What's new

[Tổng hợp] Đặc sản từng vùng, miền TRONG NƯỚC

Namir

Phượt... dại
Topic này dùng để tổng hộp thông tin về đặc sản, món ngon của từng vùng, miền trong nước cũng như địa điểm có thể kiếm được những món đó.

Khi đi tới bất cứ nơi nào, chắc chắn bạn sẽ muốn thưởng thức những món đặc sản, món ngon địa phương, đúng không? Vậy thì nếu không biết, hãy hỏi; nếu biết rồi, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết.

Topic sẽ cập nhật nội dung ở trang đầu thường xuyên. Mọi người nhớ xem nhé :)
 
Trong khi chờ đợi món ngon Đà Lạt . Xin phép bác cho em nhanh miệng hơn(và cũng rảnh hơn) chạy tuốt xuống Sóc Trăng làm tô bún nước lèo xong ăn bánh Pía nghe.

Trở lại với thành phố Sóc Trăng, nơi được xem khởi nguồn tạo nên danh tiếng của bún nước lèo, chúng tôi đến với quán bún nước lèo Cây Nhãn. Đây có lẽ là quán nổi tiếng nhất Sóc Trăng. Xế trưa, quán mới dọn ra mà thực khách đã ngồi đông gần hết bàn. Cô thợ nấu trụng bún liên tục, hàng chục người chạy bàn tới lui tất bật… Người sành ăn thường gọi thêm đầu cá và trứng ăn kèm. Chủ quán là cô La Cẩm Nhung, một cựu giáo chức nghỉ hưu, nay đã gần 70 tuổi. Cô cho biết đã bán trên vỉa hè này cách đây gần 50 năm, cây nhãn dạo trước (đã chết) đã góp phần cùng bún nước lèo cô nấu, để lại dấu ấn địa danh bún nước lèo nổi tiếng cho gia đình, nên cô phải xin cây khác trồng lại.(Nguồn :http://thvl.vn/?p=9618).

P1160205.jpg


P1160208.jpg


Bún ăn kèm gỏi cuốn.

P1160203.jpg


Bà chủ quán cây nhãn.

P1160210.jpg
 
Đồ nghề của bả.

Nước lèo.

P1160211.jpg


P1160212.jpg


Cá lóc.

P1160213.jpg


Nói là nhanh miệng nhưng em cũng ăn năm 2010 và khi đó quán đang xây dựng lại nên họ mướn khu đất gần đó bán hàng.

P1160214.jpg


Còn cây nhãn đích thực đang xây dở đấy ạ(theo như bài báo thì đây là cây nhãn trồng lại).

P1160215.jpg
 
Tiếp một đặc sản của Sóc Trăng nữa là bánh Pía.

Theo chuyện kể của ông bà, bánh pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phươngNam, chiếc bánh này khi đó là lương thực để ăn dọc đường. Đầu tiên, bánh được làm khá đơn giản: vỏ ngoài là bột mì cán thành da mỏng bao quanh nhân ở bên trong. Nhân gồm có: đậu xanh và mỡ heo. Cùng với sự phát triển của xã hội, bánh pía Sóc Trăng được “biến tấu” với các nguyên liệu khác như khoai môn, sầu riêng… tạo cho chiếc bánh có mùi thơm hấp dẫn.Thông thường, bánh pía Sóc Trăng có 2 loại là bánh pía khoai môn và bánh pía đậu xanh.


http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Banh-pia-Soc-Trang/327249641/150


Cô chủ tươi quá.

P1160218.jpg


P1160261.jpg


P1160235.jpg


P1160222.jpg


P1160262.jpg


P1160264.jpg
 
Ngày xưa em cứ tưởng cái nhân ở trong bánh Pía nó là sầu riêng ^^', tiện thể em cũng kể luôn 2 món, chả b' có phải đặc sản ko, nhưng em được thưởng thức trong mấy ngày lưu lạc ở Đà Nẵng, đó là bún bò, và bánh tráng cuốn thịt heo luộc(ở trong đó có cái quán to và đẹp lắm bán món này ^^)
 
Món bánh Pía này cũng có bán tại Sài Gòn. Bác nào rành thì thẩm định xem có đúng không. Họ bảo là đại lý Sóc Trăng, tiệm ở góc Lê Quang Định x Nơ Trang Long.
 
Bánh Pía SG mình thấy chỗ này , chưa ăn và ăn cũng chưa chắc đã biết xịn hay không .

Quảng Trân 1123 đường 3/2 P6 Q11. Và rất nhiều điểm bán bánh Pía nhưng sx ở Hóc Môn hay Q12 ấy.

Vấn đề là bác chủ lặn đâu mất tăm luôn rồi , nhưng thôi kệ bác í, đang rỗi hơi và cũng chẳng mất gì , hại ai. Mời bác nào quan tâm ta xuống Hội An nhé.

IMG_3246.jpg


Món đầu tiên là bánh đập nhé.

Qua cầu Cẩm Nam, Hội An để thưởng thức món bánh tráng đập, du khách sành điệu sẽ thực sự ấn tượng với những âm thanh dân dã, gần gũi và thiết thân đến lạ. Để tạo nên những âm thanh vui lạ này, cả trăm con người phải thức dậy từ sáng sớm tráng bánh. Ngoài những cái bánh ướt, người ta còn đem phơi, nướng bánh cho thật giòn rồi phi hành, làm nước mắm chấm, tương ớt. Gạo phải ngâm nước, xay nhuyễn rồi tráng bánh bằng lò. Bánh ướt cũng như bánh khô nướng chỉ quay cán bột mỏng một lần trên vải lò.(http://www.travel2hoian.com/2009/01/banh-dap-hoi-an/).

Khi bà chủ đưa ra thì bánh tráng khô đã nướng nằm trên và bánh tráng ướt nằm dưới , bạn chỉ cần đưa tay đập nhẹ thì bánh khô sẽ nát và dính hẳn vào bánh ướt, theo tớ hiểu bánh đập là vậy.
IMG_3247.jpg



IMG_3248.jpg


Món thứ 2 : Hến trộn .

Hến ở đây là loại hến nhỏ, không giống thứ hến “to xác” bán đầy rẫy ở Sài Gòn, con hến ở đây vừa nhỏ vừa trắng, chỉ mới nhìn đã thấy hấp dẫn rồi. Hến đã ngon, lại càng thêm ngon với cọng rau, cọng hành và mít non trắng xắt mỏng, đậu phụng rang thơm phức, và nếu thêm rau húng rau thơm nữa thì ăn vào rất tuyệt. Đối với người phương xa , món ăn vừa lạ miệng, lại vừa ngon thì thật khó mà tả hết.

Ăn với bánh đập.

IMG_3250.jpg


Món thứ 3 : Cao lầu.

Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.Bây giờ có thêm bì lợn nữa.

IMG_3252.jpg


Và món cuối cùng : Chè bắp .

IMG_3253.jpg


Địa chỉ quán đây ạ, đúng là qua cầu Cẩm Nam đấy, nếu bạn đến Hội An mà chưa thưởng thức 4 món này thì coi như chưa tới, tớ nghe bảo vậy nên cũng cố gắng và ễnh bụng luôn, đâu như 50k tất cả.

IMG_3257.jpg
 
Hến xào trộn dưa chuột em đã có dịp thử ở Khách sạn Hà Nội ở Hạ Long, rất ngon, ai cũng thích nhưng mỗi tội em dị ứng nặng nên ăn 1 miếng phải thôi luôn ^^
 
Xin chào các bạn,

Mình xin giới thiệu một món ăn ngon:

Cơm dừa Bến Tre
Bến Tre được mệnh danh là xứ dừa. Gần đây, trên bàn ăn dưới bóng dừa của xứ sở này đã có thêm một món ăn mới không kém phần quyến rũ: cơm dừa.

Muốn ăn cơm dừa phải điện thoại đặt trước và hình như cho tới nay chỉ có Nhà hàng nổi ở thị xã Bến Tre mới phục vụ món ăn cầu kỳ này. Nấu cơm dừa tốn thời gian chừng 2 tiếng đồng hồ nên nhà hàng chỉ đặt làm từ 10 trái dừa trở lên, còn dưới con số này... hổng thèm nhận!

Làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon, sau khi vo sạch bằng... nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy. Trái dừa dùng nấu cơm phải là dừa xiêm, sau khi chọn được trái vừa ý, người ta không đả động gì đến phần bên trong quả dừa, chỉ gọt cho quả dừa có hình dáng bắt mắt. Kế đó, cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy "nồi cơm dừa". Kế tiếp đầu bếp sẽ trổ tài cho gạo vào trái dừa, sau đó đổ nước dừa tươi vào vừa đủ rồi đậy nắp lại.

Nấu cơm dừa cái khó nhất là phải canh nước dừa và gạo phải đều nhau, nếu nhiều nước ít gạo và ngược lại thì cơm dừa sẽ nhão nhoẹt hoặc cứng ngắc, hỏng mất mùi vị. Cơm dừa ăn nóng mới ngon. Nếu để lâu, hạt cơm trắng ngần sẽ bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt. Một trái cơm dừa được tính 15.000đ.

Cơm dừa phải ăn cùng tôm rang dừa mới đúng gu. Tôm đất, tôm bầu, tôm lóng, tôm càng xanh sau khi lặt chân, rửa sạch và ướp gia vị từ đường, muối, bột ngọt để một lúc cho ngấm. Rang dừa cũng đơn giản, sau khi bỏ tôm lên chảo rang người ta cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu. Đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là coi như đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn.

Tới Bến Tre mà chẳng nán lại dùng cơm dừa, tôm rang dừa thì xem như cuộc du lịch tới xứ dừa chưa trọn vẹn. Nếu đã có mặt xứ này thì hãy tranh thủ làm một "quả" cơm dừa để bổ sung thêm kho tàng ẩm thực phong phú và có thêm ấn tượng về vùng đất mang tên dáng đứng Bến Tre này.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,473
Bài viết
1,153,115
Members
190,100
Latest member
tohue6789
Back
Top