wings89
Phượt thủ
Là nhóm thứ 3 chinh phục thành công đỉnh Pu Si Lung huyền thoại ( sau nhóm đầu tiên dòm dèm 1 tháng và hạ sơn cách nhóm thứ hai tòm tem có... 1 ngày ), em rất hớn hở chia sẻ cùng các chú các bác Nhật Ký Hành Trình được ghi chép bởi Mr.Thành Lucky.
Hồi 1: Phá luật – Âm thịnh dương suy, ôm thừa xế thiếu vẫn cuốn chiếu lên đường
Cuộc sống là những hành trình bất tận mà chẳng bao giờ ta có thể biết được bến đỗ. Trên chuyến xe cuộc đời ai mà chưa từng trải qua những gian nan thử thách, những “ổ gà”, “ổ voi” – điều quan trọng là ta sẽ phải đối mặt với những chông gai phía trước như thế nào mà thôi. Với tôi, tôi không bao giờ muốn ngồi thu lu trên chuyến xe cuộc đời, mà muốn tự mình “lái” nó đi đến những nơi mà mình muốn. Như Anne-Robert-Jacques Turgot đã từng nói: “Có những người không dám bước đi vì sợ gẫy chân, nhưng sợ gẫy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân bị gẫy”.
Mỗi chuyến đi lại cho tôi những trải nghiệm mới, những người bạn mới, những niềm vui mới và cả những khó khăn mà từ trước đến nay chưa bao giờ gặp phải. Sau chuyến chinh phục thành công Pu Ta Leng (đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam) tôi lập tức chú ý ngay đến đỉnh Pu Si Lung huyền bí – nơi mà số người đặt chân đến mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả những gì mà tôi biết về đỉnh này là thông qua bài viết của bác Quỷ Cốc Tử trên diễn đàn phượt. Đang băn khoăn không biết phải “giải quyết” đỉnh núi này ra sao, không lẽ lại độc hành? Thì bất ngờ ghé qua tường nhà Quách Tĩnh thấy y đang tuyển quân rầm rộ. Vậy là join luôn. Một cuộc hành trình mới lại bắt đầu mà chúng tôi không tài nào có thể lường trước được những khó khăn nguy nan ở phía trước. Có lẽ hành trình này, tất cả đều đã chạm tới ngưỡng cực hạn của sức chịu đựng con người.
Trong cuộc sống ai cũng có những nguyên tắc riêng của mình để tránh gặp phải những tình huống mà mình không hề mong muốn. Đi phượt cũng vậy, tôi cũng tự đặt những nguyên tắc riêng trong các chuyến đi của mình.
- Thứ nhất: Không chạy xe đêm.
- Thứ hai: Không đi dưới trời mưa hay sương mù. (bởi nguyên nhân mắt kém, đeo kính cận 6,25 đi-ôp dính mưa là khỏi thấy đường).
- Thứ ba: Không chở bất kỳ ai ngoài hàng hóa, đồ dùng cá nhân (vì không muốn đặt tính mạng người khác trên đôi tay của mình).
- Thứ tư: Không đi với người lạ, không quen biết từ trước và đặc biệt là đi trek có con gái (vì cho rằng họ thường hay nhõng nhẽo – mà mình thì chúa ghét nhõng nhẽo).
Chính vì 4 lí do trên mà mình thường phải độc hành trong các chuyến đi. Ấy vậy mà chuyến lần này, Tam quy, Ngũ giới đều phá bỏ sạch. Đúng là nhân tính không bằng trời tính. Lúc đầu đăng ký có 10 mạng (6 nam và 4 nữ), tôi hơi choáng 1 tý vì nữ sao mà đông thế, nhưng nghĩ với tiêu chí tuyển quân của Quách Tĩnh chắc cũng toàn những cao thủ chân mọc mủ cả trek vớ vẩn còn nhiều hơn mình ấy chứ nên không sao. Với tiêu chí không chạy đêm mình nhanh chóng ngỏ ý giao lưu và kết hợp với cậu em Sơn Trần theo nguyên tắc: “Chú chạy đêm với trời mưa, còn ban ngày nắng ráo để anh”. Hai anh em “ok” gật đầu lia lịa. Vậy là đã xong, công việc tiếp theo của chúng tôi chỉ là chờ đợi BCHQS Lai Châu đóng dấu cho thông hành lưu thông vùng biên giới là xong. Khó khăn ngay từ vé gửi xe, sau hơn 1 tuần đợi chờ như trông vợ đẻ, chúng tôi mới được thông quan. Đang vui mừng chuẩn bị đồ đạc hành lý, xe cộ thì đùng một cái trước hôm khởi hành 1 ngày lại nhận được tin của Quách Tĩnh: “Ông ơi chịu khó cầm lái nhé! Cả 2 thằng Sơn đều xin rút lui rồi”. “Oh Shit – tôi không chạy được đêm đâu”. “Ông yên tâm, chạy từ từ thôi, mệt đâu nghỉ đấy bây giờ làm gì còn ai. Tôi đang cố gắng tuyển thêm người đây”. Sau một hồi abdcz, hắn đưa cho mình 1 số điện thoại kèm theo nụ cười nhan hiểm: “Số ôm của ông đây nhé, cứ chủ động liên lạc mai đúng 18h30 xuất phát ở bưu điện Hà Đông”.
Thôi thì đâm lao, phải theo lao phá giới nốt lần nữa vậy. Chiều thứ Ba, tôi gấp rút chuẩn bị hành lý để lên đường, theo lời Quách Tĩnh thì nhóm không có porter, anh em cứ xác định trước là thồ ít nhất chục kg đồ, thế nên tôi bèn tối ưu hóa lại toàn bộ hành lý. Tôi chỉ mang theo 1 bộ quần áo để thay, túi ngủ, lều trại, áo mưa, máy tính bảng, máy ảnh, dây dù, áo mưa, Salonpas, milo, bột ngũ cốc… mà thế quái nào bỏ quên mất một thứ quan trọng: đèn pin. Đúng 18h, tôi qua đón ôm Swany ở Đại Cồ Việt rồi phi thẳng lên Hà Đông. Ấn tượng của tôi đầu tiên với cô bé này là, người nhỏ mà sao đồ bự quá vậy? Riêng cái túi ngủ đã to hơn cả ba lô của tôi, thật là lỉnh kỉnh quá đi, haizz. Đến nơi thì hỡi ôi thấy leader Thủy đang tửng hưng ngồi trên xe một mình. “Xế em đâu?” – tôi hỏi. “Nó bảo bận không đi được, nên em đi một mình”. Sặc. Gọi điện cho Quách Tĩnh thì y đang tắc đường. Trước đó chè Lam đã bắt ô tô lên Hòa Bình đểnh khắc nhập với Quần Đùi Rách. “Thảm rồi” – tôi thầm nghĩ trong đầu. Nhân lúc Quách Tĩnh vẫn còn kẹt, tôi tranh thủ đi đổ xăng, sửa còi (sáng vừa bảo dưỡng xe xong mà chiều đã hỏng còi, bó tay) và mua săm dự phòng. 19h20 chúng tôi mới bắt đầu khởi hành nhằm hướng Mai Châu - Hòa Bình thẳng tiến.
Khoảng 40 km đầu tiên mọi việc với tôi vẫn bình thường khi được đi dưới ánh đèn đường. Tuy nhiên ở những Km tiếp theo, trời bắt đầu đổ mưa. Đeo kính, lái xe dưới trời mưa lúc này mới thực sự trở thành thành thảm họa đối với tôi, mỗi khi phải đối mặt với xe chạy ngược chiều là ánh đèn pha lại làm cho tôi lóa mắt, lảo đảo tay lái. Tôi cố gắng đi chậm lại và hết sức bình tĩnh với phương châm: “Bò trên đường cũng được, miễn là tới đích”. Nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Tôi liên tục phải đối mặt với những con đèo, những con dốc (Kẽm và dốc Cun) trong tình trạng - không nhìn thấy gì. Khó khăn là vậy, tôi lại phải đối mặt với đèo Thung Ke – một trong những con đèo khó nhất Việt Nam. Trời tối đen như mực, sương mù dày đặc, mưa mỗi lúc một to, tôi có căng mắt cũng chẳng tài nào có thể thấy được đường càng lúc đi càng siêu vẹo, Swany phải ngồi sau soi đèn pin cho tôi bởi đèn pha xe dream nói thật là có cũng như không. Dường như, tôi đang đánh bạc với thần chết sau mỗi con dốc mỗi khúc cua. Nhưng tôi không được phép nao núng tinh thần – sỡ hãi đồng nghĩa với cái chết hơn nữa phía sau tôi vẫn còn có người bạn đường theo kèm đáng tin cậy, Quách Tĩnh phía trước là Mr Rách. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 nên trên đường các đoàn đi phượt đông như trẩy hội khiến tôi cũng vững tâm hơn hẳn. Cứ thấy chiếc ô tô nào đi ngang qua là tôi cố gắng bám theo sau làm hoa tiêu dẫn bước. Và như thế tôi đi trong sương mù dày đặc.
Mãi đến 01h30 chúng tôi mới đến được Mộc Châu. Chúng tôi nghỉ tại nhà sàn 88 cách thị trấn khoảng 2km. Chân tay tôi mỏi ra rời, người tả tơi như vừa đi đánh trận. Các chị em tắm rửa rồi chui vào chăn ngủ luôn, trong khi đó tôi Quách Tĩnh và Rách quyết định uống bia, đàm đạo xem Champions League. Bayern thua 0-4 ngay trên sân nhà, nom còn thảm hại hơn cả tôi. Xong bóng đá, chúng tôi đi ngủ khi đã nghe thấy tiếng gà gáy. 7h30 sáng hôm sau, tất cả tỉnh dậy đánh răng, rửa mặt tiếp tục cuộc hành trình dự tính dài thêm khoảng 400km nữa.
Trời nắng chang chang, tôi hý hửng hong giày phơi tất. Vào thị trấn, ăn sáng, đổ xăng chúng tôi thong thả đi tiếp. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, trời lại đổ mưa to, đến Sơn Mai chúng tôi phải trú tạm trong một cái lán dê, thật đúng là trời hành. Khí hậu vùng núi Tây Bắc thật độc địa, hết mưa nắng lại như thiêu như đốt khiến mặt và tay tôi nóng ran. Lết được tới thành phố Sơn La, cả đoàn dừng lại ăn trưa lấy sức vượt đèo Pha Đin huyền thoại.
Cái số của tôi đúng là số nhọ, nhọ không kể sao cho hết. Thời tiết đang đẹp thì đến đèo Pha Đin trời lại đổ mưa như lũ. Mưa hắt vào mặt rát cay kèm theo gió mạnh khiên tôi không ít lần suýt đâm vào sườn núi, mà đang leo đèo thì kiếm đâu ra chỗ trú mưa. Tôi bèn bỏ kính, cúi đầu rô ga phi tiếp. Mất kính, tầm nhìn tuy giảm nhưng bù lại tôi không bị cản tầm nhìn nữa. Lên đếnh đỉnh Pha Đin cũng là lúc mặt trời tóa sáng trở lại. Lúc này, đoàn chúng tôi mới lần đầu tiên mở máy chụp ảnh lưu niệm, cả ở chân đèo Pha Đin cũ và mới. Mọi mệt mỏi như đã tan biến trong chúng tôi. Ai cũng hý hửng tý toáy chụp hình lia lịa với đủ dáng và tư thế khác nhau, dễ nhìn cũng như khó nhìn. Quả thật, có trải qua những phút giây thập tử nhất sinh, song hành giữa sự sống và cái chết ta mới thấy được cuộc sống này tươi đẹp vào có ý nghĩa biết bao.
Chụp ảnh tập thể xong xuôi chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến Tuần Giáo – Mường Lay. Tất cả mới chỉ là bắt đầu…
Hồi 1: Phá luật – Âm thịnh dương suy, ôm thừa xế thiếu vẫn cuốn chiếu lên đường
Cuộc sống là những hành trình bất tận mà chẳng bao giờ ta có thể biết được bến đỗ. Trên chuyến xe cuộc đời ai mà chưa từng trải qua những gian nan thử thách, những “ổ gà”, “ổ voi” – điều quan trọng là ta sẽ phải đối mặt với những chông gai phía trước như thế nào mà thôi. Với tôi, tôi không bao giờ muốn ngồi thu lu trên chuyến xe cuộc đời, mà muốn tự mình “lái” nó đi đến những nơi mà mình muốn. Như Anne-Robert-Jacques Turgot đã từng nói: “Có những người không dám bước đi vì sợ gẫy chân, nhưng sợ gẫy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân bị gẫy”.
Mỗi chuyến đi lại cho tôi những trải nghiệm mới, những người bạn mới, những niềm vui mới và cả những khó khăn mà từ trước đến nay chưa bao giờ gặp phải. Sau chuyến chinh phục thành công Pu Ta Leng (đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam) tôi lập tức chú ý ngay đến đỉnh Pu Si Lung huyền bí – nơi mà số người đặt chân đến mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả những gì mà tôi biết về đỉnh này là thông qua bài viết của bác Quỷ Cốc Tử trên diễn đàn phượt. Đang băn khoăn không biết phải “giải quyết” đỉnh núi này ra sao, không lẽ lại độc hành? Thì bất ngờ ghé qua tường nhà Quách Tĩnh thấy y đang tuyển quân rầm rộ. Vậy là join luôn. Một cuộc hành trình mới lại bắt đầu mà chúng tôi không tài nào có thể lường trước được những khó khăn nguy nan ở phía trước. Có lẽ hành trình này, tất cả đều đã chạm tới ngưỡng cực hạn của sức chịu đựng con người.
Trong cuộc sống ai cũng có những nguyên tắc riêng của mình để tránh gặp phải những tình huống mà mình không hề mong muốn. Đi phượt cũng vậy, tôi cũng tự đặt những nguyên tắc riêng trong các chuyến đi của mình.
- Thứ nhất: Không chạy xe đêm.
- Thứ hai: Không đi dưới trời mưa hay sương mù. (bởi nguyên nhân mắt kém, đeo kính cận 6,25 đi-ôp dính mưa là khỏi thấy đường).
- Thứ ba: Không chở bất kỳ ai ngoài hàng hóa, đồ dùng cá nhân (vì không muốn đặt tính mạng người khác trên đôi tay của mình).
- Thứ tư: Không đi với người lạ, không quen biết từ trước và đặc biệt là đi trek có con gái (vì cho rằng họ thường hay nhõng nhẽo – mà mình thì chúa ghét nhõng nhẽo).
Chính vì 4 lí do trên mà mình thường phải độc hành trong các chuyến đi. Ấy vậy mà chuyến lần này, Tam quy, Ngũ giới đều phá bỏ sạch. Đúng là nhân tính không bằng trời tính. Lúc đầu đăng ký có 10 mạng (6 nam và 4 nữ), tôi hơi choáng 1 tý vì nữ sao mà đông thế, nhưng nghĩ với tiêu chí tuyển quân của Quách Tĩnh chắc cũng toàn những cao thủ chân mọc mủ cả trek vớ vẩn còn nhiều hơn mình ấy chứ nên không sao. Với tiêu chí không chạy đêm mình nhanh chóng ngỏ ý giao lưu và kết hợp với cậu em Sơn Trần theo nguyên tắc: “Chú chạy đêm với trời mưa, còn ban ngày nắng ráo để anh”. Hai anh em “ok” gật đầu lia lịa. Vậy là đã xong, công việc tiếp theo của chúng tôi chỉ là chờ đợi BCHQS Lai Châu đóng dấu cho thông hành lưu thông vùng biên giới là xong. Khó khăn ngay từ vé gửi xe, sau hơn 1 tuần đợi chờ như trông vợ đẻ, chúng tôi mới được thông quan. Đang vui mừng chuẩn bị đồ đạc hành lý, xe cộ thì đùng một cái trước hôm khởi hành 1 ngày lại nhận được tin của Quách Tĩnh: “Ông ơi chịu khó cầm lái nhé! Cả 2 thằng Sơn đều xin rút lui rồi”. “Oh Shit – tôi không chạy được đêm đâu”. “Ông yên tâm, chạy từ từ thôi, mệt đâu nghỉ đấy bây giờ làm gì còn ai. Tôi đang cố gắng tuyển thêm người đây”. Sau một hồi abdcz, hắn đưa cho mình 1 số điện thoại kèm theo nụ cười nhan hiểm: “Số ôm của ông đây nhé, cứ chủ động liên lạc mai đúng 18h30 xuất phát ở bưu điện Hà Đông”.
Thôi thì đâm lao, phải theo lao phá giới nốt lần nữa vậy. Chiều thứ Ba, tôi gấp rút chuẩn bị hành lý để lên đường, theo lời Quách Tĩnh thì nhóm không có porter, anh em cứ xác định trước là thồ ít nhất chục kg đồ, thế nên tôi bèn tối ưu hóa lại toàn bộ hành lý. Tôi chỉ mang theo 1 bộ quần áo để thay, túi ngủ, lều trại, áo mưa, máy tính bảng, máy ảnh, dây dù, áo mưa, Salonpas, milo, bột ngũ cốc… mà thế quái nào bỏ quên mất một thứ quan trọng: đèn pin. Đúng 18h, tôi qua đón ôm Swany ở Đại Cồ Việt rồi phi thẳng lên Hà Đông. Ấn tượng của tôi đầu tiên với cô bé này là, người nhỏ mà sao đồ bự quá vậy? Riêng cái túi ngủ đã to hơn cả ba lô của tôi, thật là lỉnh kỉnh quá đi, haizz. Đến nơi thì hỡi ôi thấy leader Thủy đang tửng hưng ngồi trên xe một mình. “Xế em đâu?” – tôi hỏi. “Nó bảo bận không đi được, nên em đi một mình”. Sặc. Gọi điện cho Quách Tĩnh thì y đang tắc đường. Trước đó chè Lam đã bắt ô tô lên Hòa Bình đểnh khắc nhập với Quần Đùi Rách. “Thảm rồi” – tôi thầm nghĩ trong đầu. Nhân lúc Quách Tĩnh vẫn còn kẹt, tôi tranh thủ đi đổ xăng, sửa còi (sáng vừa bảo dưỡng xe xong mà chiều đã hỏng còi, bó tay) và mua săm dự phòng. 19h20 chúng tôi mới bắt đầu khởi hành nhằm hướng Mai Châu - Hòa Bình thẳng tiến.
Khoảng 40 km đầu tiên mọi việc với tôi vẫn bình thường khi được đi dưới ánh đèn đường. Tuy nhiên ở những Km tiếp theo, trời bắt đầu đổ mưa. Đeo kính, lái xe dưới trời mưa lúc này mới thực sự trở thành thành thảm họa đối với tôi, mỗi khi phải đối mặt với xe chạy ngược chiều là ánh đèn pha lại làm cho tôi lóa mắt, lảo đảo tay lái. Tôi cố gắng đi chậm lại và hết sức bình tĩnh với phương châm: “Bò trên đường cũng được, miễn là tới đích”. Nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Tôi liên tục phải đối mặt với những con đèo, những con dốc (Kẽm và dốc Cun) trong tình trạng - không nhìn thấy gì. Khó khăn là vậy, tôi lại phải đối mặt với đèo Thung Ke – một trong những con đèo khó nhất Việt Nam. Trời tối đen như mực, sương mù dày đặc, mưa mỗi lúc một to, tôi có căng mắt cũng chẳng tài nào có thể thấy được đường càng lúc đi càng siêu vẹo, Swany phải ngồi sau soi đèn pin cho tôi bởi đèn pha xe dream nói thật là có cũng như không. Dường như, tôi đang đánh bạc với thần chết sau mỗi con dốc mỗi khúc cua. Nhưng tôi không được phép nao núng tinh thần – sỡ hãi đồng nghĩa với cái chết hơn nữa phía sau tôi vẫn còn có người bạn đường theo kèm đáng tin cậy, Quách Tĩnh phía trước là Mr Rách. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 nên trên đường các đoàn đi phượt đông như trẩy hội khiến tôi cũng vững tâm hơn hẳn. Cứ thấy chiếc ô tô nào đi ngang qua là tôi cố gắng bám theo sau làm hoa tiêu dẫn bước. Và như thế tôi đi trong sương mù dày đặc.
Mãi đến 01h30 chúng tôi mới đến được Mộc Châu. Chúng tôi nghỉ tại nhà sàn 88 cách thị trấn khoảng 2km. Chân tay tôi mỏi ra rời, người tả tơi như vừa đi đánh trận. Các chị em tắm rửa rồi chui vào chăn ngủ luôn, trong khi đó tôi Quách Tĩnh và Rách quyết định uống bia, đàm đạo xem Champions League. Bayern thua 0-4 ngay trên sân nhà, nom còn thảm hại hơn cả tôi. Xong bóng đá, chúng tôi đi ngủ khi đã nghe thấy tiếng gà gáy. 7h30 sáng hôm sau, tất cả tỉnh dậy đánh răng, rửa mặt tiếp tục cuộc hành trình dự tính dài thêm khoảng 400km nữa.
Trời nắng chang chang, tôi hý hửng hong giày phơi tất. Vào thị trấn, ăn sáng, đổ xăng chúng tôi thong thả đi tiếp. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, trời lại đổ mưa to, đến Sơn Mai chúng tôi phải trú tạm trong một cái lán dê, thật đúng là trời hành. Khí hậu vùng núi Tây Bắc thật độc địa, hết mưa nắng lại như thiêu như đốt khiến mặt và tay tôi nóng ran. Lết được tới thành phố Sơn La, cả đoàn dừng lại ăn trưa lấy sức vượt đèo Pha Đin huyền thoại.
Cái số của tôi đúng là số nhọ, nhọ không kể sao cho hết. Thời tiết đang đẹp thì đến đèo Pha Đin trời lại đổ mưa như lũ. Mưa hắt vào mặt rát cay kèm theo gió mạnh khiên tôi không ít lần suýt đâm vào sườn núi, mà đang leo đèo thì kiếm đâu ra chỗ trú mưa. Tôi bèn bỏ kính, cúi đầu rô ga phi tiếp. Mất kính, tầm nhìn tuy giảm nhưng bù lại tôi không bị cản tầm nhìn nữa. Lên đếnh đỉnh Pha Đin cũng là lúc mặt trời tóa sáng trở lại. Lúc này, đoàn chúng tôi mới lần đầu tiên mở máy chụp ảnh lưu niệm, cả ở chân đèo Pha Đin cũ và mới. Mọi mệt mỏi như đã tan biến trong chúng tôi. Ai cũng hý hửng tý toáy chụp hình lia lịa với đủ dáng và tư thế khác nhau, dễ nhìn cũng như khó nhìn. Quả thật, có trải qua những phút giây thập tử nhất sinh, song hành giữa sự sống và cái chết ta mới thấy được cuộc sống này tươi đẹp vào có ý nghĩa biết bao.
Chụp ảnh tập thể xong xuôi chúng tôi lại tiếp tục hành trình đến Tuần Giáo – Mường Lay. Tất cả mới chỉ là bắt đầu…