What's new

[Chia sẻ] Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)

Để bay từ Hà Nội sang NEW ZEALAND chúng tôi có hai chặng dừng chân. Chặng đầu vừa dừng, vừa chuyển máy bay tại Đài Bắc. Chặng hai ở Sydney. Chúng tôi chọn hãng China Airlines vì vào thời điểm của chuyến đi giá vé khứ hồi của hãng này là hợp lý hơn cả.
Trên máy bay sang Đài Bắc có khá đông chị em Việt Nam sang làm lao động giúp việc nhà . Họ trên dưới tuổi 30 còn mang nhiều vẻ chân chất của con gái nông thôn trong cách đi đứng, nói năng. Tờ giấy làm khăn ăn của tôi bị bay xuống đất, tôi chưa kịp nhận ra thì một cô gái ngồi cách hai hàng phía dưới đã nhanh nhẩu nhặt lên chạy lại đưa. Tôi cảm ơn và hơi ngạc nhiên về cái việc không phải ai cũng làm ở giữa chốn ồn ào, vội vã này. Tôi cũng có cảm giác đó khi đứng trên xe điện chuyển ga bay ở sân bay Đài Bắc. Một thanh niên đang ngồi với bạn gái vội đứng dậy nhường chỗ. Tôi cũng cám ơn vì xe chỉ chạy hai phút. Tôi cứ tưởng đó là một thanh niên châu Á nào đó, hóa ra họ cũng là hai bạn trẻ Việt Nam đang trên đường sang Mỹ. Tôi cứ ngẫm nghĩ về họ, khi có được công việc thích hợp thì chắc chắn họ là những người làm việc rất tốt.
Sau gần hai mươi tiếng đồng hồ rời Hà Nội chúng tôi đã đến thành phố dừng chân đầu tiên ở NEW ZEALAND.
 
16. đời thường và cửa biển

13/2- Sáng nay, chúng tôi rời Nelson trong thời tiết ấm áp. Nelson là thị trấn có nhiều ngày nắng nhất ở NEW ZEALAND- tới 2400 giờ nắng trong một năm. Rời một thị trấn biển ở mỏm Bắc của đảo Nam, tuy nhỏ song được coi là sầm uất ở đây, chúng tôi không khỏi có chút ngậm ngùi khi nghĩ về câu chuyện chiều qua ở siêu thị « New-World » trong thị trấn. Tình cờ vào mua thực phẩm ở đấy, chúng tôi gặp một phụ nữ Việt Nam đã định cư ở đây gần bốn chục năm. Lấy chồng, sinh con ở đây. Hai vợ chồng ly dị 15 năm nay rồi. Các con làm ở thị trấn khác. Sống một mình. Có một bà bạn người Việt, bị mù từ 5 tuổi, sang đây khi đã luống tuổi, cũng sống một mình. Cuộc sống hàng ngày không phải lo lắng lắm. Người phụ nữ mà chúng tôi gặp vốn đi làm ở xưởng cá, nay có lương hưu. Còn bà bạn được chính quyền NEW ZEALAND trợ cấp đủ sống, thậm chí hàng tuần đều đặn có người đến giúp thu dọn nhà cửa, đưa đi mua thực phẩm dự trữ và đi dạo. Nhưng chỉ có thế. Ngày Tết cổ truyền vừa qua cũng chỉ như mọi ngày. Sống xa quê hương quả thật không dễ dàng.
Chúng tôi đi xuống phía Nam, song đã là theo bờ biển phía Đông của đảo Nam. Lại vẫn những đường đèo lên xuống nằm sát biển. Có lúc đi qua một đồi cỏ vàng khô, các chú cừu tránh nắng tụ tập nhau sau những mô đất. Có lúc lại là một thung lũng với những ngôi nhà vườn quen thuộc và cánh đồng cỏ xanh mờ mịt bụi nước từ các giàn máy tưới.
Chúng tôi đi về phía Queen Charlotte Sound- một trong những luồng lạch hàng đầu của vùng cửa biển Marlborough có nhiều vịnh đẹp và cảng nước sâu. Nhiều lần chúng tôi dừng lại trên đồi cao ngắm các vịnh phía bên dưới : Aussi, Memorangi… Những con vịnh vừa rộng vừa được che chắn bời những vách đá bao quanh. Trên các mặt vịnh xanh biếc nổi bật nhiều du thuyền màu trắng toát được neo lại theo hàng lối và nhiều thuyền thể thao nhỏ giương buồm đi lại.
Trước mặt chúng tôi đã hiện ra cảng nước sâu Picton- cảng đầu mối hàng đầu của cửa biển này. Chiếc phà Interislander sừng sững đứng ngay tại cảng. Chiếc phà chở khách và ôtô này vượt 92 km giữa Wellington và Picton trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Đậu gần đó cũng là một chiếc phà tương tự. Nhiều tầu vận chuyển đậu san sát ở những vị trí khác nhau trong cảng. Thị trấn Picton hiện ra trên sườn đồi phía sau cảng với những dãy nhà chạy từ dưới chân lên sát đỉnh đồi.
 
17. Kaikoura - akaroa

NHỮNG CHÚ CÁ HEO TUYỆT VỜI
14/2- Sáng nay chúng tôi chuẩn bị đi ngắm cá heo trên biển Kaikoura theo vé đã đặt với công ty Encouter từ chiều hôm trước. Sáng sớm, mặt trời đã lên, song sương mù vẫn còn giăng trên mặt nước. Một dãy thông lớn, cành rộng xòe ra xung quanh đứng thành hàng dọc theo con đường trên bãi biển.
Chiều qua chúng tôi đã đến thị trấn Kaikoura với dự định có thể xem cá voi nổi trên mặt biển. Song người của công ty Encounter cho biết trời sầm sì nên khó có khả năng chúng xuất hiện vào chiều muộn. Vì thế chúng tôi chỉ đi dạo quanh thị trấn. Thủy triều xuống để lại những bãi cát phẳng , những tảng đá nhỏ nhấp nhổ. Thị trấn nằm quanh một vịnh hẹp, sau lưng là một dãy núi lớn. Những ngôi nhà hầu hết một tầng. Có đủ các cửa hàng cần thiết cung cấp cho khoảng 1 triệu khách đến du lịch hàng năm, trong khi cư dân ở đây chưa đến 3 ngàn người. Ở cái vịnh nhỏ tưởng như bình thường này chứa đựng khá nhiều sự kiện liên quan đến công cuộc lập quốc của NEW ZEALAND. Kaikoura- theo tiếng Maori là nướng(Kai) tôm (koura). Theo truyền thuyết , thủ lĩnh Tama ki Te Rangi của một bộ tộc Maori chèo thuyền vượt biển đến đây thì đã mệt và đói lả. Ông kiếm được tôm và bảo những người đi theo nướng tôm lên để ăn. Theo câu đó người ta đặt luôn tên cho mảnh đất này. Đây cũng là nơi mà thuyền trưởng Cook năm 1770 đã cập tầu vào để tiến hành những cuộc thám hiểm ở NEW ZEALAND.
Theo chương trình, những người cùng đi chuyến ngắm cá heo này vào phòng chiếu phim xem những đoạn phim ngắn về cá heo và những căn dặn khi bơi cùng cá. Phần lớn những người ngồi xem đều đã mặc sẵn bộ đồ cao su đen dầy, nịt chặt vào người, chỉ chưa chụp mũ lên đầu và đeo kính thở. Gần 10 giờ, con tầu cao tốc khởi hành đưa chúng tôi ra khơi. Nắng đã làm tan sương, chỉ còn lại vài dải mây trắng vắt thưa lên sườn núi. Mặt biển một màu xanh đậm, gợn những làn sóng nhẹ. 15, 20 phút trôi qua. Chúng tôi đưa mắt ra xung quanh chờ đợi. 30 phút sau, với tốc độ đi của tầu cao tốc hẳn là đã khá xa bờ. Cô hướng dẫn viên lúc này mới báo để những người xuống bơi cùng cá chuẩn bị lại trang phục. Chúng tôi bắt đầu thấy có vài con cá heo bơi theo tầu. Có con lượn chéo dưới mũi tầu rồi vọt ra phía trước một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Con tàu dừng lại. Lần lượt những người đã mặc đồ lặn ngậm ống thở vào miệng, trườn xuống biển. Họ hòa vào chơi với những con cá heo đang lượn xung quanh. Từ trên thành tầu, chúng tôi thấy rõ các chú cá heo lượn rất nhanh xung quanh những người đã xuống nước. Số người từ tầu chúng tôi và từ một tầu khác gần đấy xuống bơi dưới nước có dễ đến 50-60 người. Nhiều đôi cá lượn song song, lúc nổi lúc chìm, thỉnh thoảng lại phóng lên khỏi mặt nước. Có lúc cả 4-5 con cùng phóng lên một lúc. Có những chú cá phóng cao lên không rồi xoay thân để rơi nghiêng hoặc ngửa bụng lên trên, tạo thành những tiếng động rất rõ khi đập mình xuống nước. Chúng tôi thử đếm thấy có chú một mình độc diễn phóng liên tục như thế đến hơn chục lần. Chừng 15 phút sau, đàn cá này có lẽ đã vui chơi thỏa thích nên tỏa đi dần. Những người ở dưới biển lần lượt bơi trở lại tầu. Tầu đi tiếp chầm chậm. Lần này từ xa chúng tôi đã trông thấy ở một khoảng nước trên mặt biển nổi lên một đàn cá heo dày đặc bơi đi bơi lại nổi gồ những mẩu sống lưng. Khi tầu đến gần, chúng tôi đoán có dễ đến hàng nghìn con. Cùng một lúc ở nhiều chỗ loang loáng những tấm thân cá heo vút lên không, lúc là mầu sẫm của lưng, lúc là mầu trắng của bụng. Nhiều con quay trên không một vòng rồi rơi tõm xuống nước. Nhiều con cùng lúc làm một kiểu ở nhiều chỗ khác nhau. Nhiều nhất là từng cụm 6-8 con phóng lên không để lướt đi, rồi lại phóng tiếp thành những đường hình sin song song, uyển chuyển. Những người đã mặc sẵn đồ lặn lại từ tầu thả mình tiếp xuống nước. Họ chỉ mới đến gần vùng cá heo dày đặc là đã có nhiều con đến lượn xung quanh. Lần này phải chừng nửa tiếng sau đàn cá heo mới di chuyển xa dần. Những người ở dưới nước đã lên hết trên tầu. Họ dùng vòi nước phụt vào trong lớp áo lặn để rửa sạch nước biển lọt vào. Cô hướng dẫn viên lưu ý mọi người rằng, tuy chỉ là nước ấm, song sẽ có cảm giác rát bỏng vì mới ngâm từ nước giá lạnh lên. Con tầu từ từ đi tiếp đến một số vùng nước khác có đông cá heo tụ tập. Có lúc tầu dừng hẳn, có lúc chầm chậm đi. Nhiều con thay nhau đi theo tầu, lượn xung quanh dưới thân tầu rồi phóng vút sang mặt nước phía bên kia như một trò chơi. Đến lúc tầu phóng nhanh, có con còn phóng theo rồi vượt lên trước như để khoe tốc độ với con tầu. Hơn hai tiếng đồng hồ xem đàn cá heo biểu diễn những vũ điệu khác nhau một cách thân thiện đùa vui, chúng tôi có cảm giác như chúng và chúng tôi đã quen biết nhau. Và đây chỉ là lần gặp lại. Chúng tôi đi trên mặt biển đến hơn nửa giờ nữa mới trở về đến bờ, nhưng chắc chắn những ấn tượng về những cảnh tượng ngoạn mục này sẽ lưu lại mãi.
 
18. Akaroa - christchurch

XA RỒI THỊ TRẤN CỦA NHỮNG NGƯỜI XA XỨ
15/2- Trưa qua, trên bãi biển Kaikoura, chúng tôi vừa ăn trưa nhẹ, vừa ngắm làn nước biển xanh thẫm trước mắt nằm giữa một vòng cung dãy núi bao quanh. Có người còn nhìn thấy được phía tít tắp xa vẫn có những chú cá heo phóng lên mặt nước. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi về phía Nam qua Christchurch để đến Akaroa- nơi năm vừa qua, người dân ở đây kỷ niệm 175 năm người Pháp đến định cư.
Từ Christchurch, chúng tôi đi qua những đồng cỏ mầu mỡ, nơi có những chuồng nuôi ngựa quý, để đến bán đảo Banks. Đây chính là vùng đất của những người Pháp di cư từ thế kỷ 19 mà trung tâm là thị trấn Akaroa. Bán đảo này đã được hình thành sau 03 cuộc phun trào của núi lửa, trở thành một ngọn đồi cao với nhiều vịnh biển. Khi lên đến đỉnh đồi đã là chiều muộn. Từ đó trong ánh nắng vàng nhạt vẫn còn nhìn bao quát được cảng Akaroa và cả thị trấn với những ngôi nhà nho nhỏ viền theo mép cảng.
Sáng nay, trong ánh nắng rực rỡ, trước khi rời đây vào buổi trưa, chúng tôi đi thăm cảng Akaroa . Trên mặt nước lấp lánh với rất nhiều du thuyền nhỏ có cột buồm trắng xa xa hiện rõ chiếc du thuyền chở khách lớn. Trên đường đi chúng tôi gặp khá đông khách đeo những biển hiệu của du thuyền này. Không ít người trong số họ nói tiếng Pháp. Hẳn họ muốn đến xem những tổ tiên xa xưa từ 8-9 đời trước đã đến định cư ở nơi như thế nào. Ngay bên đường trung tâm của thị trấn còn đặt một thiết bị của con tầu đầu tiên đến đây vào năm 1835. Ở giữa một vịnh hẹp bị núi cao bao quanh, 57 người đầu tiên đến lập nghiệp tại mảnh đất mua lại của người Maori chắc đã gặp nhiều khó khăn để tồn tại và xây dựng một thị trấn như ngày nay với nhiều dấu ấn của văn hóa Pháp.
Ngay bãi cát bên bờ vịnh trung tâm của thị trấn có khá đông nam nữ thanh niên xuống tắm nắng, rồi bơi ra phao nổi khá lớn cách bờ chừng 30 mét. Tuy là hè, song nước vẫn giá nên thấy nhiều phụ nữ dẫm chân khá lâu trong nước rồi mới ào xuống. Hai người đàn ông trạc ngoài 70 tuổi sau hồi lâu ở dưới nước, bước những sải dài lên bờ. Một người có cơ bụng còn hằn rõ 6 múi kiểu phong độ người Pháp vốn rất chăm sóc đến sắc vóc. Họ hẳn đều là những người muốn biết cái cảm giác giá lạnh mà gần hai thế kỷ trước cha ông xưa đã ngày ngày dầm trong nước để đánh bắt cá như thế nào.

Chúng tôi rất cảm phục những con người ở đây- họ từ nhiều vùng khác nhau của NEW ZEALAND, mà cũng có thể là du khách nước ngoài. Trên những con đường đèo chênh vênh, dốc cao chúng tôi vẫn gặp những người thường ghép thành đôi, hoặc mải miết đạp xe, hoặc đeo ba lô sau lưng leo dốc hoặc đổ dốc. Hẳn họ được truyền cho sự nhẫn nại, bền bỉ và cả can trường nữa, của các bậc tổ tiên xưa vượt sóng, vượt núi cao vực sâu, để từng bước lập nên một NEW ZEALAND như ngày nay. Cũng có thể kể thêm một chuyện- có tính tượng trưng nhiều hơn. Chúng tôi cũng gặp động đất ở NEW ZEALAND. Chiều qua khi từ Kaikoura về qua Christchurch để đến Akaroa, chúng tôi biết tin có động đất ở Christchurch trước đó 2 giờ. Cơn động đất tới 5,8 độ Richte xẩy ra phía Tây thành phố 17km ở độ sâu 9km. Chúng tôi ghé lại siêu thị ở khoảng giữa đoạn đường đó lúc 16h30. Song lần này động đất dường như không có tác động gì đáng kể. Các hoạt động vẫn bình thường. Dù sao đó cũng là một kỷ niệm về những chuyện thường có ở đây. 20 giờ tối nay máy bay cất cánh đưa chúng tôi rời khỏi Christchurch, rời đất nước mà chúng tôi rất lưu luyến. Còn có nhiều điều để nghĩ, để nói về những cảnh, những người ở đây. Một đất nước xa là thế, mà khi rời xa lại thấy gần gũi./.
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

1. AUCKLAND


12829087_1691234241143176_37910787421283971_o.jpg



Phố Queen – đoạn được coi là China Town với các cửa hàng châu Á

12823436_1691234237809843_53922133298986264_o.jpg



12829213_1691234244476509_1498640301614575528_o.jpg



Town Hall- phố Queen

10286895_1691236827809584_5154998719708088806_o.jpg



Tháp truyền hình nhìn từ phố Queen



12829333_1691240037809263_3722229515411040422_o.jpg



Cảng Auckland với tầu Royal Caribbean Cruise


1512242_1691241587809108_2658757017298653503_o.jpg


Hình tượng hai mũi tầu hướng ra cảng của khách sạn Hilton

980136_1691240667809200_6770790087791485438_o.jpg



Bảo tàng hàng hải


12823302_1691240934475840_5662527797513341231_o.jpg


Du thuyền Emirates chuẩn bị ra khơi



773619_1691241564475777_4652985790826989003_o.jpg




12419113_1691240894475844_1785183695762936448_o.jpg



(Xem thêm ảnh tại https://www.facebook.com/pg/dulichselfdrive/photos/?tab=album&album_id=1691234067809860)
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

2. HAMILTON, WAITOMO, TE AWAMUTU

12841376_1691305337802733_2134926985305011731_o.jpg


Lịch trình ngày đầu tiên thuê xe tự lái


12813958_1691320827801184_8558549500196214924_n.png



Hertz- Hãng thuê xe ở đảo Bắc- ngay dưới chân tháp truyền hình


12832524_1691305367802730_849141578379427069_n.jpg



Chiến mã ở đảo Bắc. Xe mới chạy 5000km, còn nguyên mùi xe mới.


12195061_1691321961134404_7029353267072138309_o.jpg



Tranh thủ chụp kỷ niệm tháp truyền hình trước khi rời Auckland​


12823270_1691304421136158_7477818689044305893_o.jpg


Khởi động chặng đường đảo Bắc


10633257_1691304514469482_7933273038959961813_o.jpg


Khung cảnh hai bên đường

10420038_1691305451136055_2394057789546694703_n.jpg



Hàng hoa quả trên đường gần Huntly (nguồn Internet)
Các siêu thị tại Auckland bày hoa quả rất đẹp, nhưng cũng rất đắt. Một số tờ giới thiệu về Auckland và khu vực lân cận nhắc đến những trang trại trồng hoa quả ở các vùng xung quan Auckland có bán hoa quả tươi ngon với giá hợp lý, trong đó có nhắc đến vùng Papakura nằm trên đường chúng tôi tới Hamilton. Nhưng khi đến đây chúng tôi đã không tìm thấy trang trại nào có cửa hàng bán hoa quả. Có lẽ các cửa hàng mở về chiều. Rất may khi chúng tôi đi ngang qua Huntly đã nhìn thấy cửa hàng hoa quả này. Và hoa quả ở đây có giá rẻ nhất so với các cửa hàng trong suốt chuyến đi của chúng tôi. Nếu đi qua đây các bạn nên mua tối đa lượng hoa quả có thể mang được.


12829287_1691291697804097_16485151798475361_o.jpg


Vườn hoa Hamilton



12829124_1691292501137350_2587478148974199525_o.jpg



Vườn Phục Hưng Ý nhìn từ điểm nghỉ trưa

12029641_1691292617804005_6028129459005058679_o.jpg



Biểu tượng của Roma





(Còn nữa)
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

(Tiếp theo)

12028622_1691292164470717_8742832858682232660_o.jpg


Những bức tượng đáng yêu

981139_1691292327804034_4617592390646811853_o.jpg



Vườn của người Maori





10658825_1691292754470658_7778000602666704950_o.jpg




12823512_1691304627802804_7150485069408821372_o.jpg


Rời vườn hoa Hamilton, lên đường đến hang đom đóm​


12829363_1691293131137287_5127970056128126977_o.jpg

Cửa ra hang đom đóm


10348647_1691305134469420_497494633142160650_o.jpg



Trên đường về Te Awamutu

12795041_1691305147802752_6708296151677469151_o.jpg



Give Way cho bò






10623778_1691304847802782_3319084310894824740_o.jpg



Trang trại Lavender ở TeAwamutu


12823527_1691296321136968_1996484130495934054_o.jpg


Tự hái Blueberry – Pick your own (PYO) ở TeAwamutu

1519068_1691296447803622_4233250379500210376_o.jpg



Thăm vườn hồng ở TeAwamutu


(Xem thêm ảnh của bài viết tại https://www.facebook.com/pg/dulichselfdrive/photos/?tab=album&album_id=1691291434470790 )
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

3. HOBBITON, OKERE FALL, REDWOODS



11261970_1692371314362802_2510796955029334617_o.png



Lịch trình ngày thứ 2


921464_1692367447696522_2080939705142798065_o.jpg



Khách sạn tại TeAwamutu

980746_1692367484363185_1015536505839507799_o.jpg



Những ngôi nhà bên đường


12829379_1692367501029850_3636395807280555649_o.jpg



Đàn cừu và những « núm đồi »

12779212_1692367917696475_9079884149820814753_o.jpg



Phim trường Hobbiton

12828320_1692367561029844_6734216907580509400_o.jpg


Ngôi làng của người Hobbit


12247915_1692368121029788_897522356616845363_o.jpg



Cô hướng dẫn viên đoàn chúng tôi.
Cô cho biết truyện về người Hobbit luôn nằm trong tốp 10 truyện bán chạy nhất ở New Zealand. Ngôi làng được tạo theo nguyên mẫu của câu truyện và cô hướng dẫn những ngôi nhà, những khu vườn trong làng tương ứng với những khung cảnh nào của truyện. Đáng tiếc trong đoàn chúng tôi chưa ai đọc câu truyện này nên không cảm nhận được. Nếu mọi người dự định đến thăm ngôi làng này nên bỏ thời gian đọc câu truyện về người Hobbit, chắc sẽ cảm nhận được nhiều hơn.


12496521_1692367554363178_8379997262408912904_o.jpg



10633394_1692367647696502_6388153429692892108_o.jpg








703773_1692368077696459_4608895222962715080_o.jpg





Những khung cảnh lãng mạn trong ngôi làng

(Còn nữa)
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

(Tiếp theo)


12779068_1692367814363152_4263434786031789360_o.jpg


12841165_1692367831029817_5551951998175547574_o.jpg



12829181_1692367737696493_6100819505879383845_o.jpg


Đường xuyên rừng dương xỉ từ Matamata về hồ Rotorua


12010580_1692368091029791_3034387096608388057_o.jpg


Hồ Rotorua


12322723_1692368144363119_2683552621164791746_o.jpg


Hồ Rotorua


10580702_1692368214363112_7822527797902004891_o.jpg


Hồ Rotorua


12030511_1692368251029775_4129343295683215651_o.jpg


Hồ Rotorua


10644431_1692368297696437_548693527241794041_o.jpg




Hồ Rotorua

10989486_1692368334363100_7011718925254093337_o.jpg


Điểm đỗ xe vào thác OKERE. Đây là điểm nổi tiếng với trò chơi vượt thác mạo hiểm.


1614130_1692368391029761_3941443631465796231_o.jpg



Những chàng trai dũng cảm ôm thuyền vượt thác




(Còn nữa)
 
Dọc đường New Zealand- Ghi chép (27/1/2016-15/2/2016)- Ảnh bài viết

(Tiếp theo)

893791_1692368401029760_136317330078210610_o.jpg


Thác OKERE


10636793_1692368574363076_5320058673647522348_o.jpg



Thác OKERE


12829025_1692368561029744_6712716538394556249_o.jpg




Thác OKERE



12828495_1692368424363091_2610789971288623885_o.jpg



Thác OKERE

12322714_1692368567696410_7807855296551068164_o.jpg



Rừng thông đỏ Whakarewarewa


12828388_1692368704363063_7740621828799779975_o.jpg


Rừng thông đỏ Whakarewarewa



12795044_1692367897696477_6783256015481209001_o.jpg




Rừng thông đỏ Whakarewarewa


886085_1692368684363065_6208290247003956434_o.jpg



Cáp treo ở Rotorua



12032796_1692368661029734_3330474081628849223_o.jpg



Khách sạn của chúng tôi ở ROTORUA


Xem thêm ảnh của bài viết tại https://www.facebook.com/pg/dulichselfdrive/photos/?tab=album&album_id=1692367414363192
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,812
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top