What's new

[Chia sẻ] Campuchia-Thánh địa của những ngôi đền

Tôi đọc ở đâu đó trong cuốn sách có nói : Chưa đến Angkor coi như chưa đến Campuchia, còn Angkor Wat trở thành địa điểm: " Nên đến trước khi... chết", hay: " Hãy đến Angkor một lần rồi... chết ".... Thỉnh thoảng ở ngoài đường tôi thấy dòng chữ " Cambodia of Kingdom " với biểu tượng 5 ngọn tháp. Điều mong mỏi của chúng tôi : khám phá đất nước Chùa tháp.
Vào 1 ngày cuối tháng 4, chúng tôi mua vé máy bay vào Sài Gòn

May2.jpg

Lên chuyến xe cuối cùng của hãng Sapaco, chúng tôi lên đường đi CPC. Mọi người đều háo hức vì là lần đầu tiên tự tổ chức đi bụi ở nước ngoài " Ta ba lô"
Của khẩu Mộc Bài đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Nộp hộ chiếu cho nhà xe làm thủ tục qua biên giới

Thanh-SV4.jpg



Lang thang ngắm của khẩu 1 chút. Cửa khẩu Ba Vét, nét kiến trúc đặc trưng của CPC với màu vàng đỏ, đao cong hình rồng và tháp nhọn

CuakhauCPC.jpg
 
Last edited:
Chùa Bạc nằm trong khuôn viên của Hoàng cung.
Chùa Bạc nhìn từ Hoàng cung
ChuaBac1.jpg



Bên trong ngôi chùa có một sảnh đường rộng trang trí bằng những bức tranh tường nói về sử thi Reamker . Một số phần của bộ tranh tường đã bị hư hỏng do thời tiết. Sảnh đường này được sử dụng như là nơi học đạo của những nhà sư. Sảnh đường này hiện nay không còn nguyên vẹn qua bao nhiêu năm tháng, bức tranh sử thi đã hư hại rất nhiều nhất là phần dưới của bức tranh khiến cho việc chiêm ngưỡng bứa tranh dành cho du khách không trọn vẹn.
Trong sân Chùa Bạc hàng chục cây nguyệt quế cổ thụ tuổi thọ gần 100 năm tỏa hương thơm ngát
Nền Chùa Bạc được lát 5.329 viên gạch bằng bạc ròng, có hoa văn. Trong chùa có tượng Phật bằng ngọc bích cao gần 1m và rất nhiều tượng vàng. Tượng vàng lớn nhất cao gần 2m, nặng 90 kg được dát 2.086 viên kim cương, có viên đường kính 3 cm. ( Trong Chùa Bạc cấm quay phim chụp ảnh) .
ChuaBac5.jpg




Bức tượng vua Norodom: Bức tượng cưỡi ngựa của nhà vua Noradom. Phần mái che được vua Sihanouk cho làm thêm năm 1953 nhằm tôn vinh vua Noradom như là vầng ánh sáng của đất nước Campuchia độc lập. Phía trước tượng là một ao sen trắng nhỏ với cá chép bơi lội, sen vẫn trổ hoa, tạo nên những bức ảnh đẹp cho du khách.

ChuaBac7.jpg



Ngọn tháp ở phía Bắc bức tượng có chứa hài cốt vua Norodom.
ChuaBac6.jpg
 
Last edited:
Trong Hoàng cung cũng như trong Chùa Bạc có rất nhiều loại hoa đẹp, được chăm sóc rất công phu. Hoa súng là Quốc hoa của Vương quốc CPC- được bảo vệ rất cẩn thận

Sung.jpg



Trong Chùa bạc có cây hoa Sala rất đẹp - gọi theo Sư Thầy trụ trì chùa An giang cũng sang đây Lễ Phật là hoa Bầu sơn ( Ream Phnom) .

Bauson1.jpg



Bauson3.jpg



Dưới gốc cây này Đức Phật đã hóa thân

CayBauson1.jpg



Lá cũng rất đặc biệt, toàn mầu xanh hoặc toàn mầu đỏ , mặc dù cùng trên 1 cây.
NangHCung4.jpg
 
Người dân CPC rất trân trọng cây hoa này, nhà Sư trụ trì chùa An Giang nói với tôi rằng : thầy được ngồi thiền đưới gốc cây này, mong ước được gặp Đức Phật coi như đã toại nguyện.
CayBauson5.jpg



CayBauson3.jpg



CayBauson2.jpg
 
Bản đồ CPC thế kỷ 12.
Bando2.jpg



Tôi nghe lỏm khi hướng dẫn viên nói với đoàn du lịch về bản đồ này : Đất nước CPC vào thế kỷ 12 rất rộng lớn, là 1 đế chế hùng mạnh ( phần mầu da cam) . Sau khi xây xong đền Angkor Vat, đất nước kiệt quệ , dân đói khát, nên các nước thừa cơ sang xâm lấn. Cả Thái, cả VN, rồi Lào..., và bây giờ diện tích chỉ còn như vậy ( mầu ghi) - Nghe buồn cười thật ..


Ông Vua lập được thành tích đây
Bando1.jpg
 
Họ nói đúng đấy không cần phải cười đâu. Đế quốc Chân Lạp phát triển từ nước Phù Nam, có thời còn trùm qua cả Mã Lai và Indonesia kia (theo như em đọc ông G. Coedes).

Tượng ông vua kia hình như là bản sao của bức tượng Vua hủi Jayavarman VII đặt tại Sân Vua Hủi, khu Angkor Thom chăng? Nếu là Jayavarman VII, vậy thì bức tượng kia chỉ là vị vua đã chấn hưng đất Cao Miên vào tk 13 chứ không phải là tượng người mở mang bờ cõi.
 
Đế quốc Chân Lạp phát triển từ nước Phù Nam, có thời còn trùm qua cả Mã Lai và Indonesia kia (theo như em đọc ông G. Coedes).

Theo tôi biết thì Chân Lạp và Phù Nam khác nhau. Vương quốc Phù Nam nằm ở phía nam VN ngày nay, đã bị Chân Lạp (Khmer) và Chiêm Thành (Champa) tiêu diệt. Việt Nam còn chia Chân Lạp thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.

Tượng ông vua kia hình như là bản sao của bức tượng Vua hủi Jayavarman VII đặt tại Sân Vua Hủi, khu Angkor Thom chăng?

Cả bức tượng này (ở Hoàng cung Campuchia) và bức ở Sân Vua Hủi - Angkor đều là bản sao bác ạ. Còn bức tượng nguyên bản thì để trong Bảo tàng lịch sử Campuchia.
 
Thêm chút thông tin vào phần giải thích của bác Chít

Phần Thủy Chân Lạp chính là miền đất phía nam của vương quốc Phù Nam (vùng đồng bằng sông Cửu Long + Sài Gòn ngày nay)

Vùng Thủy Chân lạp là vùng rừng thiêng nước độc, dân cư hầu như không sống nổi (giống vùng đất U Minh vào đầu thế kỷ 20), cho nên ngoài một vài ít dân Khmer ít ỏi sống tại các vùng đất như Trà Vinh, Sóc Trăng ngày nay với các nhà sư, hoàn toàn không có cơ quan hành chính nào do vua chúa đặt ra để cai quản các vùng đất cả.

Dựa vào đó khi chúa Nguyễn + vua Nguyễn vào khai khẩn và mở đất ở Phương Nam đã tận dụng để xây dựng nên mảnh đất VN ngày nay
Điều đó cũng hợp với lẽ qui luật phát triển ..

Còn đối với Đế quốc Khmer, không hẳn là xây Angkor Wat và các quần thể xung quanh khiến đất nước kiệt quệ, mà chính là do sự xung đột nội bộ và ganh đua giữa các triều vua Cambodia trong việc xây các quần thể đền đài đẹp hơn nữa cộng với những dịch bệnh đã làm lụi tàn nền văn minh này

Ngoài ra, dù đế quốc Khmer có hùng mạnh đến thế nào, nhưng vào thế kỷ 13, khi vó ngựa Mông cổ tung hoành khắp thế giới, nếu tồn tại một đế quốc mạnh như vậy, chắc không thoát khỏi sự dòm ngó của Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ của ông. Nên có thể khẳng định sự hùng mạnh đó cũng vừa phải mà thôi. Khi đó, Champa có lẽ còn hùng mạnh hơn cả Chân lạp, là cái cớ để gây chiến với Đại Việt thời đó

Còn đất nước Phù Nam, khởi nguồn từ nền văn hóa Sa Huỳnh Óc eo, cũng bị ChamPa và Chân lạp o ép, cho đến khi thời các chúa Nguyễn thì bị dồn cụm vào các vùng cao nguyên như Tây Nguyên và Lâm Đồng bây giờ


Nhưng đó là chuyện ngoài lề, mọi người cứ thưởng thức khả năng vô tận của con người, để lại qua các công trình đặc sắc như Angkor Wat
 
@Chitto: là bác Coedes nói thế chứ không phải em hehe. Bác đọc kỹ lại post em nhé. Không phải em nói Phù Nam và Chân Lạp là 1, mà Chân Lạp phát triển từ Phù Nam bởi Phù Nam là quốc gia Ấn Độ hóa đầu tiên trong khu vực. Việc chia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp cũng không phải do Việt Nam bác ợ. Khi em nói cái bức tượng ở Sân Vua Hủi thì có nghĩa là bức tượng nguyên bản ấy ngày xưa người Pháp tìm thấy ở sân Vua Hủi và đưa về bảo tàng ở Phnom Penh. Bây giờ bản gốc ở đâu thì em không biết, Hehe.
@kephieulang: Bạn đi Châu Âu chưa? Có gì học hỏi kinh nghiệm nhé. Cái ý trên của bạn về Thủy và Lục CL thực ra không đằng thằng như vậy đâu, hi hi.
Nhưng em chỉ chua cho rõ ý ở trên thôi, vì có nhân vật ở trên hơi dân tộc cực đoan 1 chút, trái với tinh thần của dân balo. Vậy thôi em xin rút đây.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,473
Members
189,950
Latest member
tentacoin11
Back
Top