What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào Luat_su_Quoc,
Đi xe máy qua Campuchia thì dể ợt, cứ chạy thẳng tới cửa khẩu, trình passport là xong, có thẻ quí vị biêb phòng cửa khẩu xin tiền cà phê (20.000đ/mỗi bên, Việt và Cam), bạn đã đọc bài Daehan 120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm chưa, trong đó đi qua 3 cử khẩu: Bờ Y, Vuenkham và Long Bình. Xe 2 bánh chạy bên Miên vô tư.
Doigiaymoi.
 
Chứng kiến tình trạng nhiều nơi bị ngập trong thành phố, chúng tôi biết sẽ rất thú vị khi đi lên thượng nguồn…chộp hình bắt cá, tôi và bà xã quyết định một chuyến săn ảnh vào tháng 10 năm đó(2011).
Lộ trình: Long Xuyên-Cần Đăng-Tri Tôn-Trà Sư-Tha La- Châu Đốc- Long Xuyên. Cung đường này được chọn vì sẽ chạy dọc theo 2 con kinh, Cần Đăng-Tri Tôn và Kinh Vĩnh Tế, hy vọng sẽ tiếp cận sát với con lũ hơn là theo Q.lộ 91, cách bờ sông Hậu rất xa.
Qua khỏi Cầu Cần Đăng là bắt đầu con kinh đi Tri Tôn đang tràn đầy nước lũ, phía tay phải. Con đường đồng thời là một đê bao chống lũ cho một vùng lúa 3 vụ rộng lớn phía tay trái, tuy đã xuống cấp nhưng vẫn còn vững vàng trong nhiệm vụ đê bao. Đến cây số 21, chúng tôi chứng kiến một hiện trường cố gắng bịt cống để bảo vệ cánh đồng lúa phía hạ nguồn. Thực tế cuộc chiến cũng cam go và ít nhiều nguy hiểm, nếu chẳng may lọt vào xoáy nước cũng có thể bị hút vào miệng cống dưới sâu. Cuối cùng việc bịt cống cũng thành công. Tuy nhiên, có nhiều nơi khác trong tỉnh đã xảy ra vở đê bao, khiến hàng ngàn ha lúa bị mất trắng.


attachment.php


attachment.php


Chạy lần về hướng Tri Tôn, chúng tôi gặp các lò luộc ốc, phía lề phải, còn lề trái thì nhiều nhà dân đang bày bán các rổ bông điên điển vàng rực, một loại rau xanh dùng nấu canh chua hay làm bánh xèo nổi tiếng. Nhưng tôi bổng chú ý đến một gương mặt bé con thật dễ thương đang tươi cười lém lỉnh phía sau những thanh tre mong manh dưới một mái chòi lá thấp tè sát mặt nước kinh Tri Tôn. Trong lúc bà xã tới chụp hình em bé thì tôi vội vác máy ảnh bắn vài file cảnh tung chài của một thanh niên cách đó không xa.

attachment.php

Trên giòng kinh Cần Đăng-Tri Tôn.

Em bé này hình như đang phải “ở nhà một mình” để ba mẹ đi “mò cua, bắt ốc” gần đâu đó. Khi tôi tới, chỉ thấy cháu đang lặng lẽ chơi cùng con gà nhựa trong căn chòi mấp mé mép kinh, bên trong kê được một chiếc sạp, treo ít quần áo và một bếp “hỏa lò” phía trước. Cửa “nhà” được chặn bằng một tấm vĩ tre mong manh, có lẽ để thằng bé …khó vượt qua! Nhìn quanh quất, chẳng thấy ai ngoài người thanh niên đang vung chài mà tôi vừa chụp ảnh, gần đó là mấy lò luộc ốc. Chợt một chị còn trẻ, cười toe toét chạy về từ phía các lò này. Tôi hỏi “nhà” chị đây hả, chị cười …bẽn lẽn gật đầu. Hỏi sao dám bỏ con ở nhà?... thì chị trả lời, tĩnh bơ : nó quen rồi, dễ lắm, hổng la khóc gì đâu…hi hi. Vậy còn ba nó đâu ? ..ư..hư ổng mới vác chài đi đâu đó…kìa, ảnh kìa! Đó chính là người thanh niên đang chài cá phía xa….he he, hổng sao đâu, chú ơi…. Sao chị không mang nó theo?... Hổng được đâu, lửa củi tùm lum, ai mà giữ…lở nó chạy ra đường, bị xe cán, …mà hổng có sao, …nhỏ tới giờ nó quen rồi! Chị cười, thật vô tư, như thằng bé, đang an hưởng cái phận đời hẫm hiu bên bờ kinh mùa nước lũ. Nhà chị thật tình chỉ là một cái chòi, đang che chở cho 3 phận người chơn chất và ngây thơ!

attachment.php


attachment.php

Anh chồng chài lưới phía xa, kiếm cá…

attachment.php

Còn chị vợ thì làm công cho lò luộc ốc ven đường. kiếm tiền…

Tôi tin chị chưa bao giờ biết tới những “kho” giày, dép, bóp, áo… của các sao Việt với hàng trăm, hàng ngàn thứ, mà trong đó có nhiều món giá trị gấp hàng “chục ngàn” lần cái “nhà” của chị.
Tôi tin chị chẳng hề nghe tới có những chiếc “siêu xe” trị giá hàng triệu đô đang hiện diện trên cái đất nước tội nghiệp này, mà nhiều đại gia mua về chỉ để …đánh bóng tên tuổi và làm sưu tập!
Suy cho cùng, “cái không biết” đó, là điều thật sự hạnh phúc cho chị, để bây giờ chị vui mừng thật hớn hở, khi anh chồng mang về một con cá bự vừa chài được! Nỗi mừng này chắc cũng “không thua” anh chàng X “nào đó” vừa nhận thêm con Lamborghini mới, bổ sung cho bộ sưu tập siêu xe hoành tráng của mình!

attachment.php

Thấy khách lạ, 2 anh chị vui vẻ về lại “nhà” minh với con thơ.
 
5/2. Chợ Gò.

Mùa lũ, dân nghèo An Giang lại có thêm những nghề thời vụ khác, rất độc đáo như: chợ trùng Thất sơn bán trùng để câu cá, đặt trúm bắt lươn), chợ cá tôm độc đáoTha La (họp chợ từ 03h đến 05h sáng, nên còn gọi là chợ âm phủ), chợ cua đồng Khánh An, An Phú…

attachment.php

Chợ trùng Thất Sơn.


attachment.php

Chợ cua đồng Khánh An, An phú.

Nhưng có một chợ cũng ăn theo mùa lũ, dù nó tồn tại và hoạt động suốt cả năm, vì vào dịp này, mọi giao dịch của nó lại sôi động hẳn lên, đó là Chợ Gò Tà Mâu, còn gọi tắt là chợ Gò, nằm sát ngay Châu Đốc!
Bởi vì khi nước lớn tràn đồng, biên giới không còn biết đâu là…biên giới, hàng trăm cây số dọc đường ranh qua nước bạn, chỉ còn là một biển nước mênh mông, thỏa sức cho các xuồng cao tốc, xé nước vượt biên với biết bao hàng lậu thuế , quốc cấm. Cả một vùng trời xanh, nước bạc lồng lộng, anh thấy tôi thì tôi cũng dễ dàng thấy anh, cứ tà tà bên kia biên giới, đợi giờ phút thuận tiện, tôi “xé gió” băng ngang.

attachment.php


Thuyền chuyên dụng của anh có mạnh mẽ cở nào, cũng khó bề theo kịp những con cá “kìm” gắn máy xe hơi. Đội ngủ “nhân viên cửu vạn” chuyên nghiệp vùng biên sẽ trong thoáng chốc tẩu tán hàng hóa…đó là một trong những hoạt cảnh sôi động suốt mùa nước nổi, ngày cũng như đêm, việc ngăn chặn chỉ là như…đi bắt cóc nhái! Cái phức tạp chốn biên thùy vẫn mãi mãi…ở Chợ Gò!
Như thế, buôn lậu vùng biên đã trở thành một đặc thù “ngộ nghỉnh” , dù có chống cách nào cũng vẫn tồn tại, bởi những nguồn lợi to lớn mà nó mang lại cho những người sống ở địa phương, dù là dân hay …ai khác! Có lẽ, cũng không thể trách ai được, vì mọi vùng biên giới đều có những phức tạp mà chính quyền phải chấp nhận, những phức tạp làm nên sự phồn vinh của một vùng biên mậu ồn ào!
 
5/3. Chợ Gò Tà Mâu.

Từ Chợ Chau Đốc này, đi đến Gò Tà Mâu chỉ 5km, không cần passport, mọi người Việt Nam đều có thể qua chơi trong ngày, mua sắm hàng hóa(lậu)…hoặc “quên mình” trong các trường gà hay casino!

attachment.php



attachment.php

Sau chừng 10’ xe ôm, du khách sẽ tới Chợ Gò.


Chợ Gò ở đây là Gò Tà Mâu (Thma frontier market), thuộc ấp Tà Mâu, xã Pung Xăng, huyện Bray Chusa, tỉnh Tà Keo, Campuchia, cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ khoảng 5 cây số, theo như hướng dẫn trên bản đồ Google map, du khách chỉ mất độ 10 phút đi xe.
Diện tích chỉ hơn 10.000 mét vuông, chợ Tà Mâu đúng là như ở trên một gò giữa bốn bề là ruộng lúa với khoảng 50 nhà sàn lớn nhỏ vừa là kho, vừa là cửa hàng mua bán đủ thứ món, từ điện máy đến quần áo, hàng tiêu dùng, …nhưng chủ yếu là hàng điện máy second hand, đường Thái Lan và thuốc lá. Trên đất Campuchia, các mặt hàng này là hợp pháp, nên thoải mái mua bán. Dân buôn chuyên nghiệp Việt Nam ngày đêm qua đây đặt hàng, một đội ngủ cửu vạn với phương tiện đặc chủng, “bảo tiêu” về đất Châu Đốc, hàng hóa từ đó trở thành lậu thuế, lan tỏa đi khắp nơi.

Dân An Giang mà không biết đến chợ Gò thì đúng là…quê một cục!
Nên năm 2012, tôi và bà xã đã mon men tìm đường sang chợ Gò cho biết với người ta, luôn tiện tìm mua 2 cái chân ba chuyên nghiệp cho dân chụp ảnh, nghe nói chỉ độ 500.000đ/cái (thứ này ở chợ Long xuyên không dưới 1.000.000đ) .
He he, cũng chẳng khó để đến nơi, xe 2 bánh chạy một lèo thì qua đồn biên phòng Tà Mâu, thuộc phường Vĩnh Ngươn, Châu Đốc. Đường ra biên ải tưởng lắm nhiêu khê, ai dè chẳng có gì nghiêm trọng. Qua khỏi đồn là bắt đầu có nhiều nhà đăng biển nhỏ nhận giữ xe; người ta nói chúng tôi phải gửi xe tại các nhà này rồi ngồi xe ôm để họ chở đến biên giới, tiền công khoảng 20.000đ/ người, cộng thêm 5.000đ tiền qua cửa khẩu.
Vì vừa muốn nghĩ chân giữa trưa nắng cháy, vừa để nắm tình hình trước lúc “vượt biên”, hai chúng tôi tạm dừng tại một quán nhỏ, có kê vài cái bàn, bán ít cà phê, nước ngọt …cho khách qua đường.
Không biết vì thấy vợ chồng ôi “quê mùa” về cái vùng biên mậu này, hay bởi cái cười cầu tài của bà xã mà vợ chồng cô chủ quán nói nhỏ : anh chị đừng gửi xe tốn 2 , 3 thứ tiền. Cứ rẻ trái theo con đường đất trước mặt, rồi chạy thẳng là tới biên giới, gửi xe cũng chỉ 5.000đ, rồi cứ vô tư đi ngang cái chốt biên phòng, vượt qua cây cầu ván là qua tới chợ, mua ít đồ chẳng ai bắt bớ, hạch hỏi đâu!
Ô hô, sao lại đơn giản như…đang giởn vậy ta! Không lẽ nào qua biên giới lại quá dễ đối với…dân vãng lai như chúng tôi? Thôi kệ, “ăn thua mình gan”! Hơn nửa lại đở tốn đến 40.000đ cho cái đoạn đường chỉ vừa hơn 1.000 thước.
Thế là sau khi thanh toán tiền nươc kèm theo lời cảm ơn chân thành, chúng tôi “phom phom” trên con Daehan, rẻ trái theo cái đường đất được chỉ, băng qua một cánh đồng lúa bát ngát xanh.


attachment.php



Khoảng chừng hơn 1000m thì tới biên giới.Tại đây có nhiều trại lá đang giữ hàng trăm chiếc xe 2 bánh, nghe nói phần lớn là dân đi casino và đá gà. Tôi lũi vào 1 trại, đưa 5.000đ và nhận phiếu. Hai vợ chồng hiên ngang đi qua chốt BP, hổng thèm nhìn mấy chú lính đang trực trong đó, tuồng như mình là dân đi “gò” cháo chan ! Quả nhiên chẳng thấy ai kêu réo gì, vậy là 2 đứa đặt chân lên chiếc cầu gỗ, vượt giòng lạch nhỏ qua đất Campuchia! Từ đầu cầu, nhiều ngưởi rẻ phải, họ là những con bạc đang đem tiền đến casino, hoặc có kẻ đang kè kè trên vai chiếc giỏ đệm “chuyện dụng” đựng gà đá. Trường gà bên này công khai và thu hút hầu hết là dân Việt.


attachment.php

Sau lưng chúng tôi là khu chợ Gò….còn trước mặt, là các sới gà chọi và casino.

attachment.php


Lần đó, chúng tôi mua được 2 chân 3(tripode) xịn hiệu Velbon, chánh hàng Nhựt bổn, chỉ 450.000đ 1 cái; trong khi giá tại quê nhà, nếu có sẽ không dưới 1.000.000đ một em! Lội chán chê, xem mấy giàn âm thanh hiệu Boss, Marantz, AR, Wafdale…và các thiết bị kỷ thuật số khác, thấy mà thèm nhỏ giải!...nhưng nhớ lời dặn của người em rể đang ngụ tại Châu Đốc rằng “anh qua chơi thôi, đừng mua hàng mù, điếc!” , nhiều thứ anh tìm mua tại chợ Châu Đốc này còn …rẻ hơn! Nhưng chân 3 thì không có, mua được.”
Một điều đặc biệt mà những khách phương xa ít biết: tuy chợ Gò thuộc Campuchia nhưng lại liền đường bộ với Việt Nam vào mùa khô, trong khi đó, chợ này hoàn toàn cô lập đối với nội địa nước bạn, phải đi vài chục cây số đường thủy mới tới được lộ nhựa chạy về thủ đô và các vùng phụ cận.
Vào mùa lũ, cái Gò này chìm dưới 1, 2 mét, nên chợ là một khóm nhà lố nhố nổi lên giữa mênh mông nước và trời. Còn các láng trại giữ xe thì chỉ còn lú vài mái lá!
Châu Đốc có chùa Bà Chúa xứ, mỗi năm thu hút hàng triệu khách hành hương, nhiều người trong số họ sẳn dịp, ngồi xe ôm qua viếng chợ Gò kiếm vài món hàng rẻ loại second hand, hoặc hàng …ba trợn, nếu không xem kỷ, về xài, có khi ôm hận như đã nói. Dù sao, nếu có kinh nghiệm và chút liều mạng, mua đại hàng chợ Gò cũng thú vị, vì có khi gặp được hàng độc, quí…Với món hàng 1, 2 triệu bạc, khách có thể “hiên ngang” xin lính biên phòng cho phép mang về xài, hoặc cứ làm thinh đi qua trạm, khách vảng lai chỉ mua để dùng, các chú biên phòng nhà nghề đều nhìn là biết, nên chẳng thèm hỏi han. Chuyện buôn lậu thì đã có “dây nhợ” cả rồi, số lượng lớn, nhất là hàng quốc cấm như thuốc lá đều có “bảo tiêu” , chuyên thồ hàng qua biên giới. Dân buôn có thể bị chặn bắt đâu đó ở nội địa, chứ biên giới thì …dài quá, làm sao kiểm soát nổi.
Cho nên mua hàng chợ Gò về xài, không phải con buôn thì không thành vấn đề, vào mùa khô. Nhờ vậy, chợ mới thu hút khách du lịch, dân địa phương cũng sống vững nhờ cái phức tạp “tế nhị” này, các ban ngành địa phương cũng được ăn theo. Đó là một thực tế mà ai cũng biết. Chợ bên kia biên giới, của nước họ, nhưng người Việt địa phương, cũng được lợi lây, làm căng quá, họ dời đi chỗ khác thì …húp nước lũ thôi!
Đó là chuyện của năm rồi, 2012.
 
Last edited:
Dạ con ở Mỹ Hòa nhưng làm việc ở cầu Cái Dung nên nhìn đoạn ngập nước là nhận ra liền vì sáng nào chạy ngang cũng bị dính hết
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top