What's new

[Chia sẻ] Campuchia-Thánh địa của những ngôi đền

Tôi đọc ở đâu đó trong cuốn sách có nói : Chưa đến Angkor coi như chưa đến Campuchia, còn Angkor Wat trở thành địa điểm: " Nên đến trước khi... chết", hay: " Hãy đến Angkor một lần rồi... chết ".... Thỉnh thoảng ở ngoài đường tôi thấy dòng chữ " Cambodia of Kingdom " với biểu tượng 5 ngọn tháp. Điều mong mỏi của chúng tôi : khám phá đất nước Chùa tháp.
Vào 1 ngày cuối tháng 4, chúng tôi mua vé máy bay vào Sài Gòn

May2.jpg

Lên chuyến xe cuối cùng của hãng Sapaco, chúng tôi lên đường đi CPC. Mọi người đều háo hức vì là lần đầu tiên tự tổ chức đi bụi ở nước ngoài " Ta ba lô"
Của khẩu Mộc Bài đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Nộp hộ chiếu cho nhà xe làm thủ tục qua biên giới

Thanh-SV4.jpg



Lang thang ngắm của khẩu 1 chút. Cửa khẩu Ba Vét, nét kiến trúc đặc trưng của CPC với màu vàng đỏ, đao cong hình rồng và tháp nhọn

CuakhauCPC.jpg
 
Last edited:
Hix hix , có anh em nào học về Đông Nam Á học vào chỉ bảo thêm giùm, anh em ta ba lô có vẻ rối nùi. Tôi ko rành sử , nên muốn mở rộng thêm nữa kiến thức đây, hic.

Tôi nghe loáng thoáng Việt Nam khi xưa diện tích không được lớn lắm , hầu hết phía Nam là đất của nước khác ( chăm pa chẳng hạn:Dam ) , điển hình các di tích khu vực miền Trung là của hầu hết Vương Quốc Chăm Pa ngày xưa ( có liên quan gì đó đến Huyền Trân Công chúa :shrug:). Rồi vụ Cáp chuồn ( chặt đầu người VN thả trôi sông ... nữa ) , nói chung tùm lum hết....
Vì thế anh em nào rành sử cho biết thêm giùm, thanks :):help
 
Mấy cái đó có lẽ bạn vào www.vi.wikipedia.org đọc sẽ rõ hơn. Topic bàn về Campuchia, đế quốc Khmer với Angkor thôi, không nên lan man sang chuyện Đại Việt, Chiêm Thành, Cápduồn. Tôi sẽ chuyển bài trên của bạn sau.
 
.... Những tài liệu cổ xưa nhất là những bia ký chỉ có thể cung cấp cho chúng ta những hình ảnh mờ nhạt về chủ nhân của vùng đất Nam Bộ xưa . Vào đầu công nguyên , ở đây đã tồn tại một quốc gia với tên gọi Phù Nam ( Founan ) mà những gì được các nhà khảo cổ khai quật tại ÓC EO ( An Giang ) thụôc về nó cũng đủ mang lại cho chúng ta một niềm tin chắc chắn rằng đó là một vương quốc rất phồn thịnh . Lãnh thổ của Phù Nam có lẽ khá rộng lớn , bao trùm toàn bộ vùng nam Việt Nam ngày nay , kéo dài qua phía Nam nước Cao Miên đến tận bán đảo Mallaca . Kinh đô của nó được đặt tại Vyadhapura ở Tây bắc Châu Đốc và Đông Bắc Kampot . Chủ nhân của vương quốc Phù Nam là người Khmer , một dân tộc đã có mặt trên phía nam bán đảo Đông Dương từ trước công nguyên .

Không giống các vương quốc cổ cùng thời ở Đông Dương , Phù Nam có một nền kinh tế khá phồn thịnh nghiêng hẳn về ngoại thương . Những đồng tiền của nhiều quốc gia được tìm thấy ở Óc Eo đã minh chứng cho sự gioa thương nhộn nhịp , sầm uất của Phù Nam với các quốc gia khác trên thế giới như : Ấn Độ , Trung Quốc , Mã Lai và cả La Mã từ Phương Tây .

Những ghi chép vô cùng hạn chế và tản mạn cũng đã cung cấp thêm cho chúng ta những hình ảnh về một Phù Nam đang hấp hối trong cơn binh lửa vào thế kỷ V . Họ phải cầu cứu Trung Quốc , nhưng đã quá muộn . Sang thế kỷ VI , sau cuộc binh biến của Bhava Varman ( 550 – 600 ) , một vị tiểu vương của Chân Lạp , kinh đô Vyadhapura thất thủ và Phù Nam trở thành một vùng đất lệ thuộc Chân Lạp .

Một thế kỷ sau đó , Chân Lạp lại bị chia làm hai : Lục Chân Lạp gồm miền Trung và Hạ Lào hiện nay và Thủy Chân Lạp là vùng hạ lưu sông Mê Kông . Mãi đến thời vua Jayavarman VII ( 1181 – 1201 ) Chân Lạp mới thống nhất trở lại và đương nhiên vùng Nam bộ thụôc về lãnh thổ của Chân Lạp , một đế quốc hùng mạnh đương thời trên vùng bán đảo Đông Dương .

Tuy nhiên sau khi Jayavarman VII qua đời , Chân Lạp trở nên suy sụp . Lịch sử sau đó của Chân Lạp được ghi chép đầy biến động với hàng loạt những tranh chấp trong nội bộ cung đình và những cuộc chiến tranh đẫm máu với các quốc gia lân cận như Tiêm La , Ai Lao … Trong bối cảnh đó , vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay nhanh chóng bị rơi vào quên lãng và trở thành đất hoang . Không có bất kỳ một công trình kiến trúc cổ mang đặc điểm văn hoá Khmer cùng thời nào được tìm thấy ở Nam Bộ dù nó rất gần với Angkorwat đã là một minh chứng xác đáng nhất cho hiện trạng hoang vắng của vùng đất này .

( Trích từ luận án nghiên cứu sinh )
 
Mấy cái đó có lẽ bạn vào www.vi.wikipedia.org đọc sẽ rõ hơn. Topic bàn về Campuchia, đế quốc Khmer với Angkor thôi, không nên lan man sang chuyện Đại Việt, Chiêm Thành, Cápduồn. Tôi sẽ chuyển bài trên của bạn sau.

Xin lưu ý với các bác là những kiến thức được viết trong Wiki đôi khi không thật chính xác vì khá chủ quan và không công bố nguồn tư liệu .
 
Xin lưu ý với các bác là những kiến thức được viết trong Wiki đôi khi không thật chính xác vì khá chủ quan và không công bố nguồn tư liệu .

Vâng, nhưng theo tôi nghĩ thì cũng không nên biến một topic về chuyến đi Campuchia của bạn VIT thành topic chuyên khảo lịch sử văn hóa.

Không biết ý bạn chủ topic VIT thế nào?
 
Em cảm ơn các bác đã chia sẻ cùng em, nhờ vậy em cũng mở mang kiến thức mà bấy lâu nay em chưa biết. Em xin tiếp tục ạ.
Ra khỏi Hoàng Cung, chúng tôi gặp ngay bác Túc túc SG, bác vui vẻ chở chúng tôi về khách sạn miễn phí ( đồng hương có khác ). Trên đường về qua Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam

Tinhnguyen.jpg



Bảo tàng CPC nằm ở phía bắc Hoàng cung, tôi rất tiếc không vào xem được vì thời gian ở Phnom Pênh quá eo hẹp.

Baotang2.jpg


Baotang.jpg
 
Về KS trả phòng, chúng tôi ra quán người Việt cạnh đó ăn trưa. Chủ nhà kể cho chúng tôi nghe thời Ponpot, nhà bà 7 ngườii thì chết 4, may bộ đội VM đến kịp nên bà còn sống đến hôm nay. Bữa ăn rất ngon, một phần vì đói ( sáng mải mê đi quên ko ăn), một phần vì chủ quán tự tay nấu cho chúng tôi ăn theo món ăn của VN. Thanh toán cả tiền uống có 3$/ 1 người - chắc chủ quán thấy đồng hương nên tính rẻ .
Xe Sapaco đã đợi sẵn tại KS để chở chúng tôi ra bến đi Siem Riêp chuyến 14 h ( riêng khoản phục vụ , tôi thấy hãng Sapaco rất chuyên nghiệp).
Giữa đường , nhà xe dừng lại để mọi người thư giãn. Các loại đặc sản của CPC được bày bán rất nhiều, quả thốt nốt, xoài, bưởi ...., đủ loại - mua bằng $, tiền Việt, Riel cũng OK. Mặc cả bằng đủ thừ tiếng Anh, Tầu, Việt - OK.

Giuaduong8.jpg



Đặc sản côn trùng bày bán rất nhiều : nhện, dế, cà cuống, điền điệp ...

Giuaduong4.jpg



Nhìn con bé này thấy tội quá

Giuaduong9.jpg
 
Bảo tàng CPC nằm ở phía bắc Hoàng cung, tôi rất tiếc không vào xem được vì thời gian ở Phnom Pênh quá eo hẹp.

Cá nhân tôi thấy Bảo tàng này còn đáng xem hơn Hoàng cung Campuchia ! Thế mới lạ.

Có lẽ vì trong bảo tàng có quá khứ xa xưa của xứ này, còn Hoàng cung chỉ là thời cận đại thôi.
 
Đến Siêm Riep trời đã tối, KS cho xe ra đón chúng tôi. Tôi rất ngỡ ngàng thấy người lái xe túc túc nói tiếng Anh rất lưu loát, anh kể : Siêm Riêp thu nhập chính là du lịch, do vậy những người ở đây phải nói được tiếng Anh, chính phủ mở lớp dạy cho mọi người ( các tổ chức quốc tế tài trợ ). Chúng tôi ở KS bên bờ sông, 15 $/ 1 phòng - đẹp rộng rãi và sạch sẽ đầy đủ điều hòa nóng lạnh. KS gần khu chợ cũ - trung tâm thành phố. Quán ăn đêm san sát, Ăn ở đây rất rẻ : 1 $ 1 đĩa cơm rang thịt, hay mỳ xào bò..., có sức ăn bao nhiêu tính đĩa trả bấy nhiêu. Cả 1 khu phố nhộn nhịp , quán bar, cafe, ....thôi thì đủ cả phục vụ từ A-Z , .....(NO)(NO)(NO)
 
Cá nhân tôi thấy Bảo tàng này còn đáng xem hơn Hoàng cung Campuchia ! Thế mới lạ.

Có lẽ vì trong bảo tàng có quá khứ xa xưa của xứ này, còn Hoàng cung chỉ là thời cận đại thôi.

Em cũng rất tiếc, nhưng lần sau em sẽ vào bác ạ .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,958
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top