What's new

[Chia sẻ] Chư Mư Vọng Phu hay là "Xứ sở kỳ nam"

Phần 1: Giấc mơ hoang

Chư Mư Vọng Phu - Tôi tình cờ biết đến cái tên xa lạ này vào năm ngoái trong chuyến phượt lên đỉnh Hòn Bà ở Khánh Hòa, đây là chuyến phượt giao lưu giữa nhà NCG và một số anh chị em nhà phượt Nha Trang. Trong buổi sáng sớm tinh sương lạnh giá đó, mấy anh em giao lưu cùng hội vespa Nha Trang cũng lên đây nghỉ đêm và cùng nhau nhìn ngắm núi non trùng điệp dưới chân nhìn, tình cờ hướng về phía bắc, giữa biển mây trắng xóa bồng bềnh xa xôi, mọc lên 1 đỉnh núi cao sừng sững, nó nhọn hoắc, xé toạc biển mây và vươn thẳng lên tầng trời như một mũi tên. Ai cũng trầm trồ và bàn tán không ngớt, và cũng thật may mắn, trong đoàn hôm đó có vài người và Thống hội phượt Nha Trang là dân Khánh Hòa cũng biết một số thông tin về ngọn núi này và cũng chưa 1 lần đến đó bao giờ.

Hình ảnh ấn tượng về mũi tên nhọn hắc giữa tầng trời hôm đó đã không ngớt ám ảnh tâm trí tôi. Chúng tôi cùng hẹn nhau một ngày nào đó sẽ đặt chân lên đỉnh núi này. Vài tháng sau, nỗi ám ảnh ấy lại ùa về qua những bức ảnh đầu tiên của Daskem – cũng là một dân phượt đã đặt chân lên đỉnh Chư Mư và đang dự tính sẽ chinh phục đỉnh Vọng Phu cao nhất của dãy núi này. Mừng như bắt được vàng, thế là 1 topic dành cho những người đam mê nó được mở ra và kéo dài suốt 9 tháng sau đó chỉ để bàn về nó: tìm người dẫn đường, tranh luận về hành trình, thông tin về địa lý, thời tiết, những chi tiết thú vị, đôi lúc có phần hoang đường mang tính truyền miệng, dân gian về dãy núi huyền thoại này càng khiến giấc mơ chinh phục càng trở nên cấp bách khi mùa mưa đã cận kề.

Những bức ảnh về Chư Mư Vọng Phu do Dákem chụp trong chuyến đi lần trước:
7d795ce58a6267fe3a7380a368b00681_48936164.3.jpg

0c2aaf14baf3a38ac8c4cdbd8fabd6eb_48936165.8.jpg

277a8b296ba1c6a5780551f5b4cee912_48936166.9.jpg

5f5f560a05b0cf595a0d294bbdc8fd73_48936167.10.jpg

876568ab71fb5308abe29969c7be4853_48936169.11.jpg


Bàn tới rồi lại bàn lui, lúc thì không tìm được người dẫn đường, lúc thì tìm được nhưng người dẫn đường lại chưa bao giờ lên đỉnh, lúc thì chọn được người dẫn đường nhưng lại từ chối dẫn đi, lúc thì tất cả đâu đã vào đấy thì có người lại bị trặc chân... Thật là vất vả và trúc trắc tưởng chừng như giấc mơ chinh phục Chư Mư Vọng Phu sẽ khó thành hiện thực. Nhưng cuối cùng thì giấc mơ dài đằng đẵng ám ảnh chúng tôi cả năm trời cũng đến hồi kết thúc khi tất cả những gì cần thiết nhất cho chuyến đi cũng đã hoàn tất. Lễ 2/9 này được, khi nhà nhà náo nức đi chơi, người người náo nức đi chơi thì chúng tôi - 3 gã đàn ông cùng ôm mộng sẽ lặng lẽ rời xa thành phố náo nhiệt để đánh thức giấc mơ ấy...

Topic đã được gởi đăng bởi Reporter
 
Last edited by a moderator:
Phần 2: Đánh thức Vọng Phu

Lên đường ! 8h tối ngày 1, vẫn như thường lệ những chuyến đi trước, tôi đã có mặt ở khu phố tây Phạm Ngũ Lão để lên xe Phương Nam đi Ninh Hòa. Đợi không bao lâu thì Daskem tới – nhỏ tuổi nhất đoàn nhưng Daskem dáng người cao lớn, nét mặt thư sinh với cặp kính cận và mái tóc dài loăn xoăn giống y những anh chàng hotboy trong những bộ phim của xứ sở kim chi xuất hiện, hắn khệ vác trên vai 2 cái balo bộ đội to đùng và chật cứng, hỏi ra mới biết Daskem trang bị giúp luôn cho cả anh chàng guide sẽ dẫn đường vào rừng ngày mai. Gần đến giờ xe chạy thì Rubicon cũng xuất hiện với làn da ngăm ngăm, dáng người vừa phải và gương mặt khá lạnh lùng, ít nói nhưng sau này khi tiếp xúc thì tôi phát hiện Rubicon rất dễ mến và chân thành.

Xe Phương Nam chạy khá êm so với những xe hãng khác, chẳng bao lâu đã nghe tiếng ngáy đều vang của những người bên cạnh. Riêng tôi thì chắc do thức khuya ở nhà đã thành thói quen nên chẳng tài nào ngủ được, cứ trằn trọc xoay qua xoay lại, mắt thì thao láo, đầu nghĩ ngợi mông lung. Cuộc đời dân phượt kể cũng lạ và thầy bói đôi khi phán cũng đúng, dưới 2 gan bàn chân của tôi là 2 cái nốt ruồi to tướng, thảo nào tôi xê dịch mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy ngán và mệt, có khi lại còn tăng đô. Tôi đi phượt đã đành, nay mới cưới được cô vợ vài tháng lại còn dụ cô ấy vào con đường chả biết sẽ hạnh phúc hay khổ đau này, nhưng vẫn cứ phải dụ vào cái đã, để người ta còn hiểu và thông cảm cho cái thằng tôi đã trót đu theo nghiệp này. Cô ấy giờ đang nằm bên giường cạnh giường tôi, nhưng đến sáng mai thì tôi đã khăn gói lên rừng, còn cô ấy thì lại theo 1 nhóm phượt đông đúc khác xuống biển. Thế là lễ độc lập này chúng tôi tạm chia tay nhau, hẹn gặp lại tại phố biển Nha Trang sau 4 ngày nữa.

7h sáng ngày 2, chúng tôi đã đến ngã 3 Trong Ninh Hòa, tấp vào quán uống vội li cafe cho thoải mái sau 1 đêm ngủ gò bó trên xe. Tôi lò dò hỏi người dân xung quanh thì được biết xe đò gần 9h mới xuất phát, đến thị trấn M'Drak cũng mất gần 2 tiếng và phải tiếp tục thuê xe ôm đi tiếp hơn 15km nữa mới vào đến xã Ea M'Doan và theo Daskem nói thì năm ngoái hắn đã mất gần 150 ngàn xe ôm cho đoạn đường mười mấy km này. Cuối cùng chúng tôi chọn cách ngắn và nhanh nhất, đó là thuê taxi dù, giá chỉ 650 ngàn và xe sẽ đưa chúng tôi vào tận xã. Thôi thì cũng tạm được vậy, không mắc hơn là bao mà lại nhanh và an toàn, vì dù gì chúng tôi cũng chỉ còn rất ít thời gian để mua sắm và chuẩn bị thêm những vật dụng cần thiết để vào rừng ngay trong đầu giờ chiều nay.

Taxi bon bon lao nhanh, gió thổi phần phật và những cảnh đẹp của rừng núi trên đèo Phượng Hoàng nối Khánh Hòa với Daklak làm chúng tôi ai cũng náo nức và hồ hởi, huyên thuyên kể về những chuyến đi và những ấp ủ dự định tương lai: đỉnh Rào Cỏ, Phu Xai Lai Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Tây Côn Lĩnh...Chẳng mấy chốc, tỉnh lộ 693 đầy ổ voi cũng đã qua, chúng tôi đã vào địa phận xã Ea M'doan. Taxi dừng tại nhà anh Tùng, nơi mà năm ngoái Daskem đã tá túc cả tuần để leo ngọn Chư Mư. Lại nói về chuyến đi của Daskem, năm ngoái hắn đã đến đây 1 lần cùng vài người bạn và cũng đã chinh phục thành công đỉnh Chư Mư, và lần này hắn phải quay trở lại nơi đây để thực hiện nốt giấc mơ cuối cùng mà hắn vẫn còn thao thức trước khi giã biệt nơi này để chinh phục những cung đường mới : thuần phục Vọng Phu, ngọn núi bí hiểm mà chưa ai lên tới đỉnh.

Từ trong nhà, anh Tùng ngạc nhiên và mừng rỡ chạy ùa ra đón người quen, lễ mễ rinh những balo nặng trĩu đồ vào nhà. Căn nhà là 1 tiệm bán tạp hóa không nhỏ nhưng cũng không lớn lắm trong cái xã khá thưa thớt dân cư này nhưng cũng đủ để chúng tôi tha hồ chọn lựa và mua sắm vật dụng cho chuyến đi. Bên trong nhà khá rộng rãi và ít người, chỉ có 2 vợ chồng anh và 1 thằng cu lên 6 chạy lon ton, căn nhà tuy đơn sơ, không có vật dụng gì đắt tiền, nhưng qua trao đổi và cách nói chuyện với anh, tôi đoán khối tài sản anh có nó ngược gấp mấy chục lần vẻ bề ngoài giản dị và có phần nghèo túng của anh. Mà thôi, nhắc làm gì đến tiền bạc, tấm lòng và sự hoan hỉ như đón người thân từ xa về mới là cái đáng quí mà chúng tôi cần.

Nhà anh Tùng ở Ea M'doan:
c6aa53f16ce8b800f159149a71a94302_48935443.img0490.jpg

Anh đang cần mẫn ngồi đong rượu, bán hàng cho mấy chàng Mông trẻ:
dbfd538edb9251fd349e09e72a909dcb_48935444.img0491.jpg


Đã 11h trưa, còn tí thời gian rảnh rỗi, anh Tùng lật đật khui liên tục 8 lon bia 333 để chúc mừng anh em lên đường mạnh khỏe, chân cứng đá mềm, Rubicon thì sợ uống say đi không nổi nên từ chối, Daskem thì đang bị gan nên chống chỉ định với thứ này, chỉ còn mình tôi, ráng vậy, tôi cũng chả biết vì chẳng nhẽ từ chối tấm chân tình của anh hay vì tôi cũng đang thèm thứ chất vàng sóng sánh ấy? Thế là tôi cùng anh Tùng và một người nữa cùng hể hả nâng ly, không khí thật ấm cúng và vui vẻ với những câu chuyện không ngớt về chuyến đi năm ngoái, về cuộc sống nơi xứ sở xa lạ này và nhất là những câu chuyện huyễn hặc về kỳ nam và những sản vật đã bao lần làm dậy sóng. Hôm nay trúng ngay ngày rằm, nên bữa trưa chỉ có cơm trắng, đậu que và đậu khuông xào với chén nước tương nhưng những món chay thật ngon lành vợ anh Tùng đãi đã nhanh chóng trôi tuột vào những cái bụng đang đói của chúng tôi. Rubicon giục Daskem liên hệ mau mau với anh chàng guide người Mông tên Tín, thật bất ngờ, Tín từ chối dẫn đi vì bận, hẹn đến sáng ngày mai, mọi người thẫn thờ, ngồi thượt cả ra, chẳng biết phải làm gì với một ngày dài thừa thãi khi mà tâm trạng đang phấn chấn và háo hức vẫn đang căng đầy lồng ngực.
Thì đành đợi đến sáng mai thôi, biết làm sao được, Tín là người dẫn đường giỏi và thành thạo duy nhất mà chúng tôi kiếm được lúc này, qua sông đành phải lụy đò, buồn bã, 3 đứa thở dài, lặng lẽ chui tuột vô nhà sau, tôi thì cố dỗ giấc ngủ với những bài dance dập đùng đùng, Rubicon thì bấm game lia lịa, còn Daskem thì chưa đến 20 phút đã nghe tiếng ngáy đều. Mà ngủ cũng chẳng được bao lâu và không tròn giấc vì trời rất oi bức, đã chẳng mưa mấy ngày nay rồi, cái quạt máy bé tí hin không thể làm bay hơi những giọt mồ hôi cứ liên tục rịn ra trên người thật khó chịu. Được một lát, anh Tùng lay gọi 3 đứa bật dậy, rủ vào rẫy cafe chơi cho đỡ buồn.
 
Last edited:
Anh Tùng chở tôi trên chiếc Attila mới cáu, còn Daskem và Rubicon thì đèo nhau trên chiến Dream TQ thồ hàng cũ kỹ, tôi thắc mắc sao không đội mũ bảo hiểm, anh cười ngất, bảo ở cái vùng xa xôi hẻo lánh này làm gì có ai đội cái ấy bao giờ? Thế là đi, chiếc attila khỏe lắm, lại gặp tay lái lụa quen đường nên chạy lên xuống đồi cao và dốc và đầy ổ voi cứ ro ro và nảy lên rầm rập, tôi ngồi phía sau cứ chốc chốc phải nhắc anh chạy chậm lại chờ 2 đứa kia với, nhưng kỳ thực là tôi đang run, cứ lo lạc tay lái mà văng xuống dốc thì rõ mệt. Xe băng qua những ngọn đồi cafe xanh mướt, những mái nhà đơn sơ trong ánh chiều tà, trong những ánh mắt tròn xoe lạ lẫm ngơ ngác của những em bé Mông và những chiếc váy hoa rực rỡ đang cần mẫn bên chiếc máy tước bắp kêu rột rột.

Đường vào rẫy người Mông:
d926a86c604eafe27ca981cd9994ca09_48935446.img0493.jpg

Dãy Chư Mư Vọng Phu, mây mù che mất 2 đỉnh:
0698de7262458d707c786653cd8b9db1_48935447.img0494.jpg

Váy hoa khoe sắc:
dbf2e0482a1009b230ffa9d53ea773c4_48935448.img0495.jpg

Cần mẫn thu hoạch bắp:
4278053ed4895236ac8d65010eeb27e4_48935449.img0496.jpg

1a813e7e0219acc064110e760603152a_48935450.img0498.jpg

Cuộc sống ở nơi rừng núi xa xôi này vẫn còn nhiều khó khăn lắm:
9b6432dfcb79e486721b0a42fc822376_48935452.img0499.jpg


Người Mông khu vực Tây Nguyên nói chung không phải là những cư dân bản địa ở đây mà do tập quán du mục, họ di cư từ vùng rừng núi xa xôi ở tận Tây Bắc và Đông Bắc vào những năm thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước. Ngày nay, với dân số khoảng 800.000 người tại VN, người Mông sống rải rác khắp nơi: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Daklak, Gia Lai, Kontum...và vẫn giữ nguyên những phong tục tập quán thừ thời xưa cổ.
 
Last edited:
Trở về nhà anh Tùng, 3 đứa tôi đang đứng hóng mát trước quán thì Rubicon bật reo lên "nó kìa", Daskem vội lật đật vùng chạy thật nhanh vào nhà, chụp lấy cái máy ảnh rồi phóng qua bên kia đường để bắt thật nhanh khoảnh khắc hiếm hoi khi đỉnh Vọng Phu chợt hé ra chỉ vài giây ngắn ngủi giữa những dải mây dày xám xịt che khuất từ lưng trời, Thật mãn nguyện, trong những giọt nắng chiều cuối cùng của ngày sắp tắt, dãy Chư Mư - Vọng Phu trùng điệp vẫn sừng sững và ngạo nghễ hiên ngang như hàng triệu năm từ thuở khai thiên lập địa:

Mũi tên của trời chỉ hiện ra trong chốc lát:
b75c791e7476df6da157143a1fb0bdd9_48935455.img7256.jpg

Rồi lại biến mất vào biển mây:
a04da3a3b57e0627f223b6eb6a4ab59c_48935454.img0503.jpg

e63c9699687ed597f57780b51cf2e857_48935453.img0502.jpg
 
Phần 3: Con đường Kỳ Nam
6h sáng ngày 2, Tín – người dẫn đường đến, chúng tôi ăn vội tô mì nóng, chất đồ đạc, trang bị vào balo và nai nịt gọn gàng để chuẩn bị lên đường. Ở nhà thì tôi hay lòa xòa lắm, có gì ăn nấy, chẳng đòi hỏi gì, nhưng không hiểu sao mỗi khi đi rừng thì tôi lại cứ lo ngay ngáy chuyện thiếu ăn, chắc có lẽ đó là nỗi lo của một gã đã nhận ra rằng mình càng già đi, ngày một yếu hơn và cần nhiều năng lượng hơn thời tuổi trẻ sung sức chăng? Trước ngày đi tôi tăng cường nịnh hót bà xã để cô ấy làm món ruốt thịt heo ba chỉ cực ngon. Vốn chẳng bao giờ đồng ý cho tôi tham gia vào những chuyến đi mà cô ấy cho là “vô bổ và nguy hiểm” nên cứ lầu bầu mãi, lầu bầu thì cứ lầu bầu nhưng cô ấy cũng làm cho tôi 1 hủ rõ to mang theo. Lần này, đồ ăn tôi mang theo cho đoàn khá nhiều, đủ cho 4 người ăn trong 5 ngày: gạo, chà bông, cá hộp, bánh mì lát, ruốt thịt heo, phô mai, cà chua, bí đỏ, bắp cải...Balo ai cũng nặng trịch, ít nhất như tôi cũng 12kg, còn của Tín thì những 19kg !
8h sáng, chúng tôi giã từ gia đình anh Tùng để lên đường. Trong cái nắng ban mai, chúng tôi thong dong khởi động cơ thể bằng chuyến đi bộ dài khoảng 4km, vừa đi vừa trò chuyện, vượt qua những đồi cafe, đến con suối, cả 4 người cởi hết quần dài, giày vớ để lội qua, con suối này vào mùa mưa lũ thì nước phải cao đến ngang ngực và rất xiết. Lúc này, rừng chưa dày và chúng tôi vẫn thoải mái đi trên những con dốc đã phát quang. Dãy Chư Mư Vọng Phu xanh rì mây phủ đang vẫy gọi:

Chư Mư Vọng Phu trong nắng sớm:
df6159553cd13f5cbafd2397fd3edce3_48935458.img7286.jpg

Trên đường nhựa:
068e0c10084d97f86f5d3c2fae77ea9e_48937767.img0500.jpg

b975d72daaa285d6b91bfc0ff1c48e9c_48937770.img7287.jpg

Qua những đồi cafe:
6a7f3a4bdd727e3cf5bd176a9d11a87a_48937768.img0501.jpg

Nhìn thì gần nhưng dãy núi vẫn còn xa lắm:
942a7409dc2d828fc3dfee54ae3bb9cd_48937772.img7290.jpg

TÍn - người dẫn đường của chúng tôi:
d391e166bf337964129c57a6db70ab38_48937773.img7291.jpg
 
Đôi điều về dãy núi huyền thoại này: dãy Chư Mư Vọng Phu nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Khánh Hòa (huyện Ninh Hòa) – tỉnh Daklak (huyện M’Drak) và tỉnh Phú yên (huyện Sông Hinh), dãy núi chạy dài theo hướng Bắc Nam dọc theo tỉnh lộ 693 nối liền M’Drak (Daklak) với thị trấn Hai Riêng (Phú Yên), với đầu là lưu vực hồ Sông Hinh và chân là đèo Phượng Hoàng hùng vỹ, từ bắc xuống nam, độ cao càng tăng dần. Dãy Chư Mư Vọng Phu là nơi phát nguyên của sông Ea Krong Rou chảy về hướng nam và sông Ea Mai, Ea Nga chảy ra hướng bắc, cấp nước cho thủy điện sông HInh và thủy điện Ea Krong Rou.

Dãy Chư Mư Vọng Phu có diện tích không lớn với đỉnh không cao như những VQG và đỉnh núi nổi tiếng khác trên cả nước với độ cao tối đa 2051m (có số liệu khác là 2059m) nhưng thảm thực vật và động vật nơi đây rất phong phú: vượn, vọc, rùa đá, rùa vàng (trị giá đếm hàng chục đến hàng trăm triệu một ký), gõ, kiền kiền, huỳnh đàn, dầu, pơ mu và đặc biệt đây là nơi đã có nhiều người từng trúng từ hàng chục đến hàng trăm ký kỳ nam trị giá hàng trăm tỉ đồng! kỳ nam không phải chỉ hiểu biết và cố công là tìm thấy, nó mang tính may mắn như là lộc của trời cho nhiều hơn, đã có biết bao người bỏ cả đời đi tìm mà vẫn chưa có trong tay 1 mẩu nhỏ đáng giá bạc tỉ đó, và cũng có người đi tới đi lui biết bao lần qua nơi ấy, chỗ ấy mà không hề biết rằng mình đang đứng kế bên 1 khối tài sản khổng lồ! Vậy đó, kỳ nam và những câu chuyện đầy tính mộng mị xung quanh nó đã khiến cho hàng ngàn dân đi điệu từ Vạn Giã Tu Bông và cả Quảng Nam lũ lượt tìm đến Chư Mư Vọng Phu, lặn lội ngày đêm chấp nhận đánh đổi hiểm nguy và cả tính mạng mình nơi rừng sâu núi thẳm để săn tìm với ước mơ trở thành đại tỉ phú. Nhấp một hơi nửa ly bia 333, anh Tùng kể dạo trước, sau khi hay tin có người trúng đậm 1 lô kỳ nam hàng trăm ký thì hàng đoàn xe máy, xe ô tô lũ lượt kéo về đây, khiến chính quyền đã phải chặn đường tỉnh lộ để đảm bảo an ninh trật tự cho cái vùng đất vốn dĩ hiền hòa này.

Điều gì khiến dãy Chư Mư như giọt mật lịm ngọt, ngạt ngào hương thu hút vô số bầy ong bu vào mà vẫn lưu giữ được những báu vật của thiên nhiên ấy cho đến tận ngày nay? Đó chính là yếu tố địa lý, thổ những và khí hậu đặc trưng của vùng này. Tôi may mắn đã leo một số ngọn núi được nhiều cư dân phượt biết đến nhưng xét về độ hoang dã và nguy hiểm khi trekking cũng như leo núi thì khó nơi nào có thể sánh bằng Chư Mư Vọng Phu, bởi vì địa hình nơi đây từ độ cao 800 trở lên rất dốc, 1100m trở lên cực dốc và 1700m trở lên thì ở VN quả là kinh khủng và quá nguy hiểm. Qua 800m khí hậu thay đổi đột ngột, luôn ẩm ướt và lạnh lẽo, nếu lỡ đi vào tháng mưa thì nơi này cực kỳ nguy hiểm, chỉ những tay đi điệu mới dám vào sâu trong rừng vào mùa này. Và không chỉ đơn thuần là những con dốc dài và cao theo lối mòn tuần tra của kiểm lâm và chỉ cần đòi hỏi thể lực dẻo dai như những ngọn núi và VQG khác mà ở Chư Mư Vọng Phu người leo sẽ phải thường trực đối diện với sự hoang dã vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên, từ 800m trở lên là hết dốc mòn, chỉ có những con dốc 50 độ và từ 1100 trở lên có vô số những đoạn dốc 70-80 độ, rừng dày đậm đặc, đầy gai và toàn đá trơn trợt, vách núi vực sâu cheo leo, chỉ có thể dùng hai tay đu cây bám đá mà trèo lên từng chút một. Cũng chính vì địa hình núi đá quá dốc như vậy mà rất nhiều đoạn, để lên 1 điểm, người leo gần như không có sự lựa chọn, người sau chỉ có thể leo bám sát ngay theo đúng chân của người leo trước, chỉ cần leo chậm cách 1 khoảng là đôi khi không biết đường, biết thế để đu bám và leo lên, độ nguy hiểm cho đoàn cũng theo đó mà tăng lên nếu chỉ cần sơ sẩy chủ quan hoặc xui rủi trượt chân thì 1 người trượt chân sẽ kéo theo cả đoàn bên dưới và cái giá phải trả không chỉ là 1mạng người. Chính vì lẽ đó mà Chư Mư Vọng phu vẫn còn hoang sơ hấp dẫn đến tận ngày hôm nay.

Trở lại với chuyến đi, hành trình này chúng tôi không hề được dẫn dắt và đi theo con đường bởi kiểm lâm mà sẽ là 1 dân đi điệu, sẽ tự vạch lối đi, phải tự túc tất cả để sinh tồn và tìm đường lên đỉnh, do vậy, tôi thấy mình thật may mắn và thầm cảm ơn vì đã có những bạn đồng hành nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị rất tốt đã cùng tôi hoàn thành chuyến đi mong đợi: Tín – anh chàng dẫn đường người Mông: dù chỉ mới lên đỉnh Chư Mư cùng Daskem năm ngoái và chưa lần nào đặt chân đến khu vực đỉnh Vọng Phu nhưng Tín là người đi rừng nhiều kinh nghiệm, biết phán đoán và nhìn đường và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong khâu ăn uống, ngủ nghỉ. Rubicon: anh chàng ít nói nhưng đã load cả bản đồ khu vực vào máy di động, lại cẩn thận mang theo lương khô, sô cô la dự trữ. Daskem: anh chàng người “Hàn Quốc” này thì khỏi nói, in ra giấy cả bản đồ địa hình chi tiết khu vực với đường bình độ, lưới tọa độ, quãng đường dự kiến đi, địa điểm dự kiếm cắm trại, GPS...đủ cả. Chỉ có mỗi tôi là thuộc loại lười biếng, lúc đầu thì còn ngày đêm ngắm nghía, ngâm cứu trên bản đồ địa hình google map...nhưng đến gần ngày đi thì đổ bệnh lười lại nghe bác 7 chuyên gia đi điệu sẽ dẫn đường thế là bệnh nặng hơn, dẹp hết, phó mặc. :D
 
Last edited:
Những km đầu tiên để lên 800m khá dễ dàng, cả nhóm vẫn di chuyển theo đúng lộ trình đã định trên bản đồ. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bắt gặp hàng đống gỗ ngổn ngang như thế này, thật là đáng buồn khi rừng Việt Nam ngày càng cạn kiệt, mà buồn làm gì nữa, rừng Việt Nam có còn bao nhiêu khu vực hoang sơ nữa đâu, tất cả đã bị tàn phá tan hoang bởi bàn tay con người:

eb1128933fe0602c72d7bbe6710139a2_48938792.img0510.jpg

6add59542af7df9c4de9afa3b30af96e_48938793.img0511.jpg

2d733e08280ea2685177e2db6d10aec6_48938796.img0513.jpg

70492c334a3f9a17e7b523a892c2089c_48938795.img0512.jpg
 
Sau một lúc thì lối mòn đã hết, chỉ còn rừng cây rậm rịt và những con dốc cao ngất, chúng tôi tạm dừng lại ở ngã 3 lối mòn, cùng xem, đánh giá và thảo luận trên bản đồ, định vị và quyết định không leo theo đường Daskem đã vẽ sẵn dự tính trên bản đồ trước lúc đi mà sẽ đi đường khác, có lẽ nhanh hơn và sẽ đến điểm hạ trại ở độ cao 1700m lúc 6h chiều:

f601a7378991de3ec189c86b7afc1522_48939041.img0509.jpg

a82bcbd534c5ff9b326863ab62097dad_48939051.img7302.jpg

fdb892774cd55addb2ffdc74258ab4c0_48939055.img7311.jpg


Tiếp tục lên đường, chúng tôi cứ men theo đường bình độ mà dần nâng độ cao, 900m, 1000m, 1100m, 1200m. Gần 1h trưa, chúng tôi tạm nghỉ ngơi, ăn uống và chợp mắt ít phút bên một bờ suối khá xinh đẹp:

41251d8ead0e72e320fbe6b4e601e620_48939043.img0517.jpg

ab68cdaabff439405d510b12c72b2a10_48939057.img7320.jpg

f2b03cecac16c704f714e17827d2a391_48939059.img7330.jpg
 
Phần 4: Đôi giày và sợi dây thừng

Lại tiếp tục leo, leo và leo, độ cao tiếp tục nâng dần lên 1250m, rồi 1300m và đến 4h chiều thì chúng tôi đã lên đến độ cao 1350m, không tệ chút nào, nhưng lúc này, khó khăn đã xuất hiện: địa hình dốc ngày càng cao và rừng càng dày với những tảng đá trơn trợt đã khiến chúng tôi chỉ có thể leo lên từng mét một đầy khó khăn, trời đầy mây mù và âm u, không còn nhìn rõ đường, nước dự trữ đã cạn kiệt, cả đoàn 4 người chỉ còn chưa đến nửa chai nước trà xanh O2 mà đỉnh cao vẫn còn chót vót, cảm thấy không ổn, chúng tôi phải ngừng lại, sau khi xem và đối chiếu lại giữa GPS với bản đồ và địa hình thực địa, do chủ quan, chúng tôi biết mình đã leo chệch hướng và đang bị lạc trên 1 dông núi lớn và làm gì có nước trên 1 dông núi bao giờ? Sau khi gấp rút thảo luận, chúng tôi quyết định vừa men theo đường bình độ để đỡ leo vất vả vừa hạ thấp dần độ cao để tìm một khe núi với hi vọng sẽ xuất hiện 1 khe nước dù thật nhỏ nhoi cũng đủ để chúng tôi có thể chống chọi vượt qua đêm nay và chỉ có nước mới giúp chúng tôi đủ sức tiếp tục leo lên hoặc phải leo xuống để trở về vào ngày mai nếu tình hình trở nên nguy cấp. Đã qua mấy khe nhỏ rồi mà vẫn chưa thấy 1 chút nước nào, các khe đều khô kiệt, đoàn người mệt lử và rất hoang mang, trời đã tối lắm rồi, phải bật đèn pin lên, ai cũng lo âu chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng cho 1 đêm đầy khó khăn. Tuột xuống đến 1150m, chúng tôi đụng phải 1 con dốc 60 độ, phía dưới là 1 khe sâu hun hút, không có cây bám, chỉ có một hai tảng đá nhỏ, Daskem và Tín đi trước, chọn đúng đường xuống phía bên trái nên đã băng mình xuống trước nhanh chóng và an toàn, còn tôi và Rubicon đi sau, lại lỡ leo xuống sai đường phía bên phải cách đó tầm 5m nên rất chậm chạp, khó khăn và tình hình khá nguy hiểm vì dốc trợn trợt, tôi bám vào 1 tảng đá, tầng đất mùn dày cộp và ẩm ướt đầy lá cây mục lâu năm phía dưới không đủ sức để bám giữ nó, tảng đá lăng ồng ộc xuống vực, mang theo những tiếng ầm ầm đùng đục đến kinh sợ, tôi la thét lên cho Daskem và Tín ở phía dưới biết, may mà họ đã leo chệch đường nên không bị làm sao. Tôi lại tiếp tục từ từ leo xuống, đôi giày khốn kiếp không được sử dụng kể từ sau chuyến leo ngọn Kon Ka Kinh (Gia Lai) vừa rồi có lẽ đã bị chai hết gai nên giờ đã phản chủ, nó trở nên rất trơn trợt, hoàn toàn không còn khả năng bám gì nữa, tôi phải ép cả thân mình xuống nền dốc để khỏi bị trượt xuống vực, leo lên không được, xuống cũng không xong, tôi nằm lỳ ra, Rubicon đứng chênh vênh phía dưới vài mét động viên, nín thở tôi từ từ làm theo chỉ dẫn, trườn cả người chậm chạp vào sát vách đá dựng bên phải để tăng độ bám, cuối cùng cũng xuống được cái dốc, tôi thở phào nhẹ nhõm. Leo xuống đến gần cuối vực lúc 6h thì trời đã tối om, chúng tôi lại đụng tiếp 1 vách đá dựng đứng chênh vênh và 2 khe đá hẹp dần, cao tầm 5m, Daskem và Tín đã leo xuống tự lúc nào và đứng đợi ở dưới, còn tôi thì cứ chần chừ loay hoay, nỗi ám ảnh về đôi giày giở chứng phản chủ đã hoàn toàn lấy đi sự tự tin của tôi tự lúc nào, tôi quyết định không liều mạng leo xuống để tránh bị chấn thương không đáng có vào lúc khó khăn này. Vận dụng kỹ năng của mình, tôi cởi hết giày, vớ, găng tay, lôi cuộn dây cấp cứu ra, cột quanh vòng ngực theo đúng kiểu, còn một đầu quấn 1 vòng quanh 1 thân cây trên miệng vách đá như cái ròng rọc và Rubicon sẽ giữa đầu dây đó, với tư thế này chỉ 1 lực nắm nhẹ, Rubicon sẽ dễ dàng giữ tôi lơ lửng nếu như tôi lỡ tuột tay:

Chụp không flash:
3d0baff3ec80a396f8fa0d12e9be0a72_48939843.img7335.jpg


Chụp có flash, tôi:
846cc4cdf7609c2b22ad2feb775f8cd0_48939845.img7338.jpg

f5032e3d4d7b5fd6aab072947925f2d1_48939846.img7339.jpg

d6f4fe988ffe1a2c9e12bd436295fc7f_48939848.img7340.jpg


Rubicon:
0c98f9bb98d3b312aee53f8e1aa1adad_48939849.img7341.jpg

a550c19a657d81a8f892c31a8b5d2514_48939851.img7342.jpg


Nhân nói về cuộn dây, trước ngày đi, lão Toàn Thắng và tôi có trao đổi vật dụng với nhau, biết trước tình hình sẽ phải cần nên tôi thì mượn lão cái nón bảo hộ và cuộn dây cấp cứu, còn lão thì mượn lại tôi cái lều đôi cho đoàn của lão đi du hí ngắm khinh khí cầu ở Phan Thiết, lão ấy đúng là sướng thiệt, chắc đang tắm táp nô đùa sóng biển hoặc đang barbecue hoặc đang hú hí cùng em nào cũng nên, chỉ có tôi là giờ đang mệt mỏi và căng thẳng trên ngọn núi hoang dã này. Trước ngày đi, nhớ như in cái câu bên box của Tây Bắc Group: "...cái dây thừng bục là teo một đời" nên tôi săm soi cuộn dây xem nó có lâu ngày không xài mà mục chưa, vẫn còn chắc lắm nhưng hơi thất vọng một tí, dây cứu hộ cứu nạn gì mà dài có 11m, đúng ra nó phải ít nhất 20-30m trở lên mới đủ độ dài cần thiết, nhưng có còn hơn không, tôi nhét nó vào ngăn ngoài cùng của balo, nơi dễ lấy ra nhất, chỉ bằng 1 tay. Kiểm tra dây chão xong xuôi tôi lại lật sổ tay xem lại cách thắt dây cấp cứu và đúng là thời khắc này thì nó thực sự là hữu dụng, cách thắt và cột dây này rất quan trọng, thậm chí khi không có người trợ giúp, nó vẫn giúp ta tự leo hoặc đu xuống một cách an toàn và thu dây về.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,380
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top