What's new

Chuyện đi rừng - có một thời như thế

Em/mình mở thread này để chia sẻ những buồn vui thời trai trẻ, khi rừng với em là nhà. Dạo này bỗng dưng nhớ nhà xưa (rừng) ghê gớm.

Trước tiên xin nói sơ qua về mình: sinh ra và lớn lên ở xó nhà bố mẹ, thế nhưng không hiểu sao trong người nó có máu lang bạt hay sao í, lúc nào thèm đi chơi, mình chẳng giống ai ở trong nhà và có thể mình cũng là nỗi thất vọng trong gia đình vì uốn mãi chẳng thành người (như mong muốn của bố mẹ).

Khi còn bé tí, mình thích đi bơi, thích đi học đàn, thích đi sinh hoạt hè cùng các bạn... toàn những cái thích giản đơn nhưng hầu như bị cấm đoán. Bố mẹ sắm cho cái máy khâu để tập tành nữ công, 4 năm cái máy khâu vẫn phủ khăn chống bụi, mình thì tìm mọi cách để đi chỗ nọ chỗ kia mặc dù lần nào về cũng ăn đòn.

Lớn lên một tí thì chỉ mong lấy chồng nhanh nhanh để thoát khỏi sự giám sát gắt gao của bố mẹ, nhưng trước tiên phải đi học cho giống mọi người, thế là mình chọn 1 ngành hoàn toàn không phải vì yêu thích mà chỉ vì hay được đi, ngành thực vật, ngành mà khi mình chưa ra trường thì đã được xa nhà suốt rồi, đến giờ mình vẫn thấy mình may mắn vì bố mẹ khó tính, chứ nếu bố mẹ dễ tính thì khéo bây giờ mình vẫn ngồi lì trong văn phòng nào đó ở hà nội với chức danh pha trà và oánh máy chữ.

Khi ra trường, mình vào làm cho 1 tổ chức phi chính phủ , chuyên về khám phá môi trường, điều tra đa dạng sinh học và giáo dục môi trường, và cuộc đời mở ra một trang mới từ đây, một cuộc đời vừa lộn xộn, vừa buồn, vừa vui, vừa thích thú lạ lẫm, vừa sợ hãi khong biết đời mình trôi về đâu... nhưng có một điều chắc chắn mình biết: được bước ra khỏi nhà một cách hợp pháp mà không bị ăn đòn.

Cũng lâu lâu rồi nên nhớ chuyện nào kể chuyện đó, có thể lộn xộn, có thể nhiều đoạn à quên, mong các bác thông cảm nhé
 
Last edited:
Dân thực vật ngày đó không ai không biết đến tổ chức Frontier, nó nổi tiếng vì những chuyến điều tra vô cùng khó khăn vất vả, nằm lì trong rừng suốt 3 tháng mỗi kỳ và một năm tổ chức 4 kỳ như vậy. Thành viên gồm các nhà khoa học từ trường ĐH KH Tư Nhiên, Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật, các sinh viên, tình nguyện viên, trợ lý nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới và một số sinh viên từ ĐH QG Hà Nội.

Ngành này gần như không giành cho con gái vì là ngành vất vả, con giai cũng bỏ nghề nhiều lắm nên khi thầy giới thiệu em cho Frontier thì các anh staff cũ tha hồ hù dọa, cuối cùng thì cũng kết luận là em chả trụ được lâu... lúc đó em đã nghĩ họ có thể đúng...

Ngày đầu tiên lên đường, rời Hà Nội từ sáng sớm với 2 xe, 1 xe bus chở các tình nguyện viên, 1 xe uoat chở staff, mấy chiếc xe Min khờ được chằng lên nóc xe để phục vụ các chuyến đi thực địa

5415554378_9fcf6ceec9_z.jpg


Èn èn, mặt ai cũng vui tươi hớn hở

5414944695_b514908dfb_z.jpg


Cái xe này sang, chứ cái xe uoat em ngồi thì nó tã lắm, em nhớ phần trên của cánh cửa đang đi nó rơi cái bịch, lái xe (là staff luôn) thản nhiên nhặt lên bỏ sau xe như chuyện bình thường nhà cô Hường trong khi em thì rõ sốc, ôi cái xe lọc cọc đấy nó sẽ đưa mình về đâu.
 
Đến nơi, việc đầu tiên là dựng trại chính (mỗi kỳ đi 3 tháng sẽ có 1 trại chính và 6 trại vệ tinh (trại phụ), trại chính là nơi dễ tiếp cận, cũng là nơi trữ đồ cho mọi sinh hoạt nghiên cứu, ăn uống trong suốt 3 tháng, trại phụ là các điểm nghiên cứu, thường chia nhóm đi trại phụ 1 tuần lại về tiếp tế lương thực, báo cáo tình hình, nghỉ ngơi tái tạo sức lao động)

Mấy cái lều cá nhân thì đơn giản rồi, còn cái nhà dài tập thể thì phải lao động, mỗi bạn được giao đi lấy 1 cây tre, người Việt dù trước đó không đi rừng bao giờ cũng biết chọn tre và chặt rất nhanh, lôi về cả đống rồi mà vẫn chưa thấy Tây nào tha được 1 cây về, các bạn vòng lại hỗ trợ nhóm chân dài, trời ơi, tụi ngố chọn những cây tre to thật là to nhưng vẫn non, chặt lại đốn theo chiều vuông góc nên mãi cây chẳng đổ. Có bạn khỏe tay giải quyết được bước này thì do lúc chọn cây không chọn vị trí thuận lợi nên vớ ngay cây mọc giữa bụi, không thể nào lôi được tre ra

5415548082_08a6a6427a_z.jpg


Cái này mà mấy nhà khoa học Việt mà dựng chắc 1 ngày được 2 cái, nhưng các bạn Tây thì làm 2 ngày mới xong, mỗi ngày một khám phá mới nên vất vả nhưng ai cũng vui lắm
 
Nhà dài cho sinh viên, staff mỗi người được 1 cái lều đôi (mặc dù chả thấy đứa nào kiếm được đôi)

5414942709_3929c306f3_z.jpg


Trong nhà dài, mỗi đứa một khoang to bằng cái đệm, ngăn cách nhau bởi những cái màn, xà rông hay mấy đồ quý quý vắt vẻo trên xà :21:

5414938125_f577f6eaae_z.jpg


Đêm đầu tiên nằm trong lều, gió thổi phần phật, ngày nóng mà đêm lạnh buốt, em bắt đầu thấy hơi sợ và ước mình được chui vào ở với tụi sinh viên. Đếm cừu mãi chẳng ngủ được, em nghĩ đến việc đêm nhỡ Hổ hay lợn lòi nó đến thì ... nghĩ cũng ghê ghê... Định mò vào nhà dài xin đổi chỗ nhưng lại chợt nhớ ra cái vốn tiếng Anh của mình mà giải thích xong thì chắc mỏi tay lắm , thôi thì thôi thế thì ...
 
Lại nói chuyện tiếng Anh, ngày xưa học tiếng Nga, nói chung cũng dốt, nhưng mà chả gì cũng 9 năm trời, giờ cả nước chả ai dùng tiếng Nga nên mình cũng mò đến những trung tâm 1 con chim bay đến 2 con chim bay đi để học Anh văn nhưng mà vẫn dốt cực í.

Cái việc 'được' vào làm ở đây đến cả họ mình cũng bất ngờ vì em học đến bằng B rồi nhưng cho thi bằng A chưa chắc đã đỗ. Hóa ra là Frontier cũng đi tìm mỏi mắt rồi, không kiếm nổi ai chịu nằm vùng nên gặp con này gật đầu thì mừng hú. Mình còn nhớ tay trưởng đại diện đưa ra cái hợp đồng để em xem trước xem có cần sửa đổi gì không thì mình đã phải nhờ 1 anh staff dịch cho rằng em chịu, tiếng anh của em không đủ để đọc những thứ đó, giao tiếp tối thiểu em còn rất hạn chế í, thế nên cứ để em làm một thời gian nếu 2 bên cùng thích thì ký hợp đồng sau cũng được. Tay sếp kia mừng ra mặt, mình cũng vui ơi là vui, sau này đi xin việc tiếng Anh của mình tốt lên bội phần rồi mà thấy vẫn chật vật để tìm được 1 vị trí.

Việc xa rời cuộc sống văn minh, sống cả ngày cả đêm với người bản xứ cũng làm tiếng Anh của tiến bộ nhanh nhanh. Mỗi khi chia nhóm đi làm thì hầu như mỗi nhóm chỉ có 1 người Việt, thế nên chả thể xấu hổ hay ngồi ì ra nhờ ai dịch được, sau ba tháng thì nói chuyện chân tay con giời cũng đỡ mỏi
 
Bên trong biệt thự của mình đấy, có tới mấy cuốn từ điển mà vẫn thiếu :D

6443450995_9ea5722db3_z.jpg


Sau khi ''nhà cửa'' ổn định rồi cả hội dành 2 ngày đi khởi động, ngày đầu không mang vác gì, đi đoạn đường 2 tiếng thôi, ngày sau mang một cái ba lô nhẹ và đi thời gian lâu hơn. Người tiền trạm (đã đi từ khi khi cả nhà hì hục dựng trại) chọn những con đường dốc thẳng đứng, toàn người thành phố, đi giờ đầu tiên mệt gần như không ai nói chuyện gì

5415556706_621f04d7d6_z.jpg


Tối về bắp chân mỏi nhừ, ê ẩm từ quả đường xóc xe xóc còn chưa hết, khởi động thêm quả này đêm không ai phải đếm cừu hết
 
hj chị , e cũng muốn đi theo tình nguyện viên bưng bê hầu nước mà ko biết phải đăng ký và điều kiện thế nào chị nhỉ :D
 
Thức ăn chính là mì tôm và bánh ép Hải Châu, mì tôm cân, cái loại đóng trong túi nilong 12 bánh 1 túi í chứ không phải loại gói riêng đâu. Ăn nó cứ bứ đến tận cổ, nuốt chả bao giờ trôi như mì. Rau thì chủ yếu nhặt nhạnh mấy thứ có ở rừng, củ thì có khoai tây, thịt thì 1-2 tuần mới có 1 bữa cải thiện khi đoàn có người đi ra thị trấn (sử dụng các dịch vụ thư tín, điện thoại).

Cả nhóm chia nhau ra làm bếp trưởng, mỗi ngày 2-3 thằng sinh viên. Hầu như các món ăn không có tên, hôm nào sang thì xanh xanh đỏ đỏ, không thì cứ mỗi đứa 1 bánh mì tôm nhân lên bỏ vào nồi nước sôi

5415549378_e393e6e0eb_z.jpg



Nước sạch thì đào 1 cái hố, lúc nào cân ra làm 1 can, bỏ mấy viên iodin vào thế là cho vào bidong uống trực tiếp luôn. Mới đầu thì cũng hơi khó uống, sau về HN thì lại thấy nước không iot thật khó uống

5414937853_cc0beb3526_z.jpg
 
hồi tưởng của bạn trải thật nhẹ.
Tuyệt vời.

TB: Thế bây giờ gõ bàn phím có mỏi tay như ngày đó nói Tiếng Anh không?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,452
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top