Chuyện những chiếc cầu:
@haianh: Chị giữ đường Băng Đồng nha, em ký sự bên lề ở góc nhìn khác về vùng đất mà mọi người đi qua đến khi nào nước rút thì kết thúc
Đồng bằng sông Cửu Long rất trù phú nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt, hình ảnh những chiếc xuồng đẹp miên man trong những khung hình dần mất đi nhờ những cây cầu nối nhịp 2 bờ. Hình ảnh cây cầu không xa lạ gì với tất cả mọi người, nhưng nếu 1 lần nhìn ngắm những cây cầu vùng lũ mọi người sẽ có không ít câu hỏi, thường ngày cây cầu trở thành nơi hò hẹn của các chàng trai, cô gái sau 1 ngày đồng áng, hay là chốn nương thân tạm bợ của một người chăn vịt, một đoàn cải lương miệt vườn, lũ về tất cả các con đường ngập trong nước, chỉ còn lại chiếc cầu là sân chơi cho mọi người, người thì đút bé ăn cơm, trẻ con thì chạy nhảy, tối đến là từng nhóm con trai đi với bạn, con gái đi với em qua lại để nhìn … người ấy. Nhà nước ra sức đầu tư nhưng do mật độ cầu quá lớn đến nay còn không ít cầu chắp vá, tạm bợ.
Gầm cầu là nơi trụ ngụ của 1 đoàn cải lương miệt vườn nhếch nhác và nghèo túng, nhưng người dân rất ủng hộ bởi điều kiện hưởng thụ văn hoá mùa lũ rất thiếu thốn.
Những cây cầu rất to lớn và hoành tráng nằm ở những nơi không bao giờ thấy xe ôtô chạy qua, tại sao phải bỏ ra cả đống tiền như vậy, trong khi những nơi người xe cộ tấp nập lại phải chen chú
c trên những bến đò chật chội??? Bởi vì những cây cầu này sẽ cứu dân ta khỏi những hành động dã man mọi rợ của bè lũ xâm lược, nó nằm đó có khi cả 100 năm không dùng đến, nhưng đã dùng thì hiệu quả không gì sánh được
Qua cầu ngả nón trông cầu, cầu bao nhiệu nhịp …. tính toán đau đầu bấy nhiều =))