tunbo
Lãnh Chúa
Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Romê)
Có một truyền thuyết ở địa phương rằng, ban đầu ngôi tháp được dựng lên để thờ vua Pô Mahtaha (Pô Klong Menai) - mà trong truyền thuyết về Pô Romê, Pô Mahtaha là bố vợ Pô Romê - rồi sau do có nhiều công trạng với dân, khi chết, Pô Romê được đưa vào thờ tại đây.
Dưới chân núi Tro hiện có một căn nhà nhỏ của người trông tháp ở. Bình thường tháp được khóa cửa, khi có khách đến tham qua, người canh tháp mới lên mở cửa tháp (đó là hồi 2008, còn bây giờ không biết thế nào).
Ông Lượng - người canh tháp, bên con dốc bên sườn núi để đi lên tháp.
Từ căn nhà dưới chân núi, leo qua con dốc boeen trên, thì đến lối bậc thang xi măng lên tháp. Ông già coi tháp bảo rằng cái dãy bậc thang xi măng này được làm từ hồi Cộng hòa, còn xa xưa có 2 lối lên tháp, nay đã mất dấu cả rồi.
Bậc thang xi măng dẫn lên tháp.
Người coi tháp lên trước mở khóa cửa
Tháp được xây trên một nền đá cao. Các bậc từ sân lên tháp (chắc mới làm lại sau này) khá dốc, lúc bước xuống dễ hụt chân.
Cửa chính của tháp ngoảnh về hướng Đông.
Cửa tháp có xây thò ra một cái tiền đình khá sơ sài cuốn theo lối cửa tò vò, phía trên cửa này có một khoảng trống thụt vào, giờ nhìn không thấy gì, nhưng ông già Lượng bảo, ngày trước có gắn hình tượng bò (thần) đực Nanđin, giờ trông vẫn thấy dấu vết mờ mờ - không hiểu ngày xưa là họ đặt tượng bò thần Nandin lên đó, hay là khắc lên tấm đá trên ô vòm ấy. Trần của tiền đình và khung cửa bằng gỗ còn từ thời xây tháp đến giờ. Còn cánh cửa thì đã hỏng từ lâu, hiện được lắp bằng 2 cánh cửa gỗ mới và gắn khóa khóa lại, chỉ khi hành lễ hoặc có du khách đến mới được mở ra.
Có một truyền thuyết ở địa phương rằng, ban đầu ngôi tháp được dựng lên để thờ vua Pô Mahtaha (Pô Klong Menai) - mà trong truyền thuyết về Pô Romê, Pô Mahtaha là bố vợ Pô Romê - rồi sau do có nhiều công trạng với dân, khi chết, Pô Romê được đưa vào thờ tại đây.
Dưới chân núi Tro hiện có một căn nhà nhỏ của người trông tháp ở. Bình thường tháp được khóa cửa, khi có khách đến tham qua, người canh tháp mới lên mở cửa tháp (đó là hồi 2008, còn bây giờ không biết thế nào).
Ông Lượng - người canh tháp, bên con dốc bên sườn núi để đi lên tháp.
Từ căn nhà dưới chân núi, leo qua con dốc boeen trên, thì đến lối bậc thang xi măng lên tháp. Ông già coi tháp bảo rằng cái dãy bậc thang xi măng này được làm từ hồi Cộng hòa, còn xa xưa có 2 lối lên tháp, nay đã mất dấu cả rồi.
Bậc thang xi măng dẫn lên tháp.
Người coi tháp lên trước mở khóa cửa
Tháp được xây trên một nền đá cao. Các bậc từ sân lên tháp (chắc mới làm lại sau này) khá dốc, lúc bước xuống dễ hụt chân.
Cửa chính của tháp ngoảnh về hướng Đông.
Cửa tháp có xây thò ra một cái tiền đình khá sơ sài cuốn theo lối cửa tò vò, phía trên cửa này có một khoảng trống thụt vào, giờ nhìn không thấy gì, nhưng ông già Lượng bảo, ngày trước có gắn hình tượng bò (thần) đực Nanđin, giờ trông vẫn thấy dấu vết mờ mờ - không hiểu ngày xưa là họ đặt tượng bò thần Nandin lên đó, hay là khắc lên tấm đá trên ô vòm ấy. Trần của tiền đình và khung cửa bằng gỗ còn từ thời xây tháp đến giờ. Còn cánh cửa thì đã hỏng từ lâu, hiện được lắp bằng 2 cánh cửa gỗ mới và gắn khóa khóa lại, chỉ khi hành lễ hoặc có du khách đến mới được mở ra.