng, hoạt động liên tục trong ngày. Sau khi tới Huairou, thuê “xe hơi ôm” (tức là xe hơi dạo, không phải taxi, hoạt động chở khách tự do giống như xe ôm bên mình) đi thêm khoảng 20 km nữa để tới chân Trường Thành, giá thuê 1 chuyến khoảng 50-60RMB, hơi đắt nếu phải đi 1 mình như tui, còn nếu đi đông người thì sẽ tiết kiệm được nhiều vì có thể chia nhau chi phí này.

------------------------------

[Thông tin thêm về cách đi lại]

Vào mùa du lịch (từ tháng 4 đến tháng 10) có tuyến xe bus 867 đi thẳng từ Dongzhimen tới Mutianyu, (2 chuyến trong ngày: xuất phát sáng sớm lúc 7:00 hoặc 8:30 ở Dongzhimen, chuyến về xuất phát lúc 14:00 hoặc 16:00 tại Mutianyu), với giá vé không tưởng 6,4RMB/chiều (khoảng 20.000đ). (c)

Tuy nhiên, cần chú ý tìm đến đúng vị trí bến đậu của tuyến xe bus 867 ở Dongzhimen để không bị trễ chuyến. Do không thông thạo vị trí trạm bus, nên tui phải chọn tuyến 916 cho lượt đi. Lượt về, tui đã dễ dàng đón được tuyến xe bus 867 này, vô cùng tiện lợi.
 
Phần 8 (tiếp)

Lại nói thêm về khả năng kiếm tiền du khách của các bạn Trung Quốc. :T

Vé vào cổng ở Mutianyu là 40RMB. Ai ngại leo trèo thì có cáp treo (vé 1 chiều là 45RMB, 2 chiều là 65RMB). Ngoài ra, còn có 1 đường máng trượt lúc xuống, giống kiểu ở núi Bà Đen, Tây Ninh (vé 1 lượt xuống là 40RMB, vé kết hợp lên cáp treo+xuống máng trượt là 55RMB). Nói chung, đủ chủng loại để moi tiền du khách!!!

Tui chọn cáp treo. Tính sơ sơ từ lúc rời khỏi Dongzhimen tới đây, đã mất toi hơn 150RMB X(

Sau 5 phút ngồi cáp treo, tui được đưa lên tới độ cao vài trăm mét. Nghĩ cũng đáng, tiền nào của nấy :D

Và trước mắt tui lúc này đã hiện ra toàn cảnh đoạn tường thành tại Mutianyu.

7233322892_25e648f0ce_d.jpg


Trường Thành cheo leo tựa như một con rắn khổng lồ vắt mình trên dãy núi. (c)

Mới chỉ chứng kiến một đoạn ngắn ngủi của bức tường vạn dặm này đã thấy choáng ngợp, mà tưởng tượng ra hàng trăm hàng ngàn đoạn thành cheo leo khác, mới thấy sức mạnh ý chí và tham vọng gìn giữ bờ cõi lớn lao của mấy ông vua xưa.
 
Phần 8 (tiếp)

Bắt đầu cuộc lê lết trên Trường Thành nào! :D

7233320614_cc9f923dd2_d.jpg


Trước tiên để tui tóm tắt vài nét về công trình cái đã. Vạn Lý Trường Thành (萬里長城), có nghĩa là “Thành dài vạn dặm”, là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Theo Wikipedia, tổng chiều dài chính của bức thành vào khoảng 6352 km, gấp 3 lần chiều dài nước mình!!!

Trường Thành đã bị hủy hoại nhiều, nay đa phần chỉ còn các đống gạch đổ nát. Những điểm mở cửa cho du khách tham quan ngày nay là những đoạn hiếm hoi còn sót lại, được tu bổ gia cố hoặc phục dựng trên nền cũ. Nếu bạn thích tìm đến những đoạn thành đổ nát, bạn có thể tìm thấy tại Simatai, Jiankou…

Vạn Lý Trường Thành là một hệ thống phòng thủ quân sự khổng lồ của các triều đại Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự phòng thủ, giống như xây hàng rào bảo vệ miếng đất của mình vậy đó. Tui thấy cái này có vẻ đúng hơn.

Mà thôi, đó là chuyện của lịch sử. Ta không cần để tâm chi nhiều. Ngắm cảnh thôi! :D

7233316048_164a33033c_c.jpg
 
Phần 8 (tiếp)

7233560654_2e965225bd_d.jpg


Đây là hình ảnh phía trước một tháp canh, kiến trúc tiêu biểu của Vạn Lý Trường Thành.

7233317194_bc2c7a2a28_d.jpg


Còn đây là hình ảnh bên trong tháp canh. Các gian phòng và lối đi bên trong đều được xây bằng gạch. Mỗi trạm gác thế này thường có 2 tầng, tầng thấp làm chỗ ngủ, chỗ canh gác cho lính, ngoài ra còn làm kho chứa lương thực và vũ khí.

7233323496_35e3c379f4_d.jpg


Tầng trên của tháp canh có thể để trống như hình ảnh trên cùng, hoặc được xây dựng chòi canh có mái che như trong hình này. Tháp canh còn có tên gọi khác là phong hoả đài (烽火台), tức là “đài phóng lửa” (chữ “phong” ở đây không phải là gió, mà là đốt).

7233317552_03da5dbe0b_d.jpg


Gọi là phong hỏa đài, bởi vì các tháp canh này làm nhiệm vụ canh chừng quân địch. Khi phát hiện có kẻ lạ xâm nhập, lính gác sẽ đốt lửa và báo hiệu bằng khói phóng lên cao. Do đó, các tháp canh nằm cách nhau vừa đủ để có thể dễ dàng nhìn thấy lẫn nhau, nhờ đó thông tin cấp báo có thể truyền nhanh chóng tức khắc mà không bị gián đoạn.
 
Phần 8 (tiếp)

7233315436_83704c05c6_c.jpg


Khung cảnh núi non trùng điệp hữu tình hai bên đoạn tường thành. Quả thật khâm phục ý chí và khát khao mãnh liệt của người xưa, đổ bao công sức để xây dựng nên công trình ở những nơi hiểm trở gian nan như thế này. Tui chỉ mới lết bộ ngắm cảnh thôi mà đã “đuối” lắm rồi ;)

7233313338_4d6cbe06ef_c.jpg


Bước đi trên tường thành dài thăm thẳm này, tui liên tưởng ngay đến vị hoàng đế nổi tiếng gắn liền với hình ảnh Vạn Lý Trường Thành là Tần Thủy Hoàng. Chính ông là người có tham vọng kết nối các đoạn tường thành riêng lẻ từ xưa với nhau và cho xây dựng thành một công trình hoàn chỉnh thống nhất. Công trình đã huy động đến 500 nghìn nhân công trong khi dân số toàn Trung Quốc lúc bấy giờ khoảng 20 triệu người. Có thể nói, công trình đồ sộ này đã được xây dựng bằng máu của dân dưới những triều đại phong kiến xưa.

7233314002_2da0edb3c3_d.jpg


Những phiến đá này có lẽ đã lưu dấu mồ hôi và máu xương biết bao thân phận người.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
57,024
Bài viết
1,157,584
Members
190,354
Latest member
linktaigo88netvn
Back
Top