What's new

[Tổng hợp] Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt

Tháp Po SahInư - Phan Thiết, Bình Thuận

IMG_9680.jpg

Chân các cột ốp cũng không có hoa văn trang trí


IMG_9734.jpg


IMG_9733.jpg

Các ô khám để đèn bên vách tường trong gian điện khá lạ, rất rộng và cao, cao vượt cả phần tường thân tháp


IMG_9736.jpg


IMG_9737.jpg

Hai cột trụ cửa ra vào, phía trong lòng tháp lại được bo tròn chứ không để vuông như bên ngoài


IMG_9729.jpg

Toàn bộ tháp B, nhìn từ tháp chính ở phía Nam lại, tháp B nằm ở một mặt bằng thấp hơn tháp chính chừng 2 - 3 mét.
 
Ở Cát Tiên - Lâm Đồng cũng có một khu phế tích của người Chăm, tôi đi qua nhiều nhưng chưa có dịp ghé. Khu này có một số mái che, được rào khá chắc chắn và lâu rồi. Bác nào có thông tin về khu phế tích này, xin chia sẻ. Cám ơn nhiều.
 
IMG_9682.jpg

Tháp chính và tháp Lửa nằm trên đỉnh đồi.


IMG_9674.jpg

Trông ngôi tháp chính hình dáng cũng rất giống dáng tháp Bình Thạnh.


IMG_9684.jpg

Cửa tháp chính quay về hướng Đông, phía biển.


IMG_9689.jpg


IMG_9692.jpg


IMG_9694.jpg

Phế tích nền móng của một số kiến trúc khác rải rác xung quanh.
 
Giống như tháp B, tháp chính cũng rất ít hoa văn trang trí. Cũng không có các trang trí góc tầng, góc tường, không có trang trí áp chân các cột ốp, và không có hệ thống vòm của cửa ra vào, cũng như vòm các cửa giả.


IMG_9704.jpg

Không có các chi tiết trang trí góc tầng, góc tường


IMG_9701.jpg

Không có trang trí áp chân cột ốp.


IMG_9688.jpg

Ngôi tháp nhỏ phía Đông Bắc tháp chính - tháp Lửa - đã bị hủy hoại nặng nề.
 
IMG_9691.jpg

Cửa tháp, không có hệ thống vòm cửa.


IMG_9723.jpg

... mà là kiểu trang trí thế này.


IMG_9696.jpg

Mặt phía Bắc tháp chính.


IMG_9700.jpg

Mặt phía Tây (mặt sau lưng)


IMG_9708.jpg

Mặt Nam tháp chính.


Các cửa giả ở các mặt Bắc, Tây, Nam cũng đều không có vòm cửa. Nhưng đặc biệt, mi cửa giả bằng gạch ở mặt Tây của tháp lại có chạm khắc hoa văn rất giống với điêu khắc trên tấm đá trên cửa tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh.

IMG_9702.jpg

Mi cửa giả mặt Tây. có điêu khắc trên gạch giống điêu khắc trên tấm đá cửa tháp Bình Thạnh.
 
Các cửa giả ở 3 mặt Bắc, Tây, Nam đều khá đơn giản và giống nhau : hai bán trụ tròn bằng gạch ốp hai bên, trong khu cửa đắp nổi một gờ dọc giống như chia đôi khoảng giữa 2 cột thành 2 cánh cửa.


IMG_9697.jpg

Cửa giả ở thân tháp mặt Bắc.


IMG_9706.jpg

Cửa giả ở thân tháp mặt Nam.


Các tầng bên trên của tháp thu nhỏ dần, và trang trí cũng rất đơn giản, do kích thước bị thu nhỏ đáng kể, nên các khung cửa giả ở các tầng bên trên càng trở nên đơn giản hơn nhiều, và chúng giống nhau ở các mặt.


IMG_9726.jpg

Cửa giả ở tầng 2, mặt Đông (mặt tiền tháp).


IMG_9699.jpg

Cửa giả ở tầng 2 và tầng 3 mặt Bắc.


IMG_9703.jpg

Cửa giả ở tầng 2 và 3 mặt Tây


IMG_9728.jpg

Tầng 3 của mặt Đông, vì kích thước bị thu lại rất nhỏ, ô cửa giả tầng thứ 3 trở nên rất đơn giản. Chóp tháp bằng gạch đã sụp gần như toàn bộ, không nhận ra hình hài ngày xưa.


Tuy được cho là có niên đại gần như cùng thời với tháp Bình Thạnh ở Tây Ninh, nhưng tháp Po Sah Inư kết cấu hoàn toàn bằng gạch.
Trước đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện gần khu vực tháp Po Sah Inư dấu tích của một khu lò gạch Chăm cổ - địa điểm mang tên cánh đồng Trình Tường. H.Parmentier đã tìm thấy ở đây những mảnh vỡ của loại gạch được xác nhận là gạch cổ Chăm, ngoài ra, còn dấu tích của một cái rãnh để kéo gạch từ trong lò ra. Đây là một trong số những cơ sở vật chất bác bỏ thuyết cho rằng tháp Chăm được xếp lên bằng gạch mộc rồi mới nung cả tháp.
 
IMG_9710.jpg

Lòng tháp chính thấp hơn một chút so với mặt bằng tầng nền - một điểm khác biệt với các tháp Chăm truyền thống khác.


IMG_9716.jpg

Trong lòng tháp hiện còn một Linga liền khối với bệ Yoni vuông phía dưới.


IMG_9714.jpg


IMG_9712.jpg

Các ô khám nhỏ được đặt trên các mặt tường bên trong tháp (được dùng đặt đèn nến chiếu sáng)


Nói chung, cụm tháp Po Sah Inư, với những đặc điểm khác biệt so với các tháp Chăm truyền thống đã làm các nhà nghiên cứu khó xếp loại phong cách, khi đi và các chi tiết kiến trúc nhỏ như : cột trụ tròn ở cửa giả, mi cửa ,... và so sánh với các tháp khác mà người ta xác định niên đại nó ở vào khoảng thế kỷ VIII, vì vậy mới miễn cưỡng xếp nó vào phong cách cổ (Mỹ Sơn E1).

Trước đây, cụm tháp Po Sah Inư vẫn được coi là cụm tháp cổ nhất của vương quốc Champa xưa còn lưu lại. Sau này, có lẽ danh hiệu ấy phải nhường lại cho tháp lùn Mỹ Khánh ở Thừa Thiên - Huế mới được phát hiện gần đây.
 
Tháp Pô Đam - Tuy Phong, Bình Thuận

Cụm tháp Pô Đam - còn được gọi là Pô Tầm - nằm trên sườn một ngọn núi có tên là núi Ong Xiêm, làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Từ Phan Thiết đi ngược ra phía Bắc, qua ngã ba Liên Hương trên QL1A chừng hơn 1km, bên trái đường có cây xăng Đại Hòa, từ đây có 2 cách đi vào khu tháp :
1-Từ Nam ra Bắc, ngay trước cây xăng Đại Hòa là một cây cầu nhỏ trên QL1A, rẽ trái vào con đường đất ngay đầu cầu, đi vòng vèo trong xóm chừng 5km là chạm đường sắt Bắc Nam. Đường nhỏ và vòng vèo nhưng không khó đi, vì ít lối rẽ, chui qua bên dưới đường sắt, rẽ tay phải theo đường mòn vài trăm met là đến chân núi Ong Xiêm, đến đó là trông thấy cụm tháp nằm trên sườn núi, cao hơn mặt đường mòn chừng 10 met.
2- Từ cây xăng Đại Hòa chạy tiếp ra phía Bắc trên QL1A chừng 1km, đến một quãng khá trống, hai bên là cánh đồng cỏ cháy, bên phải ngay sát vệ đường có một quán nước nhỏ đứng trơ trọi, đối diện quán nước nhỏ ấy ở bên trái QL1A là một con đường đất chạy vào giữa đồng cỏ, khá trống trải, cứ theo đường ấy chạy vào phía núi, không rẽ ngang theo bất cứ đường nhỏ nào khác, gần như thẳng tắp, nó đâm vào chạm đường sắt Bắc Nam, vượt qua đường sắt, rẽ trái chừng vài trăm met cũng đến chân núi Ong Xiêm.
Đi theo cách thứ nhất, đến tháp từ hướng Nam, đi theo cách thứ 2, đến tháp từ hướng Bắc. Cách thứ 2 đường đi đơn giản hơn nhiều, nhưng dễ nhầm đường rẽ trên QL1A (vì sau này có thể cảnh quan thay đổi, nhà cửa quán xá nhiều lên), còn đi theo cách 1 thì đường nhỏ, ngoằn ngoèo hơn nhiều, nhưng lỗi rẽ trên QL1A thì khó lẫn.


Cụm tháp Pô Đam khác biệt với các cụm tháp Chăm khác về hướng, nó gồm 6 ngôi tháp nằm trên 2 trục song song, theo hướng Bắc - Nam chếch một chút về phía Tây (mặt các tháp hướng về phía Nam, chếc Tây khoảng 15 độ), thực tế là nàm dọc theo triền núi, chứ không phải tựa lưng vào núi trông mặt ra biển.


IMG_9749.jpg

Từ tháp Pô Đam nhìn ra phía biển, thấy cụm chong chóng phong điện ngay trước mặt.


IMG_9860.jpg

Cụm tháp nằm dọc theo sườn núi, cao khoảng 10m so với con đường mòn dưới chân núi.


IMG_9855.jpg

Con đường mòn dưới chân núi (chụp theo hướng Bắc nhìn về Nam), bên dưới đường mòn là đường sắt Bắc Nam.


IMG_9754.jpg

Bậc lên tháp (phía Nam, đến theo cách thứ 1), con đường mòn và đoàn tàu hàng chạy từ Bắc vào Nam.

(Tôi đến tháp vào một chiều muộn tháng 4, đến tháp theo con đường cách thứ 1 và rời khỏi tháp theo con đường cách thứ 2. Chắc rằng hầu như các lối mòn trên QL1A ở khu vực ấy đều có thể đến tháp được, nhưng thấy 2 cách ấy là dễ nhất, vì nó ở 2 đầu mút)
 
Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Đam)

Tháp Pô Đam là một trong số ít các cụm tháp Chăm hiện còn, mang tên một vị vua Chăm (cùng với tháp Pô KlongGiarai, tháp Pô Romé).
Do không còn một bia ký nào, nên các nhà nghiên cứu đánh phải dựa vào phương pháp so sánh phong cách nghệ thuật để xác định niên đại cho tháp Pô Đam. Ở cụm tháp này, ngôi tháp trung tâm có hình dáng cấu trúc và các trang trí giống với các tháp Hòa Lai (khá giống với tháp Mỹ Sơn C7), nên người ta xếp cụm tháp Pô Đam vào nhóm thuộc phong cách Hòa Lai, tức là niên đại ở vào khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX.
Tuy nhiên, trong truyền thuyết Chăm, Pô Đam là vị vua xuất hiện muộn - một truyền thuyết nói ông là con của vua Parachanh, tức La Ngai (vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi tiến đánh Đại Việt hồi thế kỷ XIV)


IMG_9755.jpg

Tấm Biển Di tích tai tháp Pô Đam.


Với các mốc thời gian chênh lệch nhau rất xa như vậy, chính các nhà Chăm học đương thời cũng chưa tìm ra được lời giải đáp hợp lý, nên người ta ... đành cho rằng, có thể khu tháp được xây dựng từ cổ xưa (chưa rõ do ai xây) và sau này được dùng thờ phụng Pô Đam (việc này có thật cho đến nay).
Thậm chí người Chăm hiên nay còn cho rằng, Pô Đam và những người họ hàng thân cận được mai táng tại đây.


IMG_9750.jpg

Các bậc cấp từ đường mòn lên khu tháp mới được làm men theo sườn núi, từ phía Nam lại.


IMG_9752.jpg


IMG_9758.jpg

Nhóm tháp phía trước, có cấu trúc rất đơn giản, phía sau Biển Di tích- ngôi tháp phía sau, ngoài cùng bên trái, là tháp Trung tâm, thuộc nhóm phía sau
 
Re: Các tháp Chăm cổ còn lại trên đất Việt (tháp Pô Đam)

Do người Chăm không có chép sử chi tiết như người Việt hay người Trung Hoa, sử của họ thường là ở dạng bia ký và truyền thuyết, vì thế, có nhiều truyền thuyết đúng là ... truyền thuyết, vì các mốc thời gian đôi khi rất vô lý.
Hơn nữa, các ngôi tháp Chăm ở Nam Trung bộ thường có các truyền thuyết về việc xây dựng tháp. Ở khu tháp Pô Đam cũng vậy, truyền thuyết về tháp Pô Đam không những thế còn liên quan đến tháp Pô KlongGiarai nữa.

Truyền thuyết nói rằng :
Khi vua Pô Klong GiaRai được mọi người tôn lên làm vua, Pô Đam - lúc đó là quan đại thần - không phục, cho rằng ngài chỉ là một tên chăn bò (sẽ nói kỹ về truyền thuyết này ở mục Tháp Pô KlongGiaRai). Nhà vua bèn thi tài xây tháp với đại thần Pô Đam, và cuối cùng ngài thắng, xây lên một khu tháp to lớn đồ sộ (trong truyền thuyết này, đó chính là khu tháp Pô KlongGiaRai), còn Pô Đam chỉ xây được một khu tháp nhỏ hơn nhiều, và xong sau - chính là khu tháp Pô Đam.


IMG_9848.jpg

Toàn cảnh khu tháp Pô Đam nhìn từ phía sau tới.


Dĩ nhiên cái truyền thuyết ấy có nhiều điểm vô lý, vì khu tháp Pô KlongGiaRai được xác định có niên đại thế kỷ XIII - dựa vào bia ký tìm thấy ở đó, và cả trên những dòng chữ khắc trên trụ cửa tháp - còn tháp Pô Đam niên đại sớm hơn nhiều.
Nhưng có lẽ người Chăm không quan tâm đến điều đó, truyền thuyết vẫn phải mang tính ... truyền thuyết.


IMG_9850.jpg

Hoàng hôn núi rừng ở khu tháp Pô Đam.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,359
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top