What's new

[Tổng hợp] Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt

Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Klong GiaRai)

Giả thuyết thứ hai : Pô Klong GiaRai là Jaya Indravarman IV, làm vua từ năm 1167 đến 1190.

Ngược dòng lịch sử, năm 1112, tại Chân lạp, vua Suryavarman II lên ngôi, còn tại Chiêm Thành, trong khoảng thời gian từ 1129 đến 1139 có loạn lạc, nội chiến giữa 2 miền Vijaya và Panduranga; trong đó vùng Panduranga liên kết với Chân Lạp để chống sự cai trị của triều đình Vijaya.

Năm 1129, vua Chiêm Thành (Vijaya) Harivarman V mất, triều đình tôn con nuôi ông lên ngôi, hiệu là Jaya Indravarman III.
Năm 1132, viện cớ Jaya Indravarman III không chịu hợp tác tấn công Đại Việt, Suryavarman II tiến quân lần nữa sang đất Chiêm Thành: đế đô Vijaya bị chiếm năm 1145. Jaya Indravarman III mất tích trên chiến trường, những người chống lại quân Khmer đều bị xử trảm.
Suryavarman II tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Chiêm Thành.

Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần Champa đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV.
Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy vào Đại Việt lánh nạn. Thời gian sau, Rudravarman IV băng rừng về lại Panduranga lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Thượng gia nhập quân kháng chiến rất đông.
Trên đường chạy loạn, Rudravarman IV lâm bệnh mất năm 1147, con là thái tử Ratnabhumivijaya lên thay, hiệu Jaya Harivarman I (Chế Bì Ri Bút).

Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Thượng và người Khmer (có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer) ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Chiêm Thành (Vijaya) vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Chân Lạp là hoàng tử Hariveda cai trị. Vương quốc Chiêm Thành bị chia đôi.

Năm 1148, vua Chân Lạp cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Chăm đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura (tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang).
Thừa thắng xông lên, năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Chăm, Thượng chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami (sông Hà Giao, Bình Định), thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya.


Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhadé, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja, anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I vào năm 1150.
Năm 1151, Jaya Harivarman I phải hao tổn nhiều công sức lắm mới khuất phục được những cuộc nổi loạn tại Amavarati. Vừa dẹp loạn phương Bắc, Jaya Harivarman I lại phải đương đầu với những cuộc nổi loạn tại Panduranga, do người Khmer đỡ đầu. Phải mất năm năm (1151-1155), nhà vua mới dẹp xong được loạn và sau năm 1160 Chiêm Thành tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các lân bang.

Năm 1162, Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II.

Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.

Jaya Indravarman IV (1151-1205), còn gọi là Po Klong Girai, Po Klong Garai hay Po Klău Girai, là người có công xây đập Chaklin (Nha Trinh) và hai mương dẫn nước (mương Cái và mương Đực) tại Phan Rang để canh tác nông nghiệp.
Theo truyền thuyết, Po Klong Garai - còn gọi là Vua Lác - lúc mới sinh ra đã mắc bệnh cùi, may nhờ có rắn naga liếm nên lành bệnh. Tuy mang bệnh cùi từ lúc còn trẻ nhưng nhà vua đã tỏ ra đắc lực trong việc chiến chinh. Khi băng hà, nhà vua dân được chúng thờ trong tháp Po Klong Garai (tháp Chàm Phan Rang, phường Lưu Vinh, thị xã Tháp Chàm).


Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Chiêm Thành.
Năm 1177, Jaya Indravarman IV đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Quân Chiêm tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này lúc đầu có bị bạc đãi, nhưng về sau được đối xử tử tế để trở thành dân Chăm và hội nhập hoàn toàn vào xã hội dân Chiêm Thành.

Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer, sau này là Jayavarman VII.
(Sau đó là chuyện Jayavarman VII về Chân Lạp, kết thân với vị hoàng thân Champa Vidyanandana, quay lại đánh Chiêm Thành, bắt sống Jaya Indravarman IV,... đã nói đoạn trước rồi)


(Theo Tìm hiểu cộng đồng Chăm ở Việt Nam - Nguyễn Văn Huy)


Ông Nguyễn Văn Huy cho rằng Pô Klong GiaRai là vua Jaya Indravarman IV - vị vua tiền nhiệm ngay trước của vua Suryavarman - người mà ông Ngô Văn Doanh cho là Pô Klong GiaRai.

Tuy nhiên, xét truyền thuyết dân gian về Pô Klong GiaRai có nhiều điểm dính dáng đến vùng Panduranga, hơn nữa, vua Suryavarman trước khi thống nhất được lãnh thổ Chiêm Thành đã từng có giai đoạn ngắn làm vua Nam Chiêm Thành - tức xứ Panduranga - và khu đền tháp thờ Pô Klong GiaRai cũng được xây dựng tại Panduranga, cho nên giả thuyết Pô Klong GiaRai là vua Suryavarman (tức là vị hoàng thân Sri Vidyanandana thời trẻ từng sống ở Chân Lạp) nghe có vẻ hợp lý hơn (tức là giả thuyết thứ nhất có vẻ hợp lý hơn).
Trong thời gian trị vì của mình, Jaya Indravarman IV đóng đô ở Vijaya (Bình Định), và không thấy nói gì về những mối liên hệ của ông ta với vùng Panduranga.
 
Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Klong GiaRai)

Theo những tài liệu cũ thì toàn bộ khu tháp có tất cả 6 ngôi tháp, 1 ngôi tháp chính và 5 ngôi tháp phụ.
Tháp chính ở giữa, trước mặt tháp chính có 2 ngôi tháp nhỏ, trong đó ngôi tháp nhỏ ngay trước tháp chính nay đã đổ, chỉ còn lại dấu tích nền móng.
Ngôi tháp phụ phía Đông Bắc và Tây Nam cũng đã sụp đổ.
Hiện nay toàn bộ khu tháp còn lại 3 ngôi, gồm :
- Tháp chính
- Tháp Nam - có bộ mái hình yên ngựa.
- Tháp cổng - ngôi tháp phụ xa nhất về phía Đông, trước mặt tháp chính.


IMG_0045.jpg


IMG_0070.jpg

Tháp chính cao trên 20m, mỗi cạnh tháp rộng trên 10m.


IMG_0035.jpg

Tháp Nam với bộ mái hình yên ngựa đặc sắc.


IMG_0018.jpg

Tháp cổng - ngôi tháp phía Đông, đằng trước tháp chính.


IMG_0043.jpg

Dấu tích nền móng của ngôi tháp phụ nằm giữa tháp chính và tháp cổng.
 
Co den vai noi o day rui? Nho qua lao Dai oi.

P.S: Admin thong cam bua nay voi qua nen chua kip download vietkey de go tieng Viet. Xin cam on.
 
Đặt gạch đây đã. Coi bài Lãnh Chúa sau vậy.


Nghiên cứu về các tháp Chăm cổ thì xưa nay có nhiều các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rồi. Tài liệu về các nghiên cứu của họ cũng nhiều. Tôi không có tham vọng gì lớn, chỉ định tổng hợp một cách sơ lược về các di tích tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, với các hình ảnh ... xấu xấu lóc cóc tự chụp, các mẩu chuyện trên đường tìm đến các tháp cổ, ...

Người ta đã thống kê được hơn hai chục cụm tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, không kể các phế tích, gồm :

1. Nhóm tháp Liễu Cốc - xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế: chỉ còn là phế tích
2. Nhóm tháp Mỹ Khánh - xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
3. Nhóm tháp Bằng An - làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
4. Nhóm tháp Mỹ Sơn - xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5. Nhóm tháp Chiên Đàn - làng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
6. Nhóm tháp Khương Mỹ - làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
7. Nhóm tháp Cánh Tiên - xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
8. Nhóm tháp Phú Lốc - xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
9. Nhóm tháp Thủ Thiện - xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
10. Nhóm tháp Dương Long - xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
11. Nhóm tháp Bánh Ít - thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
12. Nhóm tháp Đôi - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
13. Tháp Nhạn - thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
14. Nhóm tháp Yang Praong - huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk
15. Nhóm tháp Po Nagar - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
16. Nhóm tháp Hòa Lai - làng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
17. Nhóm tháp Po Klong Garai - phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
18. Nhóm tháp Po Rome - làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
19. Nhóm tháp Po Đam - làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
20. Nhóm tháp Po Sah Inư - phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
21. Nhóm tháp Bình Thạnh - ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
22. Nhóm tháp Chót Mạt - ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh


Trong các tài liệu đã in về tháp Chăm cổ mà tôi được đọc, không thấy nhắc đến 2 cụm tháp sau cùng ở Tây Ninh, nhưng sau khi cất công tìm tới, hỏi chuyện những người dân quanh đó, và cả người trông tháp, nghe người ta nói rằng đó là tháp của người Chăm chứ không phải của người Khơ me. Mặt khác, hình dáng kết cấu 2 cụm tháp đó, cùng những họa tiết trang trí và đồ thờ trong tháp thì thấy rất giống ở các khu tháp Chăm khác ở miền Trung.
Cả hai cụm tháp này, hồi đầu thế kỷ XX đều đã được nhà khảo cổ Henri Pacmentier đến nghiên cứu (ông người Pháp này là một trong số những người đã đặt dấu chân đến hầu như tất cả các di chỉ khảo cổ của người Chăm trên đất Việt - tất nhiên là trừ những di tích mới phát hiện sau này, như khu tháp Mỹ Khánh ở Huế, được phát hiện năm 2001).

Tuy về lịch sử, lãnh thổ của người Chăm bị co dần từ Bắc xuống Nam, các di tích tháp Chăm cổ, từ Huế vào đến Bình Thuận, nói chung đều có niên đại giảm dần, nhưng vì tôi ở tại Sài Gòn, nên các khu tháp ở Nam Trung bộ lại có điều kiện tìm hiểu trước.
Đành ... đi ngược từ Nam ra Bắc.
Hơn nữa, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh, cũng có niên đại từ cuối thế kỷ VIII - khá sớm so với các khu tháp ở duyên hải Nam Trung bộ. Vả lại, xét tổng thể, hai khu tháp cổ ở Tây Ninh có vẻ không được đẹp như các khu tháp có cùng niên đại ở khu vực miền Trung.
 
Re: Tháp cổ Chót Mạt - Tân Biên, Tây Ninh

Những công trình này khác biệt chỉ là nó bị tàn phá qua thời gian mất nhiều rồi
 
Giò me là món ăn thân thuộc của người dân Nghệ An – Hà Tĩnh, giò me được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt bê (tiếng địa phương gọi bê là con me). Trong những năm gần đây giò me đã làm nức lòng không chỉ thực khách trong vùng mà còn nổi tiếng trong mọi miền Tổ quốc.

Rất nhiều đoàn khách du lịch tới thăm Biển Cửa Lò, Khu di tích Kim Liên Quê Bác đã không ngần ngại hỏi đường hỏi mua Giò me Nghệ An về làm quà cho bạn bè và người thân. Nhờ vậy mà tiếng tăm của Giò me Nam Đàn ngày càng bay xa không những trong nước mà còn theo những Việt Kiều, Du học sinh sang tận nước ngoài, để giờ đây có người ví von Giò bê như là đặc sản mới của người dân sông Lam.

Hiện tại chúng tôi cung cấp giò me Nam Đàn, Nghệ An chia thành các loại sau:




www.giomengon.com_gio-me-nam-dan-nghe-an.jpg

Giò Me Nam Đàn Nghệ An – hút chân không bảo quản lạnh



Giò me Nghệ An với nguyên liệu chính là thịt me (Thịt bê) gồm thịt bê nguyên miếng, bì bê, gia vị gia truyền, hạt tiêu, nước mắm nhĩ nguyên chất đặc sản Cửa Lò, hoàn toàn không có chất bảo quản hay bất kì phụ gia nào. Tất cả được cuộn tròn và gói lại thành giò.
www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-giai-doan-tam-uop.jpg

Công đoạn tẩm ướp thịt me ( thịt bê)

Sau khi được hấp cách thủy 12 tiếng, Giò me Nam Đàn Nghệ An ra lò luôn thơm ngậy, cắt mỗi lát giò đều có màu thịt chín đều, ăn giòn và mềm, không bị khô hay dai. Mùi thơm của giò me luôn làm nức lòng thực khách, chỉ cầm cần giò lên một lát là hương thơm từ Giò me đã lan tỏa lên tay. Giò me Nam Đàn thơm ngon là do được làm từ thịt me (con bê) Nam Nghĩa, Nam Đàn nổi tiếng được gia đình đặt trước 1 năm, hương liệu ướp gia truyền và Hấp bằng Nồi Gang với củi phi lao….

www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-thai-mieng.jpg

Giò Me Nam Đàn thái lát mỏng

Với truyền thống làm nghề lâu năm, Giò me Nam Đàn đã và đang đem hương vị đặc sản mới của sông Lam, núi Hồng Lĩnh tới mọi miền đất nước. Giò me Nam Đàn luôn cam kết về chất lượng, Sản Phẩm Giò Me Nam Đàn luôn tuân thủ Quy Phạm sản xuất GMP và Quy phạm vệ Sinh SSOP đã được sở y tế Nghệ An chứng nhận Tiêu chuẩn chất lượng số 126/2012/YTNA-CNTC để phục vụ thực khách gần xa ngày càng tốt hơn. Hiện tại sản phẩm đã có mặt ở một số siêu thị và hệ thống cửa Hàng Thực Phẩm sạch ở TP. Vinh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM…
www.giomengon.com_gio-me-nghe-an-chung-nhan-tieu-chuan-san-pham.jpg

Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giò me Nghệ An


www.giomengon.com_chung-nhan-an-toan-thuc-pham-gio-me.jpg

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm giò me Nam Đàn, Nghệ An


www.giomengon.com_ket-qua-kiem-nghiem-gio-me-nam-dan-nghe-an.jpg

Kết quả xét nghiệm sản phẩm ngầu nhiên giò me Nam Đàn, Nghệ An


Liên hệ: 0984.16.38.61 (bán lẻ) - 0919. 73.71.33 (bán buôn)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,504
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top